Hưng Yên nhân rộng mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản
Vừa qua, tỉnh Hưng Yên triển khai thành công đề án “Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản” theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã Tiên Tiến, huyện Phù Cừ (Hưng Yên). Ảnh: M. NGỌC
ề án đã dành kinh phí hơn 26 tỷ đồng thực hiện hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm; trong đó, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến vào chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, các mô hình tham gia còn được hỗ trợ ban đầu cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thực phẩm an toàn gồm: hệ thống cấp, thoát nước; đường điện hạ thế; nhà lưới, nhà màng; xử lý chất thải bảo vệ môi trường; xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm hỗ trợ, thực hiện đánh giá, mở rộng, duy trì chứng nhận VietGAP, VietGAHP; tem nhãn nhận diện sản phẩm; thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm; bán hàng.
Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác xã trong liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ, định hướng xuất khẩu. Hiện trên địa bàn Hưng Yên đã xuất hiện nhiều mô hình điển hình. Toàn tỉnh có 26 sản phẩm được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; trong đó có ba sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu cộng đồng. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở sản xuất và kinh doanh theo hướng mở rộng quy mô, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nâng cao giá trị gia tăng.
Video đang HOT
* Nhằm phát triển kinh tế tại các địa phương ven biển theo hướng lâu dài, an toàn, bền vững, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai đề án tổ chức lại nghề khai thác thủy sản theo hướng hiện đại. Trong năm 2020, nhiều ngư dân ở địa phương đã mạnh dạn đầu tư, cải hoán tàu thuyền để đủ sức vươn khơi, bám biển dài ngày. Các tàu thuyền khai thác gần bờ đang dần được hướng dẫn chuyển đổi, nâng cấp để vươn khơi, bám biển. ây là cách để khu vực biển vùng ven bờ có thời gian phục hồi các loài, bảo tồn hệ sinh thái biển được đa dạng, phong phú. Tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hỗ trợ ngư dân kỹ thuật khai thác, tư vấn pháp luật nhằm làm thay đổi tập quán đánh bắt ven bờ lâu nay của ngư dân địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện kế hoạch phục hồi hệ sinh thái gần bờ, tạo không gian sống thoáng đãng, thuận lợi cho các loài thủy sản. Cùng với kế hoạch phục hồi hệ sinh thái ven bờ, bảo tồn các rạn san hô để hệ sinh thái thêm đa dạng, phong phú, Ninh Thuận cũng thực hiện chuyển đổi nghề cho các hộ ngư dân khai thác gần bờ sang các lĩnh vực khác như phát triển mô hình du lịch sinh thái, các mô hình nuôi trồng thủy sản, mà đặc trưng nhất là cung cấp giống thủy sản cho cả nước. Hiện, toàn tỉnh có khoảng 450 cơ sở hoạt động sản xuất tôm giống, trong đó có nhiều công ty, tập đoàn quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ trong quy trình chăm sóc, ương nuôi, sản xuất con giống chất lượng cao cung cấp cho thị trường cả nước.
Nghệ An: Xót xa dưa lưới công nghệ cao bị hư thối hàng loạt sau trận lụt lịch sử
Khác với các mô hình nông nghiệp truyền thống, sản phẩm dưa lưới trồng trong nhà màng được đầu tư với kinh phí lớn, dày công chăm sóc. Tuy vậy, sau trận mưa lụt vừa qua, nhiều nhà màng trên địa bàn tỉnh đã bị ngập nặng, sản phẩm dưa lưới công nghệ cao bị hư thối...
Xã Long Xá là một trong những địa phương bị ngập nặng sau trận lụt vừa qua trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. Hầu hết các cây trồng đều chìm trong biển nước, những cây dưa lưới, dâu tây công nghệ cao được trồng trong nhà màng cũng không tránh khỏi thiệt hại. Sau khi nước rút, những cây trồng này phủ đầy lớp bùn đất, không thể cứu sống được. Ảnh: Nguyên Châu
Mô hình nhà màng công nghệ cao của anh Nguyễn Văn Sơn ở xã Long Xá có diện tích 1.100 m2 tan hoang sau khi nước rút. Anh đã phải huy động người nhà nhổ bỏ đi toàn bộ cây dưa lưới trong suốt 1 tuần qua. Hiện lớp bùn đất vẫn bám dày, chưa thể khôi phục để trồng lứa mới. Ảnh: Nguyên Châu
Anh Sơn ngậm ngùi: "Tôi vay mượn ngân hàng, người thân hàng trăm triệu đồng để đầu tư làm nhà màng, sản xuất sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, mặc dù vậy, trận lụt vừa qua đã khiến toàn bộ cây trồng bị xóa sổ, bao nhiêu công sức bây giờ trôi theo dòng lũ mất rồi...". Ảnh: Nguyên Châu
Tại mô hình trồng dưa lưới ở xóm 3, xã Nghi Liên (TP.Vinh), nước vẫn chưa thoát hẳn dù trận lụt đã xảy ra hơn 1 tuần. Toàn bộ lớp đất bị úng nước nặng, rêu xanh phủ kín. Ảnh: Nguyên Châu
Anh Nguyễn Quang Hiếu ở xóm 3, xã Nghi Liên có 5 nhà màng với tổng diện tích trên 3.000 m2, trồng dưa lưới công nghệ cao với chi phí đầu tư gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, những ngày này thay vì chăm sóc dưa thì anh phải nhổ bỏ hàng loạt sau mưa lũ. Ảnh: Nguyên Châu
Điều đáng nói, những quả dưa lưới hiện đang trong thời điểm phát triển chính, dự kiến sẽ bán trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới nhưng bây giờ đành phải vứt bỏ toàn bộ. Ảnh: Nguyên Châu
Ước tính vụ này mô hình của anh Hiếu mất khoảng 4.000 quả dưa, nếu trung bình theo giá thị trường 45.000 đồng/kg thì thiệt hại trên 200 triệu đồng. Ảnh: Nguyên Châu
Trong suốt 1 tuần qua kể từ khi nước rút, mỗi ngày anh Hiếu phải đổ đi hàng trăm quả dưa lưới mà anh đã dày công chăm sóc suốt thời gian qua. Ảnh: Nguyên Châu
Các chủ nhà màng đều xót xa khi những quả dưa có giá trị cao, được chăm sóc tỉ mỉ với chi phí đầu từ lớn giờ đành phải làm phân bón cây. Hiện người dân đang tích cực dọn dẹp, tiêu thoát nước, khử phèn chua với kỳ vọng làm lại vụ dưa mới. Ảnh: Nguyên Châu
Hà Nội: Thể chế đi trước một bước tạo đột phá kinh tế, xã hội Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu, năm 2021, "thể chế phải đi trước một bước", mở đường cho các đột phá về kinh tế, khoa học kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển con người. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc trao tặng Cờ đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua cho...