Hưng Yên: Nuôi con ăn bẩn mà “đẻ” ra đủ thứ phân sạch, chỉ mới 6 tháng đã lãi 275 triệu ngon ơ
Ngày 16/12/2021 tại mô hình nuôi giun quế của đồng chí Nguyễn Thành Luân, Bí thư Chi đoàn thôn Nho Lâm, xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành hội thảo thăm quan mô hình nuôi giun quế cho hiệu quả kinh tế cao.
Đồng chí Trần Tùng Chuẩn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN cùng đồng chí Vũ Hồng Luyến – Bí Thư Tỉnh đoàn Hưng Yên thăm mô hình nuôi giun quế.
Dự và chỉ đạo hội nghị có ThS. Trần Tùng Chuẩn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; đồng chí Vũ Hồng Luyến, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tỉnh Hưng Yên; các đồng chí là lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn Tỉnh đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh.
Đồng chí Trần Tùng Chuẩn, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên (trái) thăm mô hình nuôi giun quế.
Tại hội nghị các đại biểu đã tham quan mô hình nuôi giun quế sinh sản và giun quế thương phẩm của anh Nguyễn Thành Luân đều có chung một tâm trạng phấn khởi.
Qua mô hình cho thấy sự hăng hái, nhiệt huyết của thanh niên trong lập nghiệp và khởi nghiệp thành công, hiệu quả ngay tại quê hương trong bối cảnh khó khăn của đại dịch covid hoành hành như hiện nay.
Các đại biểu thăm quan mô hình nuôi giun quế của anh Nguyễn Thành Luân, Bí thư Chi đoàn thôn Nho Lâm, xã Mai Động, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Theo anh Luân cho biết thì “Nuôi giun quế trong trang trại có nhiều lợi ích, nó vừa làm thức ăn cho vật nuôi và cũng đồng thời là một nhà máy xử lý phân hiệu quả nhất, đồng thời lại là nguồn phân bón chất lượng cao có thể bón cho các cây trồng từ nhưng cây trồng đơn giản đến những cây trồng khó tính như cây cảnh, lan,…”.
Video đang HOT
Các đại biểu thăm quan mô hình nuôi giun quế.
Anh Luân là một cán bộ Đoàn tại thôn Nho Lâm thuộc xã thuần nông vùng bãi trước đây chủ yếu trồng dong riềng (bã thải sau khi chế biến các sản phẩm chế biến từ dong riềng gây ô nhiễm môi trường), sau đó chuyển trồng chuối tiêu hồng.
Tuy nhiên hiệu quả trồng chuối tiêu hồng cũng không cao bởi chuối không thể thâm canh nhiều năm vì dễ nhiễm bệnh lại phụ thuộc vào thời tiết và thị trường tiêu thụ, nên anh Luân đã quyết định đầu tư sang mô hình nuôi giun quế.
Mô hình trang trại nuôi giun quế…
Được sự giúp đỡ của Tỉnh Đoàn thanh niên, huyện Đoàn và Đoàn xã, anh Luân đã kết nối với khoa học và được Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ mô hình nuôi giun quế.
Hiện anh đã xây dựng 1.200m 2 nhà lưới kiên cố và nuôi giun quế trên diện tích 1.000m 2 với hệ thống bể chứa, pha, chế biến thức ăn cho giun từ phân trâu bò đến hệ thống tưới giữ ẩm tự động để nuôi giun cùng hệ thống mái che giảm cường độ ánh sáng phù hợp với điều kiện cho giun quế phát triển.
Đại biểu thăm kỹ thuật nén phân giun quế.
Kết quả chỉ sau 06 tháng triển khai hỗ trợ, bước đầu anh Luân đã thu được 5 tấn giun giống cung cấp cho người dân chăn nuôi giun với giá 12.000 đồng/kg cho thu 60 triệu đồng; 1 tấn giun thành phẩm cho thu 50 triệu đồng.
Bên cạnh đó kết hợp xử lý phân nén từ phân giun cho thấy hiệu quả cao hơn hẳn với 50 tấn phân thành phẩm bán ra thị trường thu 150 triệu đồng; sản xuất được 500 kg phân nén thu 10 triệu đồng và 50 lít dịch giun thu 5 triệu đồng.
Như vậy, chỉ sau thời gian rất ngắn hoàn thiện và tiến thành nuôi giun quế của anh Luân đã cho thu 275 triệu đồng. Với hướng phát triển này, giun sẽ tiếp tục tăng về sinh khối và cho hiệu quả cao trong thời gian tới. Theo anh Luân, gia đình đang tiếp tục xây dựng và mở mô hình trong thời gian tới.
Đại biểu đánh giá chất lượng phân giun quế sau ép viên.
Tại buổi tham quan, các đại biểu đã đánh giá rất cao hiệu quả từ mô hình. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đánh giá cao chất lượng của mô hình và nghi nhận hiệu quả và giá trị các sản phẩm đầu ra của mô hình; đặc biệt là việc giải quyết vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tại địa phương.
Đại biểu trao đổi hiệu quả mô hình nuôi giun quế của anh Luân.
Đồng chí Trần Tùng Chuẩn đã ghi nhận và đánh giá cao mô hình khoa học được thực hiện bởi đồng chí Nguyễn Thành Luân, Bí thư Chi đoàn thôn Nho Lâm, xã Mai Động, huyện Kim Động là một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh covid đang bùng phát như hiện nay.
Mô hình nuôi giun quế là sự mạnh dạn khởi nghiệp ngay tại địa phương mình, không những cho hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần xử lí chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trâu, bò và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Các sản phẩm của trại giun quế như phân giun quế và giun quế thương phẩm, dịch giun quế được sử dụng sản xuất ra các sản phẩm sạch hướng hữu cơ như rau, củ, quả, chăn nuôi lợn, gà, hoa cây cảnh… góp phần đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn chứng nhận an toàn thực phẩm tới tay người tiêu dùng.
Đồng chíTrần Tùng Chuẩn đánh giá khả năng phát triển thị trường cho các sản phẩm từ giun quế.
Phát biểu tại buổi thăm quan, đồng chí Vũ Hồng Luyến, Bí thư Tỉnh đoàn mong rằng sẽ tiếp tục cùng khoa học và công nghệ phối hợp chặt chẽ trong xây dựng phong trào khởi nghiệp của thanh niên và tiếp tục nhân rộng các mô hình thanh niên phát triển kinh tế theo hướng ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Anh cũng muốn kết nối các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm giúp cho đoàn viên, thanh niên mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Đại biểu đánh giá hiệu quả mô hình nuôi giun quế.
Đồng chí Trần Tùng Chuẩn hy vọng rằng từ mô hình này sẽ chuyển giao và mở rộng sang các mô hình khởi nghiệp khác ở các địa phương khác nhằm nâng cao phong trào khởi nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng chí cũng hứa rằng khoa học và công nghệ sẽ cùng đồng hành với những công trình khoa học, những mô hình hay, mô hình hiệu quả và phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo của thanh niên nói chung trong toàn tỉnh cũng như của từng địa phương.
Gương sáng thanh niên khởi nghiệp
Những năm gần đây, các mô hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa huyện Châu Đức đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, truyền cảm hứng cho lực lượng trẻ xung kích, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương.
Các thành viên tham gia CLB trồng lan ngọc điểm của xã Láng Lớn tại lễ ra mắt.
Năm 2015, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, chàng thanh niên Phạm Ngọc Thương (thôn Phước Trung, xã Đá Bạc) luôn trăn trở làm thế nào để thoát được cái nghèo. Tìm hiểu qua các kênh thông tin, anh tới trang trại nuôi thỏ New Zealand tại huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Đồng Nai để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi thỏ và tìm mua giống về nuôi.
Nghĩ là làm, đầu năm 2020, từ nguồn vốn vay mượn và số tiền dành dụm được, anh Thương quyết định xây dựng chuồng trại nuôi 1 thỏ đực và 10 thỏ sinh sản giống New Zealand lai. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm, thỏ bị bệnh chết nhiều. Không nản lòng, sau khi được hỗ trợ vay 30 triệu đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh đoàn, anh mua thêm thỏ giống. Rút kinh nghiệm từ lần trước, trong quá trình nuôi, anh tìm hiểu qua sách báo, học hỏi thêm ở những mô hình đã thành công để tích lũy kinh nghiệm. Nhờ đó đàn thỏ của anh phát triển tốt, lên gần 100 con, trong đó khoảng 20 thỏ sinh sản, mỗi năm đẻ từ 6-7 lứa. Sau khoảng 4 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2,2 - 2,5kg là có thể xuất bán. Với mức giá bán khoảng 65 - 70 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, bình quân 2 tháng/lứa, anh Thương thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Thu nhập dần cản thiện, cuộc sống của anh ổn định hơn. Không chỉ thành công trong phát triển kinh tế, anh Thương còn thường xuyên tham gia các phong trào của tổ chức đoàn cũng như của địa phương.
Tương tự, chị Lý Thị Thanh Phương (thôn Tân Châu, xã Bàu Chinh) cũng là một tấm gương trong mạnh dạn khởi nghiệp. Trên diện tích 6.500m2 đất rẫy trồng tiêu xen cà phê cho thu nhập bấp bênh, chị bàn với chồng mạnh dạn chặt bỏ, chuyển sang trồng bắp. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ thu về hơn 20 triệu đồng từ 2 vụ bắp, không đủ chi phí trang trải cuộc sống. Chị Phương tìm hiểu giống bơ sáp 034 quả dài, hạt nhỏ, lớp vỏ bên ngoài xanh bóng, mượt mà đẹp mắt đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, giống bơ này phù hợp với đất đai, khí hậu của địa phương. Vì vậy, khi được Tỉnh đoàn hỗ trợ nguồn vốn 5 triệu đồng từ mô hình "Vườn cây sinh kế", chị Thanh bèn cải tạo đất, mua 100 cây bơ giống về trồng xen canh vào vườn bắp. "Những cây bơ giống được gia đình tôi trồng và chăm chút kỹ lưỡng. Khoảng 3 năm cây sẽ ra hoa, bói quả. Hiện bước đầu đã có tín hiệu tốt", chị Thanh nói.
Bơ giống được Tỉnh đoàn hỗ trợ từ mô hình "Vườn cây sinh kế" được chị Lý Thị Thanh Phương (thôn Tân Châu, xã Bàu Chinh) trồng và tích cực chăm sóc.
Anh Nguyễn Cảnh Hoài, Phó Bí thư Đoàn xã Láng Lớn với mô hình trồng lan Ngọc Điểm vừa qua được lựa chọn trong Cuộc thi "Ý tưởng, dự án khởi nghiệp thanh niên tỉnh BR-VT" do Tỉnh đoàn tổ chức. Anh Hoài cho biết, vốn có niềm yêu thích trồng lan, anh đã cùng một số thanh niên tại địa phương thành lập CLB trồng lan Ngọc Điểm. Trên diện tích 2.000m2, anh Hoài nhập lan ngọc điểm Thái về trồng. Ban đầu do chưa quen giống, nguồn nước, phân bón, lan phát triển chậm, không đẹp mắt. Không nản chí, anh tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và qua các hội, nhóm trồng lan để rút kinh nghiệm. Anh cho biết: "Hoa lan có thể mua cây nhỏ về trồng được khoảng 2 năm. Tuy nhiên tôi chọn mua cây lớn về chăm sóc, bán ra thị trường giá trị kinh tế cao hơn". Đến nay vườn lan mang lại thu nhập từ 50-100 triệu đồng/tháng, các thành viên trong CLB nhờ vậy mà có thêm nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình.
Ông Lê Thiên Quang, Phó Bí thư Huyện đoàn Châu Đức cho biết, thời gian qua, nhằm cổ vũ, khuyến khích, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp thanh niên có cơ hội học hỏi, trang bị kiến thức về khởi nghiệp, lập nghiệp, Ban Thường vụ Huyện Đoàn triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, đồng thời phối hợp thực hiện hiệu quả giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần lập thân, lập nghiệp trong đoàn viên, hội viên, thanh niên. Đồng thời, tiếp nhận và giải ngân nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội để giải quyết việc làm, hỗ trợ cho 716 hộ thanh niên vay với tổng số tiền gần 21 tỷ đồng. Qua triển khai thực hiện, nhiều đoàn viên, thanh niên của huyện đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư khởi nghiệp có hiệu quả, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Khởi nghiệp từ đam mê nông nghiệp Không lựa chọn ly hương, nhiều bạn trẻ vùng cao Lào Cai tự tin bám trụ và lập nghiệp thành công tại chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Cũng chính giữa làng bản mình, họ nuôi dưỡng từng ngày ý chí lập nghiệp, quyết tâm thay đổi tư duy và phương thức làm ăn để tạo lập một cuộc sống giàu...