Hưng Yên trước tiềm năng đầu tư BĐS và kinh doanh bán lẻ
Hưng Yên là tỉnh giáp ranh Hà Nội đang được kỳ vọng có nhiều cơ hội tăng giá khi giá đất còn thấp, các dự án lớn đi vào hoạt động, thay đổi bộ mặt đô thị. Mặt khác, đây cũng là địa phương có sự đầu tư mạnh lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Phát triển khu công nghiệp tất yếu dẫn đến dân số cơ học tại các địa phương tăng lên, khiến nhu cầu về nhà ở, kinh doanh bán lẻ cũng tăng theo.
Thu hút nhân lực từ các cụm công nghiệp
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên về thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh thu hút được thêm 109 dự án đầu tư mới, đưa tổng số dự án trên địa bàn tỉnh lên hơn 1.800 dự án. Trong đó, bao gồm 1.380 dự án trong nước với số vốn đạt gần 120,5 nghìn tỷ đồng và 422 dự án nước ngoài với số vốn 4,024 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên cũng cho biết, công tác đăng ký, thành lập mới DN đạt kết quả tích cực, có thêm 620 DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.600 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến nay, tổng số DN đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đạt 9.180 DN với số vốn đăng ký khoảng 85.500 tỷ đồng.
Nhật bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các KCN Hưng Yên với 107 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.170 triệu đô la Mỹ, chiếm 56,9% về tổng số dự án và 71,2% về tổng vốn đầu tư FDI đăng ký; tiếp đến là Hàn Quốc với 37 dự án và 412,5 triệu đô la Mỹ, chiếm 19,68% tổng số dự án và 13,53% tổng vốn đầu tư FDI đăng ký.
Các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các dự án FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh là: công nghiệp sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị; công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, tin học; sản xuất thức ăn chăn nuôi; công nghiệp dệt may; sản xuất linh kiện máy bay, tàu biển, ô tô; sản xuất sản phẩm, linh kiện nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh hạ tầng KCN và cho thuê nhà xưởng;…
Riêng huyện Văn Lâm, khu công nghiệp phố nối A, khu công nghiệp Đại Đồng, khu công nghiệp Như Quỳnh… hiện đang phát triển với tốc độ hiện đại nhanh và mạnh,tạo công ăn việc làm cho chục ngàn công nhân của huyện, của vùng hằng năm.
Video đang HOT
Lượng doanh nghiệp đổ về đầu tư tại Hưng Yên ngày càng lớn, đặc biệt là doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc với cơ cấu ngành nghề đa dạng sẽ đòi hỏi một lực lượng lao động địa phương và các tỉnh lân cận đổ về, đáp ứng nhu cầu công việc lớn của các doanh nghiệp này. Quá trình di cư cơ học này sẽ góp phần phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.
Văn Lâm hưởng trọn lợi thế giao thông và vị trí sát thủ đô
Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía đông của Hà Nội, giáp ranh với huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô chưa tới 20 km. Tuyến quốc lộ 5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền bắc di chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội. Nơi đây là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua, lại tiến thẳng đến cảng nước sâu Hải Phòng, được lựa chọn là nơi đóng quân của những khu công nghiệp quy mô và hiện đại bậc nhất khu vực.
Về đầu tư hạ tầng giao thông, dự án đường trục Bắc-Nam của tỉnh Hưng Yên (từ cầu vượt QL 5 đến đường 19 sát đường sắt) thực hiện tại huyện Văn Lâm và huyện Mỹ Hào trong thời gian tới sẽ tạo sự kết nối giữa các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Nhắc đến xu hướng đầu tư “ly tâm” ra ngoại thành và vùng ven Hà Nội, Hưng Yên là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên bởi vị thế hàng đầu do nằm gần Thủ đô, có nhiều thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, phát triển công nghiệp…
Nhà phố shophouse trở thành tâm điểm thị trường Hưng Yên.
Bên cạnh việc thu hút đầu tư về ngành công nghiệp, kinh tế, Hưng Yên đang thu hút các nhà đầu tư lớn về bất động sản, kinh doanh bán lẻ. Đặc biệt đầu tư bất động sản phát triển mạnh ở khu vực đường 5, thị trấn Như Quỳnh. Điều này chứng tỏ rằng dòng tiền đầu tư không chỉ đổ các thành phố lớn mà các khu vực thị trấn, thị xã có vị trí tốt và tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút các khu công nghiệp.
Nắm bắt cơ hội nhiều nhà đầu tư lớn như Hòa Phát, TNR, cùng các doanh nghiệp khác như Lạc Hồng Phúc, Vạn Thuận Phát… đã đổ về khu vực khiến thị trường bất động sản thời gian qua rất sôi động. Các nhà đầu tư cá nhân cũng đang tìm mua dự án có nhà phố thương mại kết hợp nhiều tiện ích như chợ truyền thống, trung tâm giải trí, thương mại để đầu tư kinh doanh trước tiềm năng phát triển bán lẻ rất lớn tại đây.
Theo Trí thức trẻ
Người đại diện pháp luật gặp vấn đề về sức khỏe, dự án khu du lịch hơn 3.000 tỷ ở TP Vũng Tàu xin giãn tiến độ đến 2022
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Đại Dương nằm trên diện tích 19,95 ha thuộc khu Chí Linh - Cửa Lấp, nối liền với Bãi Sau, TP.Vũng Tàu. Chủ đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao đất từ hơn 8 năm nay, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai xây dựng dự án đúng cam kết.
Được biết, Dự án có tổng vốn đầu tư 3.350 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương làm chủ đầu tư.
Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2010 và chứng nhận thay đổi lần thứ nhất vào năm 2014 với mục tiêu xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng bao gồm nhiều loại hình vui chơi, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.
Theo kế hoạch ban đầu, Dự án được khởi công xây dựng năm 2014 và dự kiến cuối năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động, kinh doanh.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khi được chấp thuận chủ trương, dự án đã được hoàn tất các thủ tục đất đai, đồng thời đã được UBND TP Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch 1/500, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Tuy nhiên, đến nay, nhà đầu tư chưa triển khai các bước tiếp theo của dự án theo như quy hoạch đã được phê duyệt. Lý do phía công ty đưa ra là gặp khó khăn về tài chính và người đại diện theo pháp luật gặp vấn đề về sức khỏe. Dự án thuộc diện chậm triển khai.
Để có cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư đã xin giãn tiến độ thực hiện dự án đến năm 2022 sẽ đưa toàn bộ dự án vào hoạt động khai thác; đồng thời, công ty sẽ thực hiện ký quỹ đầu tư theo quy định hiện hành.
Trên cơ sở đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xem xét về cơ bản thống nhất với việc giãn tiến độ thực hiện của dự án Khu du lịch Đại Dương, đồng thời đề nghị nhà đầu tư cam kết ký quỹ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh này cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục giám sát, kiểm tra tiến độ triển khai của dự án sau khi được đồng ý giãn tiến độ thực hiện.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Cận cảnh siêu dự án Bình Quới - Thanh Đa giữa đô thị TP.HCM hiện đại sau 26 năm quy hoạch "treo" Sau 26 năm chờ đợi, hơn 4.000 hộ dân đang sinh sống trong dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa sẽ tiếp tục phải chờ, bởi dự án vừa được TP.HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng phương án lựa chọn chủ đầu tư mới. Mới đây, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư...