Hưng Yên: Chú trọng quản lý thuế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Năm 2021, Cục Thuế Hưng Yên được Bộ Tài chính và UBND tỉnh giao dự toán thu ngân sách 10.193 tỷ đồng. Theo đó, cục thuế chú trọng quản lý thuế ở ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thất thu, đặc biệt là chú trọng quản lý thuế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thu nội địa tháng 1 đạt 14,7% dự toán
Ông Chu Tường Anh – Cục trưởng Cục Thuế Hưng Yên cho biết, thực hiện dự toán được giao, ngay từ những ngày đầu năm, cục thuế tích cực cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế, khai thác các khoản thu vào ngân sách nhà nước (NSNN).
Tính đến hết tháng 1/2021, kết quả thu ngân sách nội địa được trên 1.500 tỷ đồng, đạt 14,7% dự toán. Một số chỉ tiêu, sắc thuế đạt cao là: thu từ khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, thu thuế thu nhập cá nhân, thu tiền sử dụng đất…
Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Cục Thuế Hưng Yên rà soát doanh nghiệp nợ thuế. Ảnh: Tuấn Nguyễn
“Tỉnh Hưng Yên là điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các DN khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Sự phát triên của các DN khu vực kinh tê ngoài quôc doanh có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu NSNN trên địa bàn” – ông Chu Tường Anh chia sẻ.
Đại diện Cục Thuế Hưng Yên cho biết, những năm gân đây, trong cơ câu số thu NSNN của tỉnh, kêt quả thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dẫn đầu trong các khu vực kinh tế. Trong khu vực kinh tế này, phần lớn DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuât hàng hóa tiêu dùng, thương mại, dịch vụ, quy mô sản xuất, kinh doanh của các DN chủ yếu là vừa và nhỏ.
Video đang HOT
Báo cáo của Cục Thuế Hưng Yên cho thấy, trong 3 năm gân đây, số thu NSNN ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn có sự tăng trưởng khá. Cụ thể, năm 2018 thu được 2.972 tỷ đồng, năm 2019 thu được trên 3.592 tỷ đồng, năm 2020 thu được trên 4.183 tỷ đông. Đáng chú ý, năm 2020 kêt quả thu NSNN từ khu vực kinh tê ngoài quôc doanh vượt 12,1% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2019 thực hiện.
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thuế
Đề cập đến nhiệm vụ công tác thuế, ông Chu Tường Anh cho biết, năm 2021, cục thuế được HĐND tỉnh giao dự toán thu ở khu vực DN ngoài quốc doanh là 3.500 tỷ đông. Theo đó, ngay từ đầu năm, đơn vị đã chú trọng quản lý kê khai, kế toán thuế đối với DN khu vực ngoài quốc doanh được thực hiện chặt chẽ.
Đồng thời, tập trung cải cách thủ tục hành chính thuế, giảm giờ khai, nộp thuế; công tác rà soát và quản lý đối tượng nộp thuế được thực hiện kịp thời; quy trình quản lý thuế thực hiện thông qua hệ thống công nghệ thông tin theo quy định của Tổng cục Thuế. Đi đôi với đó, tăng cường đôn đốc, hướng dẫn kê khai thuế kịp thời, đúng quy định; kịp thời xử lý vi phạm đối với người nộp thuế (NNT) chậm nộp hồ sơ khai thuế; giải quyết nhanh chóng, kịp thời hồ sơ hoàn thuế của NNT đã đầy đủ thủ tục. Bên cạnh đó, khuyến khích và hỗ trợ các DN kê khai qua mạng, nộp thuế điện tử.
Nhờ được chú trọng, ngay trong tháng 1/2021, Cục Thuế Hưng Yên đã thu được trên 444,5 tỷ đông ở khu vực DN ngoài quốc doanh, đạt 12,7% dự toán.
Ông Chu Tường Anh cho biết, dự báo trong năm 2021, nên kinh tê tiếp tục chịu tác động mạnh của dịch Covid-19, điều này sẽ ảnh hưởng đên công tác thu NSNN trên địa bàn. Trước dự báo khó khăn, toàn đơn vị chủ động, triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thuế theo chức năng nhiệm vụ. Cơ quan thuế áp dụng các hình thức tuyên truyền mới, để đối tượng nộp thuế hiểu và thực hiện đúng các quy định về thuế, nâng cao ý thức trong tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế.
Cục thuế cũng thực hiện nghiêm phân cấp quản lý thuế đối với DN ngoài quốc doanh cho chi cục thuế các khu vực theo quy định. Làm tôt công tác kê khai thuê qua mạng, nộp thuê điện tử; xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng chính sách để hoàn thuế không đúng đối tượng, sai mục đích. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
Ngoài ra, cục thuế tăng cường rà soát, nghiên cứu và có biện pháp quản lý thu thuế phù hợp đối với một số lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh dễ xảy ra thất thu thuế như hoạt động kinh doanh vận tải, xăng, dầu, dịch vụ nhà hàng, xây dựng vãng lai…, để hoàn thiện cơ chế quản lý đối tượng nộp thuế và công tác thu nộp thuế. Đi đôi với đó, tiếp tục đa dạng hóa và linh hoạt các hình thức cưỡng chế, thu nợ và xử lý vi phạm về thuế. Tô chức thực hiện tốt việc rà soát phân loại nợ thuế nhằm triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quôc hội về khoanh nợ tiền thuế, xoá nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với NNT không còn khả năng nộp NSNN.
Tạo nguồn để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong năm 2021
Tại dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Tài chính đề xuất về thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện tiền lương, trợ cấp trong năm 2021.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, các bộ, cơ quan trung ương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, thực hiện phân bổ dự toán đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo các đơn vị được cân đối đủ nguồn thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng, ngân sách trung ương không bổ sung ngoài dự toán cho các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 tăng thêm (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho ngân sách cấp dưới phải xác định dành tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) theo quy định để thực hiện tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Nguồn thực hiện tiền lương năm 2021 của các địa phương bao gồm:
a) 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2020 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu...) được Thủ tướng Chính phủ giao;
b) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2018 so với dự toán năm 2017 được Thủ tướng Chính phủ giao;
c) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán năm 2019 so với dự toán năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ giao;
d) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu; phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản...) dự toán năm 2020 so với dự toán năm 2019 được Thủ tướng Chính phủ giao;
đ) 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần được nhà đầu tư ứng trước để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu từ xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng để chi đầu tư theo quy định; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa...) dự toán năm 2021 so với dự toán năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao;
e) 50% kinh phí ngân sách địa phương giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập.
g) Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng hết chuyển sang;
h) 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) năm 2021 theo Quyết định giao dự toán năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
i) Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2021. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ; Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương không cân đối được nguồn theo chế độ quy định để thực hiện các chính sách về tiền lương theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Quảng Ngãi mất khả năng cân đối ngân sách năm 2020 Mất khả năng cân đối thu chi năm 2020, Quảng Ngãi đề nghị Bộ Tài chính tạm cấp 2.667 tỷ đồng. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương năm 2020. Năm 2019, ngân sách tỉnh này hụt...