“Hung tin” đầu năm thổi bay “tiền tấn” của các đại gia Việt
Căng thẳng giữa hai nước Mỹ- Iran đã làm nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chiến tranh có thể xảy ra. Chứng khoán Việt Nam theo đó cũng giảm rất mạnh vào hôm qua và khiến tài sản nhiều đại gia Việt bị hao hụt lớn.
Áp lực bán mạnh trong phiên chiều đã khiến thị trường rơi mạnh trong phiên 6/1/2020. VN-Index đóng cửa tại 955,79 điểm, ghi nhận mất 9,35 điểm tương ứng 0,97% và HNX-Index cũng mất 1,16 điểm tương ứng 1,13% còn 101,23 điểm. UPCoM-Index mất 0,77 điểm tương ứng 1,36% còn 55,88 điểm.
Thanh khoản đạt 187,2 triệu cổ phiếu tương ứng 3.416,8 tỷ đồng trên HSX và 24,49 triệu cổ phiếu tương ứng 283,27 tỷ đồng trên HNX. Con số này trên thị trường UPCoM là 9,29 triệu cổ phiếu tương ứng 111,31 tỷ đồng. Nhìn chung, nhịp độ giao dịch của thị trường vẫn khá nhàm chán vào giai đoạn cận Tết nguyên đán.
Không chỉ thị trường Việt Nam mà các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng diễn biến tiêu cực do lo ngại chiến tranh xảy ra tại Trung Đông
Toàn thị trường bao trùm trong sắc đỏ. Thống kê cho thấy, số lượng mã giảm giá áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng. Có 409 mã giảm, 36 mã giảm sàn so với 199 mã tăng và 39 mã tăng trần.
Thêm vào đó, VN-Index còn chịu sức ép lớn do các cổ phiếu lớn giảm giá mạnh. VHM mất 1.800 đồng, VJC mất 2.000 đồng, VCB mất 2.400 đồng, VNM mất 900 đồng, MSN mất 900 đồng và VIC mất 800 đồng.
ROS giảm sàn, mất thêm 1.050 đồng xuống còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Cuối phiên mã này không có dư mua trong khi vẫn dư bán sàn hơn 193 nghìn đơn vị, khớp lệnh đạt hơn 7,52 triệu cổ phiếu.
Theo đó, chỉ riêng VCB đã lấy đi của VN-Index 2,59 điểm. Thiệt hại do VHM là 1,75 điểm; do BID là 1,05 điểm; do VIC là 0,78 điểm. VRE, TCB, VNM, VPB, VJC, MSN đều có ảnh hưởng xấu.
Với diễn biến bất lợi của thị trường hôm qua, tài sản nhiều đại gia trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng mạnh.
Video đang HOT
Cụ thể, người giàu nhất thị trường là ông Phạm Nhật Vượng bị “hao hụt” khoảng 1.667 tỷ đồng; tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng giảm 404 tỷ đồng; tài sản của ông Hồ Hùng Anh giảm khoảng 223 tỷ đồng và tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng sụt khoảng 173 tỷ đồng… Riêng ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục giảm thêm 305 tỷ đồng trong khối tài sản trên sàn.
Các chỉ số trên thị trường phiên hôm qua giảm điểm mạnh bất chấp những nỗ lực cản đà rơi của nhóm cổ phiếu dầu khí. GAS đi ngược thị trường, tăng 3.000 đồng, đóng góp 1,67 điểm cho VN-Index. PLX, BSR, PVS, VPI, PVD, PVT, PGS, PXL, PVX, PVB, POS đều tăng giá.
Về triển vọng thị trường nói chung, theo nhận định của chuyên gia VDSC, với các sự kiện căng thẳng giữa hai nước Mỹ- Iran làm nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chiến tranh có thể xảy ra và có động thái không mấy sáng sủa. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không thể ngoại lệ khi đã hòa nhập cùng thế giới.
Do đó, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên tham gia vào thị trường trong lúc này, dễ phát sinh rủi ro cao và không thể lường trước được các diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Chuyên gia từ BVSC thì đưa ra dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 953 điểm trong phiên hôm nay 7/1. Tại đây, BVSC kỳ vọng chỉ số sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.
Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ trên trên bị xuyên thủng, thị trường có thể sẽ giảm về kiểm định vùng hỗ trợ quanh 946 điểm một lần nữa.
Về mặt xu hướng của thị trường trong ngắn hạn, chỉ số đang hình thành nhịp dao động điều chỉnh thứ hai trong kênh giá đi ngang được giới hạn bởi cận dưới 946 và cận trên 972 điểm. Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục dao động trong kênh giá này trong những tuần còn lại của tháng 1/2020.
Theo Dân trí
Kinh doanh khởi sắc, cổ phiếu nhóm dầu khí vẫn chưa "nóng máy" trước đà tăng của thị trường
Dù kết quả kinh doanh có nhiều điểm tích cực tuy nhiên cổ phiếu nhóm dầu khí lại tỏ ra chững lại bất chấp chỉ số VN - Index đang tiến về ngưỡng tâm lý 1.000 điểm.
KQKD 6 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp nhóm dầu khí
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp dầu khí cho thấy sự phân hóa rõ rệt.
Trong quý II vừa qua, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PVGas - mã GAS) tiếp tục là doanh nghiệp lãi lớn nhất trong nhóm dầu khí với 3.057 tỷ đồng dù con số này thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do giá dầu bình quân quý II/2019 chỉ còn 68,82 USD/thùng, giảm 7% so với cùng kỳ năm trước (74,39 USD/thùng).
Dù vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của PVGas vẫn tăng 5,2% so với cùng kỳ lên 6.120 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 6 tháng đạt 3.020 đồng.
Ở chiều ngược lại, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVCoating - mã PVB) là cái tên đầu tiên trong nhóm dầu khí báo lỗ trong quý II. Do chưa có nhiều việc làm trong kỳ, PVCoating chỉ thu về gần 15 tỷ đồng doanh thu, giảm 78% so với cùng kỳ đồng thời báo lỗ quý thứ 3 liên tiếp với khoản lỗ gần 18 tỷ đồng.
Sau 6 tháng đầu năm, PVCoating lỗ ròng gần 29,9 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 34,1 tỷ đồng trước thuế. Kết quả này khiến mục tiêu lãi 15,9 tỷ đồng trước thuế trong năm 2019 của PVCoating ngày càng khó khả thi.
Trong khi đó, CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) kết thúc quý II/2019 với 27.845 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 15% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng cao khiến lợi nhuận gộp điều chỉnh mạnh từ 2.717 tỷ về chỉ còn 619 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế thu về gần 300 tỷ đồng, giảm mạnh 86% chủ yếu do khoảng chênh giữa giá sản phẩm và dầu thô bị thu hẹp đáng kể so với kế hoạch, đặc biệt giai đoạn 2 tháng đầu năm 2019 và từ đầu tháng 6/2019.
Tính chung 6 tháng đầu năm, BSR ghi nhận 50.915 tỷ đồng doanh thu thuần, hoàn thành 52% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế thu về 878 tỷ đồng, giảm mạnh so với nửa đầu năm 2018 qua đó thực hiện chưa đến 1/3 mục tiêu cả năm.
Mặt khác, cùng với sự ấm dần lên của thị trường dầu khí, hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling - mã PVD) trong 6 tháng đầu năm 2019 lại được cải thiện đáng kể so cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, doanh thu 6 tháng đầu năm ước thực hiện 1.941 tỷ đồng, thực hiện 50,4% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất thuộc về cổ đông công ty mẹ lũy kế 6 tháng ước đạt khoảng 24 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch không lỗ cả năm 2019 đã "hứa" với cổ đông. Với khoản lỗ 87 tỷ đồng từ quý I/2019, có thể ước tính lợi nhuận sau thuế PV Drilling đạt được trong quý vừa qua vào khoảng gần 111 tỷ đồng.
Kết quả này có được chủ yếu nhờ hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng tăng lên 86,9% trong 6 tháng đầu năm, con số này là 85,3% so với năm 2018. Hiệu suất vận hành giàn cũng đạt con số ấn tượng 99,6%, so với 98,6% năm 2018.
Cổ phiếu chưa bắt kịp đà tăng của thị trường
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nói chung và quý II nói riêng có nhiều điểm tích cực tuy nhiên cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp nhóm dầu khí lại tỏ ra chững lại bất chấp chỉ số VN - Index đang hừng hực khí thế tiến về ngưỡng tâm lý 1.000 điểm.
Cùng với đà đi lên của thị trường, các cổ phiếu dẫn đầu những nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến VN - Index như VIC hay VCB đều đã vượt đỉnh lịch sử. Trong khi đó, GAS dù tăng 2,8% trong phiên 29/07 lên mức 111.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn thấp hơn 11% so với đỉnh đạt được đầu năm ngoái.
Nhìn chung trong khoảng 3 tháng trở lại đây, các cổ phiếu đầu tàu nhóm ngành dầu khí như GAS (-1,07%), PVD (-2,14%), PVS (-4,72%) đều diễn biến kém tích cực hơn so với chỉ số VN - Index ( 2,15%).
*Diễn biến giá cổ phiếu GAS, PVD, PVS và VN - Index trong 3 tháng trở lại đây
Thực tế, biến động của giá dầu có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp nhóm dầu khí. Ngoài ra, việc giá dầu sụt giảm mạnh trong quý II, đặc biệt là từ cuối tháng 4 cũng tác động tiêu cực tới tâm lý của thị trường, khiến cổ phiếu nhóm dầu khí diễn biến theo chiều hướng đi xuống trong 3 tháng qua.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Ngược dòng thị trường, cổ phiếu Dầu khí giao dịch tích cực Chỉ số VN-Index khép lại phiên giao dịch 4/9 với mức giảm 0,18%, phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ. Đi ngược dòng thị trường, cổ phiếu Dầu khí đã có một phiên giao dịch khá tích cực. Theo đó, phiên 4/9, PVS tăng 1%, GAS tăng 0,6%, PVD tăng 1,4%, PVT tăng 2,6%, PVI tăng 0,9%, PVB tăng...