Hưng Thịnh Incons muốn chào bán cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%
Hưng Thịnh Incons đề ra mục tiêu lợi nhuận 2020 đạt 286 tỷ đồng, tăng 53%.
Công ty xin thông qua phương án tăng vốn 50% bằng chào bán cho cổ đông hiện hữu 16,5 triệu cổ phiếu.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Hưng Thịnh Incons (HoSE: HTN) đặt mục tiêu tổng doanh thu 4.175 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 286 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 53% so với thực hiện năm 2019.
Tính riêng kết quả kinh doanh trong quý I, Hưng Thịnh Incons ghi nhận doanh thu thuần 1.059 tỷ, gấp đôi cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 117 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2019 nhờ phát sinh khoản thu từ kinh doanh bất động sản đầu tư 809 tỷ đồng. Theo đó, công ty đã thực hiện được 41% kế hoạch năm.
HĐQT cũng trình phương án phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với khối lượng 16,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 2:1 (2 cổ phần được hưởng 1 quyền mua 1 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và quý I/2021 sau khi được UBCKNN chấp thuận. Nguồn vốn huy động được sẽ dùng để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Về vấn đề nhận sự, công ty dự kiến miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Trần Tựu và ông Lê Ngọc Triều. Song song đó công ty cũng bầu bổ sung 2 thành viên thay thế, trong đó có 1 thành viên HĐQT độc lập.
Năm 2019, Hưng Thịnh Incons ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ lên 187 tỷ đồng. Theo kết quả đó công ty ngành xây dựng muốn chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%, tương đương gần 50 tỷ đồng.
Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn
Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã thu hút được nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi theo gói tín dụng quy mô 100 nghìn tỷ đồng vẫn đang gặp khó.
Rào cản về vốn
Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 7.3.2017, của Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là các ngân hàng thương mại Nhà nước dành ít nhất 100 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng, thực hiện chương trình cho vay đối với lĩnh vực NNCNC, với lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường). Đây được xem là luồng sinh khí mới, tạo cơ hội cho nền nông nghiệp bứt phá. Theo tính toán, mỗi hécta trồng trọt ứng dụng công nghệ cao cần vốn đầu tư ban đầu khoảng từ 6 - 12 tỷ đồng, tùy theo mô hình. Do vậy, nhu cầu vốn tín dụng cho lĩnh vực này là rất lớn.
Sản xuất nha đam theo hướng hữu cơ tại Công ty CP Đầu tư nuôi trồng SHCB (Mộ Đức).
Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn tỉnh mới chỉ có Ngân hàng NN&PTNT - Chi nhánh Quảng Ngãi (Agribank Quảng Ngãi) giải ngân được 1 hợp đồng cho vay theo chương trình tín dụng ưu đãi NNCNC dành cho DN đầu tư phát triển trồng nấm ngoại tỉnh, với dư nợ khoảng 100 tỷ đồng. Nhiều DN đầu tư NNCNC tại Quảng Ngãi có nhu cầu nhưng vẫn chưa thể tiếp cận được nguồn vốn này.
Công ty CP Đầu tư nuôi trồng SHCB có 14ha trồng nha đam theo hướng hữu cơ, cung cấp ra thị trường khoảng 60 tấn sản phẩm mỗi tháng, với giá 9.000 - 10.000 đồng/kg nha đam bẹ và 4.000 đồng/kg bao gồm cả gốc. Hiện DN đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào dự án và đang tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng nha đam, xây dựng khu chuồng trại chăn nuôi bò với quy mô 500 con, nên rất cần nguồn vốn vay ưu đãi dành cho NNCNC. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư nuôi trồng SHCB Nguyễn Kim Nhị, thì thời gian qua, công ty đã "gõ cửa" nhiều ngân hàng, nhưng không ngân hàng nào cho vay gói 100 nghìn tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi, mà chỉ vay theo danh nghĩa cá nhân.
Sớm tháo gỡ vướng mắc
Phó Giám đốc Agriank Quảng Ngãi Hà Hoài Nam cho biết: Hiện Agribank Quảng Ngãi vẫn triển khai gói 50 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển NNCNC theo chủ trương chung của hệ thống trong cả nước. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một DN có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện để giải ngân. Không phải ngân hàng không cho vay, mà các DN chưa đủ điều kiện, nên chưa thể tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng.
Còn theo đại diện các ngân hàng, nguyên nhân khiến ngân hàng chưa thể giải ngân gói tín dụng NNCNC là khó khăn trong thực hiện Quyết định 738/2017 của Bộ NN&PTNT về điều kiện, vị trí đầu tư dự án phải được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch. Việc cấp giấy chứng nhận DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn chậm; chưa có các bộ định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, nhất là sản xuất NNCNC làm cơ sở để ngân hàng thẩm định cho vay.
Ngoài ra, công tác bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được quan tâm để bảo đảm an toàn vốn cho khách hàng và ngân hàng. Vốn đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, trang thiết bị cho sản xuất NNCNC khá lớn, nhưng hiện các tài sản này chưa được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản, nên không đủ điều kiện để thế chấp vay.
Cùng với đó, việc giải ngân vốn cho DN vay vốn ưu đãi hiện nay bắt buộc khách hàng vay vốn khi mang tài sản thế chấp phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất, nhưng hầu hết nhà ở và các công trình xây dựng trên đất của DN chưa được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất...
Bên nào cũng than khó
Nhiều ngân hàng cho rằng, phương án kinh doanh của DN không khả thi, nên không đủ điều kiện để vay; còn DN thì bảo ngân hàng làm khó, thực tế sợ rủi ro, nên không muốn cho vay. Để tìm được tiếng nói chung cho cả hai bên rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành và cả sự điều chỉnh hợp lý trong các quy định về hỗ trợ nguồn lực cho lĩnh vực NNCNC.
Hưng Thịnh Incons (HTN) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2020 tăng 52,8% CTCP Hưng Thịnh Incons (Mã chứng khoán: HTN - sàn HOSE) vừa công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2020, đại hội dự kiến tổ chức ngày 30/6/2020. Doanh nghiệp trình cổ đông kế hoạch năm 2020 với tổng doanh thu 4.174,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 285,8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 13,4% và 52,8% so với...