Hungary cảnh báo đáp trả khoản phạt của EU
Ngày 22/8, ông Gergely Gulyas – Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary đã bày tỏ phản đối việc Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) yêu cầu nước này nộp phạt vì không tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU) liên quan vấn đề người tị nạn.
Người di cư tại Tompa, Hungary. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quan chức này cũng cảnh báo Hungary sẽ đưa người di cư đến Brussels nếu EU tiếp tục yêu cầu nước này tiếp nhận thêm những người xin tị nạn.
Tháng 6 vừa qua, ECJ đã ra phán quyết Hungary phải nộp phạt 200 triệu euro (216 triệu USD), cùng mức phạt 1 triệu euro/ngày (1,08 triệu USD/ngày) cho đến khi nước này đưa ra quyết định chính sách phù hợp với luật của EU. Theo ECJ, khoản phạt trên là do Budapest cố tình trốn tránh việc tuân thủ luật của EU, bất chấp phán quyết của tòa năm 2020 yêu cầu quốc gia thành viên này phải duy trì các thủ tục quốc tế đối với người xin tị nạn.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại cuộc họp báo ở Budapest, ông Gulyas cảnh báo Hungary “sẵn sàng cung cấp vé 1 chiều tới Brussels cho người di cư nếu EU khiến cho việc ngăn chặn được tình trạng di cư ở bên ngoài biên giới không thể thực hiện được”.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary cũng nhắc lại lập trường của Budapest kiên quyết phản đối Hiệp ước châu Âu về di cư và tị nạn, trong đó có việc áp hạn ngạch tiếp nhận người di cư đối với các quốc gia thành viên. Ông nhấn mạnh Budapest vẫn cam kết duy trì chủ quyền và kiểm soát các chính sách của nước này, trong đó có lĩnh vực di cư.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Hungary Victor Orban cho rằng phán quyết trên của ECJ là “thái quá và không thể chấp nhận được”. Trước đó, ông cũng chỉ trích EU “cưỡng ép” Hungary và Ba Lan thông qua việc áp đặt Hiệp ước châu Âu về di cư và tị nạn đối với hai nước này. Thủ tướng Hungary tuyên bố Budapest không có ý định đàm phán bất cứ điều gì với EU về vấn đề di cư trong những năm tới. Thay vào đó, nước này sẽ tập trung vào việc bảo vệ biên giới ngăn chặn làn sóng người di cư.
Hungary áp dụng chính sách cứng rắn, kiểm soát người di cư vào nước này kể từ khi diễn ra làn sóng người di cư ồ ạt đến châu Âu năm 2015. Theo đó, nước này dựng hàng rào biên giới và tìm cách chặn người di cư. Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020, Chính phủ Hungary đã thông qua luật quy định những người di cư tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế phải đến Belgrade (Serbia) hoặc Kiev (Ukraine) xin giấy phép du lịch tại các đại sứ quán ở đó để vào Hungary.
EU đã phản đối quy định trên, đề nghị ECJ phạt Hungary vì không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của khối yêu cầu tất cả các nước thành viên áp dụng thủ tục chung về cấp quyền tị nạn.
Hungary khẳng định quan điểm liên quan đến Nga và Ukraine
Trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều tuyên bố gây lo ngại nghiêm trọng và cuộc xung đột Nga - Ukraine đang có xu hướng leo thang.
Hungary cảnh báo leo thang xung đột ở Ukraine. Ảnh: Hungarytoday.hu
Nhật báo Hungary (Hungarytoday.hu) ngày 24/3 dẫn lời người đứng đầu Văn phòng Thủ tướng Hungary Gergely Gulyás cho biết trong cuộc họp báo hàng tuần rằng, nước này không muốn tiếp tục can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine, kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình, đồng thời sẽ không tham gia chuyển giao vũ khí.
Ông Gulyás lưu ý, trong những tuần gần đây, ngày càng có nhiều tuyên bố gây lo ngại nghiêm trọng và cuộc xung đột Nga - Ukraine đang có xu hướng leo thang.
Ông Gulyás cũng xác nhận rằng Hungary không tham gia chuyển giao vũ khí, nhưng đồng thời, nước này tích cực tham gia vào mọi hoạt động chuẩn bị của các quốc gia thành viên EU - liên quan đến thiết bị quốc phòng và nâng cao năng lực - nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của NATO hoặc phục vụ trang bị tốt hơn cho quân đội Hungary.
"Hungary, với tư cách là một phần của EU, đang thực hiện trách nhiệm của mình trong việc củng cố sườn phía đông của NATO, nhưng theo quy định của NATO, nước này chỉ làm như vậy vì mục đích phòng thủ", ông Gulyás nói.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine của Anh, ông Gulyás cho rằng điều này "không giúp giảm leo thang và Hungary sẽ không khuyến khích việc cung cấp vũ khí như vậy".
Liên quan đến triển vọng trở thành thành viên NATO và EU của Ukraine, vị quan chức Hungary trên nêu rõ: Sẽ không có tư cách thành viên và không có cuộc đàm phán nào cho đến khi Ukraine thay đổi luật giáo dục của họ vốn hạn chế quyền của các dân tộc thiểu số, bao gồm cả người Hungary.
Italy đứng đầu EU về tiếp nhận đơn xin tị nạn Theo số liệu vừa được truyền thông Italy công bố, từ tháng 6/2026 đến tháng 6/2027, nước này có thể phải xem xét tối đa 16.032 đơn xin tị nạn. Như vậy Italy là nước tiếp nhận đơn xin tị nạn cao nhất (chiếm 26,7% tổng số đơn) trong Liên minh châu Âu (EU), theo Hiệp ước châu Âu về tị nạn và...