Hưng Thịnh Incons (HTN): LNST quý 3 giảm 63% so với cùng kỳ, cổ phiếu đã phục hồi từ đáy
9 tháng đầu năm, lãi sau thuế HTN đạt hơn 88 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ và mới hoàn thành được 41% mục tiêu kế hoạch năm.
CTCP Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán HTN) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 với doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận lại giảm sút so với cùng kỳ.
Cụ thể, tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt gần 751 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ do doanh thu mảng thương mại giảm. Giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh 46% khiến lợi nhuận gộp thu về giảm 20% so với cùng kỳ, đạt gần 57 tỷ đồng.
Đáng chú ý chi phí tài chính trong kỳ tăng đột biến lên gấp đôi, lên mức gần 19 tỷ đồng, trong đó toàn bộ là khoản chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh 45%, lên gần 20 tỷ đồng. Sau giảm trừ, lợi nhuận sau thuế HTN thu về đạt 14,6 tỷ đồng, giảm 63% cùng kỳ 2018.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu HTN đạt hơn 2.406 tỷ, giảm 7% so cùng kỳ và lãi sau thuế hơn 88 tỷ, giảm 23% so với 9 tháng đầu năm ngoái. So với kế hoạch đạt 4.865 tỷ đồng doanh thu và 216,7 tỷ đồng lãi cả năm 2019 thì HTN mới thực hiện được lần lượt 49% và 41% mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Tính đến cuối quý 3/2019 tổng tài sản HTN đạt gần 4.427 tỷ đồng, tăng 12% so với thời điểm đầu năm, trong đó phải thu ngắn hạn ghi nhận gần 2.214 tỷ đồng, tăng 37% so với đầu kỳ. Nợ phải trả tăng 13%, chiếm hơn 3.783 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn giảm đáng kể từ hơn 117 tỷ đồng còn 3,7 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau đợt chạm đáy hồi giữa tháng 8, cổ phiếu HTN đã phục hồi và hiện đang giao dịch ở mức 17.600 đồng/cp, tăng 6% trong gần 3 tháng.
Nam Hạ
Theo Toquoc.vn
BIDV sắp phải chi 4.760 tỷ đồng trả cổ tức năm 2017 và 2018
Tỷ lệ chi trả là 7% cho mỗi năm, chốt danh sách vào ngày 8/11/2019.
Ngày 25/10, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc công bố thông tin BIDV chi trả cổ tức năm 2017, 2018.
Cụ thể, căn cứ Nghị quyết số 1056/NQ-BIDV của Hội đồng Quản trị BIDV ngày 25/10/2019, BIDV sẽ trả cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt.
Nghị quyết nêu rõ, nhà băng này sẽ thực hiện trả cổ tức năm 2017 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (01 cổ phiếu nhận được 700 đồng); cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 7%/cổ phiếu (01 cổ phiếu nhận được 700 đồng).
Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt trong hai năm 2017 và 2018 là 14%/cổ phiếu (một cổ phiếu nhận 1.400 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng là 08/11/2019. Đối tượng trả cổ tức là toàn bộ cổ đông có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2017 và 2018 bằng tiền mặt, ngoại trừ cổ đông thống nhất không hưởng cổ tức năm 2017, 2018. Ngày thanh toán là 12/12/2019.
Thông báo và nghị quyết trên của BIDV đưa ra sau hơn hai năm qua chính sách trả cổ tức chưa được thực hiện. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước, cũng như nhóm ngân hàng thương mại nhà nước (gồm BIDV, Vietcombank và VietinBank) đã nhiều lần đề xuất các cơ quan chức năng cho phép được trả cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc bố trí nguồn ngân sách để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được đáp ứng.
Vì vậy, thông tin BIDV chia cổ tức bằng tiền mặt khá bất ngờ với thị trường nói chung và nhiều nhà đầu tư nói riêng khi BIDV cùng với VietinBank vẫn là những ngân hàng luôn mong muốn được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn trong năm nay, giữa bối cảnh gọi vốn khó khăn còn áp lực của Basel II ngày càng nặng nề.
Mặt khác, hồi tháng 9 thương vụ BIDV bán vốn cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc đang ở giai đoạn hoàn tất cuối cùng, dự kiến sẽ thực hiện xong trong tháng 10 này. Có thể đây là lý do giúp BIDV giải tỏa được áp lực tăng vốn, đồng thời chủ động xin chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
Được biết, từ năm 2016 trở về trước, ngân hàng này vẫn đều đặn trả cổ tức cho cổ đông, từ 7% đến 10%.
Đặc biệt, năm 2016 BIDV đã quyết định chọn phương án trả cổ tức năm 2015 bằng cổ phiếu để tăng vốn nhằm đảm bảo hệ số CAR và phương án này cũng đã được Ngân hàng Nhà nước đồng ý.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại BIDV chia cổ tức bằng tiền mặt và nộp số cổ tức được chia vào ngân sách nhà nước. Và năm đó, BIDV buộc phải trả cổ tức 8,5%.
Tới thời điểm hiện tại, đã có 12 ngân hàng được áp dụng Thông tư 41 trước thời hạn, nhưng trong số đó vẫn chưa có tên BIDV. Được biết, ngân hàng đã nộp hồ sơ Basel II lên NHNN, chờ xét duyệt.
Hà Phương
Theo Doanhnghiepvn.vn
VI Fund II chỉ bán được hơn 2,3 triệu cổ phiếu GMD, bằng 1/20 lượng đăng ký VI (Vietnam Investments) Fund II, L.P vừa báo cáo chỉ bán được 2,38 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Gemadept trên tổng số hơn 45,24 triệu cổ phiếu đăng ký. VI Fund II cho biết nguyên nhân chưa bán hết do diễn biến giá bán chưa phù hợp với nhu cầu thoái vốn của quỹ ngoại này. Từ đầu tháng 10...