Hùng vĩ núi Ba Thê An Giang
Trong số các điểm du lịch Châu Đốc, núi Ba Thê An Giang luôn được nhắc đến, bởi nơi đây là một bức tranh phong cảnh hữu tình khiến biết bao du khách say mê.
Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên gốc là Hoa Thê Sơn, đời các vua nhà Nguyễn, vì kỵ húy nên đổi tên. Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng Tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Núi Ba Thê được dùng gọi chung cho cụm núi gồm Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Ngọn Ba Thê cao nhất với độ cao hơn 200m. Và sẽ vô cùng thú vị nếu chuyến đi của bạn đến đây là “du lịch phượt”.
Đến núi Ba Thê, du khách sẽ được thưởng ngoạn một thắng cảnh tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban cho. Đứng trên chóp đỉnh núi phóng tầm nhìn bao quát cả khu vực. Quanh núi là những cánh đồng trải rộng, xa xa về hướng tây là vùng biển Rạch Giá, chênh chếch hướng tây nam là dãy Thất Sơn hùng vĩ án ngữ phía chân trời.
Nằm dưới chân núi Ba Thê hùng vĩ, Linh Sơn Cổ tự, còn gọi là chùa Phật Bốn Tay là một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thu hút rất nhiều người đến tham quan, cúng dường. Chùa toạ lạc trên gò đất cao trong khuôn viên rộng 10.000 m2. Dọc theo lối đi và trong khu vực chùa là những cây đại thụ hàng trăm năm tuổ.i rợp bóng mát. Có nhiều giai thoại về sự tích thỉnh Phật Bốn Tay về thờ ở chùa này, nhưng có lẽ câu chuyện của Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn Thích Thiện Trí, 85 tuổ.i được nhiều người chấp nhận nhất.
Chuyện kể rằng, năm 1912, khi Pháp huy động Nhân dân phá bỏ một gò đất lạng để xây dựng đồn bót thì phát hiện tượng Phật Bốn Tay cao trên 1,7 m bằng đất nung nằm sâu dưới lòng đất độ 2 m. Lúc này cư dân ở đây có trên 80% là người dân tộc Khmer nên họ bàn nhau thỉnh tượng về thờ ở chùa Khmer. Lạ thay, dù huy động hàng chục thanh niên trai tráng khoẻ mạnh nhưng vẫn không thể nhấc nổi tượng ấy. Hôm sau, Hoà thượng trụ trì chùa Linh Sơn khấn nguyện được rước tượng về thờ. Ngay lập tức chỉ với khoảng 4 người đã dễ dàng thỉnh tượng trên lộng gỗ về chùa. Dẫu sao đó cũng là một huyền tích.
Video đang HOT
iều rất kỳ bí đến nay vẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là tại sân chùa hiện nay có hai tảng đá rất lớn nằm đối diện nhau, một tảng được khắc chữ cổ. Khi tượng Phật bốn tay mang về đặt rất khít khao vào khoảng cách giữa hai tảng đá cổ. Và chùa lập chánh điện đúng vị trí đó cho đến ngày nay.
Ngày 6/12/1989, tượng Phật Bốn Tay và hai tảng đá cổ được công nhận di tích văn hoá cấp quốc gia. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cũng đã công nhận pho tượng và hai tấm bia đá có niên đại cổ xưa nhất. Ngoài ra, nơi chân núi Ba Thê có ngôi đình thờ ông Phan Thanh Giản.
Trên núi Ba Thê còn có vết chân khổng lồ mà Nhân dân tín ngưỡng gọi là Bàn Chân Tiên. Tại đây, người dân xây dựng ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Ở đây có tấm bia lịch sử bằng đá quý ghi lại sự kiện ngày 6/5/1968, đội biệt động của ta do đồng chí Nguyễn Văn Muôn chỉ huy tiê.u diệ.t 29 tên địch tại đỉnh núi Ba Thê làm địch hoang mang lo sợ và rút quân.
Thoai thoải gần đỉnh núi là tháp ại đao khổng lồ. Tục truyền xưa kia bỗng xuất hiện một tảng đá lớn hình thanh đao. Sau khi xảy ra một trận cuồng phong mấy ngày đêm, tảng đá bỗng vỡ ra, xuất hiện một thanh đao lớn. Từ đó người ta đã xây một tháp để bảo vệ thanh đao khỏi mưa nắng hư hỏng, phục vụ cho Nhân dân tới chiêm bái.
Cách chùa Sơn Tiên chừng 10 m là Nhà trưng bày cổ vật văn hóa Óc Eo – An Giang. Công trình này có lối kiến trúc mang dấu ấn của nền văn hoá Hindu giáo. Phía Bắc của núi Ba Thê còn có hang Ông Hổ, chót Ông Tà, nơi thờ phượng thần Núi…
Đứng trên triền núi Ba Thê kỳ vỹ, tận hưởng từng làn gió thoáng đãng, ngắm không gian xanh của núi rừng rồi phóng tầm nhìn về phía làng mạc, thấy những cánh đồng trải dài xa tít, thấp thoáng những ngôi nhà nhỏ yên bình mới cảm nhận hết được vẻ quyến rũ tột bậc của núi Ba Thê nổi tiếng
Khám phá núi Ba Thê, An Giang
Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đỉnh núi Ba Thê. Ảnh: nongnghiep.vn
Từ TP Long Xuyên theo Tỉnh lộ 943 đi về hướng Tây sẽ đến thị trấn Óc Eo. Sở dĩ có tên gọi này vì nơi đây từng là một thương cảng phồn thịnh những năm đầu công nguyên. Di chỉ này được phát hiện năm 1942 và thành cổ Óc Eo được khám phá năm 1944 lúc đào kinh xáng Ba Thê. ể lên núi Ba Thê, du khách có thể đi theo một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn nghèo, uốn lượn chạy quanh co lê.n đỉn.h. Xe gắn máy để số 1, từ từ leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá với vực sâu. ường dài chừng 2km, xe chạy độ 15 phút tới đỉnh núi. ường dốc nhưng độ nghiêng vừa phải, có lan can bảo hiểm và mé thềm vực có nhiều cây cối che chắn. Con đường này có từ thời Pháp thuộc. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng an toàn để phục vụ du lịch.
Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8m đứng trên tòa sen. Nơi đây, mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn, tiếng chim hót líu lo. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi lại chiến công của quân giải phóng Ba Thê, Thoại Sơn, đã tiê.u diệ.t gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6-5-1968. Còn có đá hoa cương cao chừng 3m, to như gốc cổ thụ bốn, năm người ôm. Trên mặt đá khổng lồ có dấu bàn chân người, to hơn bình thường. Theo truyền thuyết được các vị tu hành trên núi kể lại, xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có vị tiên đã ấn bàn chân lên đá để làm dấu...
Phía triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng 10m, có nhà trưng bày những cổ vật, hiện vật liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa Óc Eo ở Ba Thê. Công trình có phong cách kiến trúc giống những đền đài của các nước vùng Nam Á, với mái vòm tròn đứng, cửa hình chữ nhật cao, nhiều tầng, đầu vuốt chữ U ngược. Các mặt vách chung quanh có tượng thần Ganesha. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Các màu trang trí chủ đạo là nâu, xám, trắng. Khu nhà trưng bày hình vuông có chu vi chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc.
ến núi Ba Thê, du khách sẽ nghe kể rằng xưa kia có một người lên núi để tu học, xa lánh thế gian. Nhưng vị này chưa thể bỏ hết lòng trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó ông mất đi. Ở ngọn núi Nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá giống như chuyện Hòn Vọng Phu, nhưng đây lại là "Vọng Thê".
Ngoài ra, ở phía Bắc của đỉnh Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch ại ao, ấy là bảo bối của trời đất, để trừng trị bọn gian ác.
Khi nắng đã xế, đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, du khách sẽ thấy tâm hồn như lắng lại giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.
Hè này đi An Giang check-in 'cổng trời', cắm trại bên 'tuyệt tình cốc' Ngoài khung cảnh núi non hùng vĩ bậc nhất miền Tây, An Giang còn thu hút du khách bởi các điểm đến giữ nguyên nét hoang sơ và nhiều nền văn hóa ấn tượng. An Giang là một phần trong vùng tứ giác Long Xuyên, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có sông Tiề.n và sông Hậu chảy qua. Từ tháng 5 đến...