Hung thủ giết người ước… “không có viên đá xanh”
Trong phiên tòa, lần lượt các bị cáo khai nhận mình đã dùng đá xanh làm vũ khí để “chiến đấu” với đối thủ… và trong phiên tòa, không ít lần các bị cáo ước rằng không có những viên đá xanh xuất hiện.
Hỗn chiến vì người đẹp
Như thường lệ, hàng ngày 20h 30 ngày 07-8-2009, nhóm thanh niên gồm Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Vụ, Nguyễn Thành Nhứt, Nguyễn Thanh Nhẫn, Nguyễn Tấn Lợi và Nguyễn Thành Công thường hay tụ tập uống cà phê tại quán Ni Na.
Quán cà phê Ni Na có Trong là tiếp viên của quán. Trong tên đầy đủ là Đinh Thị Trong thuộc ấp Hậu, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi là một phụ nữ nhan sắc và được rất nhiều người để ý. Tối hôm nhóm của Phong qua uống cà phê, Nhựt là người ngồi gần Trong nhất, không biết hai người có lời qua tiếng lại ra sao chỉ biết rằng mâu thuẫn đó dẫn đến chuyện chị Trong giận dỗi rồi đứng dậy đi ra phía sau phục vụ cho quán nhậu Hải Nam.
Ở quán nhậu lúc này đã xó một nhóm thanh niên khác đang ngồi nhậu. Thấy người quen, Trong lại gần, phục vụ rồi kể cho Trữ nghe chuyện bực mình của cô. Trữ nghe xong tỏ vẻ tức giận và nghĩ đến chuyện dạy cho kẻ đã trêu ghẹo người đẹp một bài học. Trong nhóm người ngồi nhâu ngoài Trữ ra còn có Khổng, Minh Trung, Đạo, Thành Trung, Hồ và Lê Tất Đạt.
Khi trò chuyện với người đẹp được một lúc, Trữ đi ra quán cà phê để xem người nào đã gây gổ với chị Trong rồi trở vào quán nhậu.
Video đang HOT
Đến 21h 30 cùng ngày, nhóm của Trữ tính tiền đứng dậy, kết thúc cuộc nhậu. Sau đó Trữ kêu Khổng ra đứng trước quán để đón đánh nhóm của Phong. Vừa lúc nhóm Phong đi qua quán Hải Nam để ăn lẩu, Trữ liền lấy nón bảo hiểm của mình đánh anh Công.
Do bị đánh nên Công cùng Nhựt, Nhẫn, Lợi chạy ra trốn trong quá Ni Na. Hai anh em Phong và Vụ thì chạy vào trong quán nhậu Hải Nam. Trước tình thế nguy cấp Vụ lấy hai vỏ chai bia đập cho bể rồi ném về phía nhóm Trữ. Vỏ chai trúng vô chân Thành Trung chảy máu. Hành động đó như đổ thêm dầu vào lửa. Lập tức Trữ, Đạo, Thành Trung, Minh Trung, Khổng, Sinh cùng đồng bọn chạy qua lề đường đối diện nhặt đá xanh, loại dùng trong xây dựng ném lại Phong và Vụ. Phong bỏ chạy về phía cửa quán thì bị Trữ, Minh, Trung chặn đánh. Trữ dùng nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào tay, lưng Phong. Trung thì dùng tay đấm vào mặt, Đạo cầm cục đá xanh đập vào lưng Phong hai cái. Sinh cầm cục đá xanh đập vào phía sau đầu của Phong.
Trong lúc này, Vụ đang ở trong quán nhặt một khúc cây dài có sẵn gần đó giơ lên đánh thì Hồ đưa bàn inox lên đỡ. Trữ đến vật Vụ té xuống nền gạch đồng thời dùng nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào đầu, vai, lưng Vụ. Thành Trung, Minh Trung, Hồ cũng chạy dùng tay đánh Vụ.
Sau khi đánh Vụ, Trữ cùng đồng bọn tiếp tục đuổi đành Phong. khi Phong chạy đến gần quầy rượu thì bị Trữ vật ngã xuống nền gạch, Trữ ngã theo vào cầm nón bảo hiểm đánh nhiều cái vào lưng, tay Phong làm nón bảo hiểm bể. Trữ quăng nón và cầm đá xanh đập một đến hai cái vào đầu Phong, Sinh cũng cầm đá xanh đạp hai cái vào đầu anh Vụ. Đánh xong Trữ cùng dồng bọn bỏ đi.
Rượu, nón bảo hiểm và viên đá xanh
Anh phong được đưa đi cấp cứu đến ngày 11-8-2009 thì chết tại bệnh viện Chợ Rẫy, còn Vụ bị thương nhẹ. Theo giám định thì Phong bị chết do chấn thương sọ não. Vết thương ở đầu nạn nhân gây chấn thương sợ não là do có vật gây tác động. Viên đá xanh chính là hung khí trong vụ án.
Các bị cáo tại phiên tòa
Trong phiên tòa, lần lượt các bị cáo khai nhận mình đã dùng đá xanh làm vũ khí để “chiến đấu” với đối thủ. Thường ngày, mặc dầu mang tiếng ăn chơi và không có việc làm nhưng nhóm của Trữ cũng được tiếng hiền lành. Có lẽ hơi men rượu và máu anh hùng đã dẫn đến hành động chặn đánh người họ.
Theo diễn biến của phiên tòa, không ít lần các bị cáo ước rằng không có những viên đá xanh xuất hiện. Với mỗi cuộc xô xát không có chủ định như đã xảy ra, nếu không phải là những người “chuyên nghiệp” thì có thể hai bên chỉ lao vào đánh nhau và ít khi dùng đến vũ khí.
Trong phiên tòa Trữ thú nhận do không kiềm chế được cảm xúc của mình mà gây ra án mạng, anh rất ân hận về hành động của mình. Nếu như không có nón bảo hiểm, không có những hòn đá xanh thì có lẽ sự việc đã không đi đến mức trầm trọng như vậy.
Nếu đem so sánh vụ án của Trữ và đồng bọn gây ra với những vụ án khác ta mới thấy đáng tiếc và đáng thương cho nhưng thanh niên có tuổi đời còn rất trẻ. Dư luận gần đây đã chứng kiến rất nhiều những vụ án gây kinh hoàng cho xã hội. Các nhóm dùng vũ khí được chuẩn bị từ trước để thanh toán lẫn nhau, gây ra rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng. Trong khi cả xã hội đang đi tìm lời giải cho nguyên nhân những vụ án do lớp trẻ gây ra thì một câu hỏi cũng rất bức thiết là sao trong rất nhiều những vụ án, hung thủ có thể dễ dàng có được “vũ khí nóng” để dùng trong các cuộc ẩu đả.
Nhưng dù có nói gì thì hậu quả cuối cùng mới là những chứng cứ để buộc tội hung thủ. Dù cho hung khí có thể là Dao hay mã tấu… là Nón bảo hiểm hay những hòn đá, dù vô tình hay cố ý, chỉ cần gây ra hậu quả là đều phải chịu sự trừng phạt của phát luật.
Mức án chung thân dành cho Trữ và 20 năm tù cho Khổng, 19 năm cho Sinh… đã đủ để răn đe và làm bài học cho xã hội.
Vợ Sinh đã khóc đến ngất lịm.
Phiên tòa kết thúc được hơn một tiếng nhưng những người thân của bị cáo vẫn ngồi đó, họ không đủ sức để quay về… Trời Sài Gòn buổi trưa hôm đó không nắng, cơn mưa đầu mùa đã dứt khiến không khí mát hơn, nó như đang làm dịu bơt đi nỗi buồn trong lòng những người bà, người cha, người mẹ đau khổ.
Theo Người Đưa Tin