Hứng đòn của ông Trump, ‘đầu tàu’ kinh tế TQ lao dốc
Mức tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến, đại bản doanh của các ông lớn như Huawei và Tencent đã giảm xuống mức 6,6% trong 9 tháng đầu năm, so với mức 7,4% trong nửa đầu 2019.
Kinh tế của thành phố Thâm Quyến, một trung tâm công nghệ cao của Trung Quốc, đã có mức tăng trưởng thấp nhất trong 40 năm qua, do chịu tác động của cuộc chiến về thương mại và công nghệ Mỹ-Trung. Sự tăng trưởng của Thâm Quyến vốn được xem là chìa khóa quyết định tới nền kinh tế Trung Quốc nói chung, bởi đây là ‘nhà’ của một số ông lớn trong lĩnh vực công nghệ cao của ‘quốc gia tỷ dân’ như Huawei và Tencent.
Cụ thể, kinh tế Thâm Quyến chỉ tăng trưởng 6,6% trong 9 tháng đầu năm 2019, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Và đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất từ khi thành phố này trở thành đặc khu kinh tế của Trung Quốc từ năm 1979, theo một số dữ liệu chính thức.
Thâm Quyến là ‘đầu tàu” dẫn dắt nền kinh tế TQ. Ảnh: THX
Theo SCMP, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Thâm Quyến là 7% trong năm nay, cao hơn mục tiêu của toàn Trung Quốc chỉ từ 6-6,5%. Và chính việc kinh tế Thâm Quyến trì trệ đã kéo theo tăng trưởng kinh tế nói chung của cả Trung Quốc chỉ đạt mức 6% trong quý 3/2019, và đây là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ tháng 3/1992.
Việc kinh tế Thâm Quyến suy giảm tăng trưởng sẽ khiến chính quyền Bắc Kinh gặp một vài vấn đề, khi chính quyền trung ương có kế hoạch biến nơi đây thành ‘thành phố kiểu mẫu’ cho Trung Quốc và thế giới, nhằm dẫn dắt nền kinh tế ‘quốc gia tỷ dân’ thoát khỏi vòng vây của cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động.
Đồng thời, Thâm Quyến cũng là nền kinh tế lớn nhất trong dự án “Khu vực Vịnh lớn” của Bắc Kinh, bao gồm 8 thành phố nằm ở phía nam Trung Quốc cùng Hồng Kông và Ma-cao, sẽ trở thành một trung tâm về kinh tế lẫn công nghệ đủ để cạnh tranh với các vùng vịnh khác như San Francisco, Mỹ và Tokyo, Nhật.
Tờ SCMP trích dẫn số liệu mới nhất về thương chiến và sự suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu cho thấy, việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa đã giảm 9,3% trong 3 quý đầu 2019 so với một năm trước đó, trong khi chỉ số nhập khẩu vẫn ở mức 4,8%.
“Chúng ta đang thấy sự giảm mạnh trong việc nhập khẩu. Một mặt, có thể do các tập đoàn lớn ở Thâm Quyến không sẵn lòng mở rộng việc sản xuất, và do đó việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cũng giảm. Mặt khác, có thể do Mỹ giảm xuất khẩu các sản phẩm và thiết bị công nghệ cao cho các ông lớn công nghệ ở Thâm Quyến”, Phó Chủ tịch Viện Phát triển Trung Quốc Guo Wanda nói.
Video đang HOT
Việc Mỹ hạn chế bán sản phẩm công nghệ khiến TQ giảm nhập khẩu hàng hóa
“Đầu tư và tiêu dùng cũng giảm mạnh. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp nhằm bình ổn đầu tư trong các lãnh vực công nghiệp và tư nhân, đồng thời ngăn các doanh nghiệp trong các lĩnh vực truyền thống và công nghệ rời khỏi Thâm Quyên do chi phí tăng cao”, ông Guo nói thêm.
Ngoài ra, chỉ số sản xuất của các tập đoàn công nghiệp tại Thâm Quyến đã giảm xuống mức 5,3% hồi tháng 9 so với mức 7,4% nửa đầu 2019, và khiến tăng trưởng sản lượng đã giảm trong tất cả các lĩnh vực công nghệ cao.
Nhìn chung, có tới hơn 1/3 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã không đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra trong 3 quý đầu năm 2019, và những tỉnh, thành phố kém phát triển hơn có mức tăng trưởng thấp nhất, trong khi các vùng ven biển thì tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn.
Cụ thể tỉnh Quảng Đông, vùng thịnh vượng nhất Trung Quốc với thành phố Thâm Quyến, đã có mức tăng trưởng 6,4% trong 3 quý đầu năm 2019, và đã vượt hơn so với chỉ số tăng trưởng Trung Quốc cùng kỳ, khi chỉ ở mức 6,2%.
“Bởi tác động từ cả thương chiến, lẫn sự thắt chặt về tình hình chính trị… nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn hơn trong các hoạt động của họ. Các quan chức địa phương trở nên thận trọng, và không sẵn sàng thúc đẩy các cải cách về kinh tế. Hiện rất khó để thống kê những tổn thất trực tiếp về kinh tế từ những yếu tố này, nhưng tác động sẽ rất lớn và lâu dài”, SCMP trích lời một chuyên gia kinh tế giấu tên tại Quảng Đông nhận định.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Hàng loạt nước khuyến cáo công dân du lịch tới Hong Kong
Hàng loạt quốc gia khuyến cáo công dân thận trọng khi sống hoặc đến Hong Kong trong bối cảnh đặc khu kinh tế đang chìm trong hỗn loạn vì biểu tình và bạo động.
"Tôi kêu gọi các công dân Canada sống tại Hong Kong, những người đang du lịch tới Hong Kong hoặc có người thân đang ở đó hay đi du lịch tới đó để tâm tới khuyến cáo du lịch của chúng tôi", Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland nói trong cuộc họp báo hôm 14/8 tại Toronto.
Bà Freeland cũng khẳng định 300.000 người Canada đang sống ở Hong Kong có thể liên hệ với lãnh sự quán Canada nếu cần giúp đỡ.
Nhiều nước khuyến cáo công dân cẩn trọng khi tới Hong Kong. (Ảnh: Getty)
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Hong Kong vẫn đang chìm trong hỗn loạn vì biểu tình.Liên tiếp trong nhiều ngày qua, hàng nghìn người Hong Kong kéo tới sân bay khiến hàng trăm chuyến bay bị hủy bỏ.
Không riêng gì Canada, hơn 20 quốc gia khác cũng đưa ra các cảnh báo tương tự.
Mỹ khuyến cáo công dân thận trọng khi các cuộc biểu tình tại Hong Kong liên tiếp diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại.
"Hầu hết các cuộc biểu tình đều ôn hòa. Nhưng một số người chuyển sang đối đầu hoặc hướng tới đụng độ bạo lực. Những biểu cuộc biểu tình này có khả năng vẫn sẽ tiếp tục", Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh trong tuyên bố đưa ra cách đây ít ngày.
Cơ quan ngoại giao Mỹ kêu gọi công dân khi đi tới Hong Kong tránh các khu vực diễn ra biểu tình và nhận thức các vấn đề diễn ra xung quanh.
Bộ Ngoại giao Anh hôm 14/8 khuyến cáo các công dân không nên di chuyển tới sân bay và một số khu vực khác của Hong Kong vào thời điểm hiện tại.
"Các cuộc biểu tình gần đây ở Hong Kong bị giải tán bởi hơi cay, bao gồm cả các khu vực hành chính và khu dân cư. Các bạn nên thân trọng với các cuộc biểu tình này", Bộ này kêu gọi.
Quân đội Thái Lan mới đây tuyên bố huy động 2 chiếc máy bay Lockheed C-130 Hercules và Airbus A340 sẵn sàng sơ tán công dân đang sinh sống tại Hong Kong nếu tình hình an ninh tại đây diễn biến xấu đi.
Lãnh sự quán tại Hong Kong hồi tuần trước kêu gọi công dân tại đây hạn chế mặc đồ đen tránh để bị hiểu nhầm là người biểu tình sau khi giới chức Hong Kong tuyên bố bắt giữ 1 công dân Hàn Quốc với cáo buộc tụ tập bất hợp pháp.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 14/8 ra thông cáo đề nghị người dân khi đến Hong Kong cân nhắc hạn chế đến các khu vực tụ tập đông người để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
Cùng với các khuyến cáo với người du lịch tới Hong Kong, nhiều quốc gia thúc giục chính quyền và người biểu tình Hong Kong cùng ngồi xuống để tìm lại yên bình cho đặc khu này.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian hôm 14/8 kêu bên các bên bắt đầu lại các cuộc đàm phán để chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài suốt 10 tuần qua ở Hong Kong.
Tại Trung Quốc đại lục, số lượng các tour du lịch tới Hong Kong giảm đáng kể tính từ thời điểm biểu tình nổ ra hồi tháng 6, đặc biệt trong những ngày gần đây sau các cuộc biểu tình tại sân bay. Khoảng 100 hãng du lịch nói họ không tổ chức bất cứ tour nào trong tháng 6 và tháng 7 trong khi 90% cho biết doanh thu của họ từ các tour tới Hong Kong giảm hơn 1 nửa trong 2 tháng này.
(Nguồn: BI, The Sun)
SONG HY
Theo VTC
Trung Quốc nói Hong Kong đang trong 'thời điểm nguy kịch' Bắc Kinh cảnh báo tình trạng bạo lực leo thang của người biểu tình chống chính quyền và chống cảnh sát ở Hong Kong cho thấy những dấu hiệu khủng bố Trung Quốc ngày 12/8 đưa ra cảnh báo về tình trạng biểu tình bạo lực ở Hong Kong và một lần nữa tuyên bố ủng hộ các lực lượng chống lại "bạo...