Hungary cấp phép xây dựng cho 2 lò phản ứng hạt nhân do Nga tài trợ
Hungary cho biết, bất chấp cuộc xung đột Nga – Ukraine, các hoạt động xây dựng tại nhà máy hạt nhân Paks sẽ bắt đầu trong “những tuần tới
Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga không bị EU trừng phạt vì cuộc xung đột với Ukraine. Ảnh: AFP
Trang tin Politico.eu ngày 27/8 dẫn thông báo của Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó cho biết, nước này đã cấp giấy phép xây dựng cho hai lò phản ứng hạt nhân mới của công ty nhà nước Nga Rosatom.
Video đang HOT
Việc xây dựng các lò phản ứng này là một phần của thỏa thuận năm 2014 giữa Moskva và Budapest nhằm mở rộng nhà máy hạt nhân Paks hiện có, nhà máy điện hạt nhân duy nhất đang hoạt động của Hungary. “Đây là một bước tiến lớn, một cột mốc quan trọng. Bây giờ chúng tôi có thể chuyển từ giai đoạn lập kế hoạch sang giai đoạn xây dựng. Điều đó sẽ diễn ra trong những tuần tới”, ông Szijjártó nêu rõ.
Theo ông Szijjártó, dự kiến hai lò phản ứng mới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030. “Điều này sẽ đảm bảo an ninh lâu dài cho nguồn cung cấp năng lượng của Hungary, bảo vệ người dân Hungary trước những biến động giá cả nghiêm trọng trên thị trường năng lượng quốc tế và duy trì nỗ lực của chúng tôi nhằm giảm chi phí điện năng”, ông Szijjarto tuyên bố.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga không nằm trong các lệnh trừng phạt của EU liên quan đến xung đột ở Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây trừng phạt ngành công nghiệp nguyên tử của Nga và xuất khẩu uranium, nhưng Ủy ban châu Âu đã xem xét trong bất kỳ gói trừng phạt nào cho đến nay.
Nằm ở miền Trung Hungary, nhà máy trên hiện tạo ra 40% nguồn cung cấp điện của nước này. Dự án dự kiến trị giá 12,4 tỷ USD. Theo báo cáo, Nga sẽ tài trợ phần lớn dự án với khoản vay 10 tỷ USD, trong khi Hungary sẽ chi trả phần còn lại.
Bất chấp cuộc xung dột ở Ukraine, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu khác khó chịu bằng cách duy trì mối quan hệ thân thiết với Điện Kremlin. Gần đây nhất, ông Orbán đã tìm cách giảm nhẹ một số biện pháp trừng phạt chống Nga.
Hungary cho phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Hungary (HAEA) ngày 26/8 đã cấp giấy phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, cơ sở hạt nhân nằm cách thủ đô Budapest khoảng 120 km về phía Đông.
Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện nguyên tử Paks: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết dự án mở rộng đòi hỏi Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga phải xây mới 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Paks. Các chuyên gia Hungary và quốc tế đã kiểm tra dự án trong suốt 2 năm qua và quyết định cấp phép sẽ tạo điều kiện cho dự án nhà nước nói trên có thể chuyển từ trạng thái "chuẩn bị" sang trạng thái "xây dựng trên thực tế".
Các lò phản ứng mới sẽ do Rosatom xây dựng theo một thỏa thuận liên chính phủ được Hungary và Nga ký kết từ năm 2014. Tuy nhiên, dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks trên thực tế đã bị chậm tiến độ. Năm 2014, Chính phủ Hugnary từng tuyên bố tổ hợp đầu tiên trong 2 tổ hợp mới sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2023. Mặc dù vậy, sau đó, vào năm 2022, Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại tuyên bố phía Nga sẽ bắt đầu khởi công từ tháng 11/2021.
Bộ trưởng Szijjarto khẳng định dự án mở rộng Paks với 2 tổ hợp mới sẽ phục vụ cho lợi ích lâu dài của Hungary. Quan chức Hungary dẫn chứng thực tế cho thấy các quốc gia sở hữu năng lượng hạt nhân có thể bảo đảm được công tác cung cấp năng lượng, bởi năng lượng hạt nhân có thể được sản xuất với sản lượng lớn theo mức giá không chịu tác động từ những biến động của của thị trường năng lượng châu Âu hoặc quốc tế.
Ông Szijjarto cũng nhấn mạnh Chính phủ Hungary coi quyết định mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks là một biện pháp đảm bảo cho an ninh năng lượng lâu dài của quốc gia Trung Âu này.
Iran kêu gọi IAEA tạo động lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Ngày 25/8, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian đã đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế chấm dứt vấn đề 3 địa điểm hạt nhân chưa công bố của Iran, nhằm tạo động lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn nhà nước Iran (IRNA) dẫn lời ông Abdollahian...