Hứng chịu 5 trận lũ liên tiếp, Bình Định kêu gọi cứu trợ khẩn cấp
Phải hứng chịu 5 đợt lũ liên tiếp trong vòng 1 tháng, người dân ở Bình Định không còn gì để ăn hoặc phải ăn mì tôm. Tỉnh đang kêu gọi hỗ trợ khẩn cấp lương khô, nước uống, đồ ăn sẵn cứu dân.
Mưa lớn liên tiếp đổ xuống Bình Định trong vòng 1 tháng qua khiến nhiều địa bàn trong tỉnh bị chia cắt, cô lập.
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, Bình Định đã phải liên tiếp hứng chịu 5 cơn lũ đổ về. Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho toàn tỉnh. Người dân nơi đây đang gặp vô vàn khó khăn, kiệt quệ do không còn lương thực tích trữ.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai sáng nay (17/12) tại Hà Nội, ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, đợt lũ từ 12-16/12, toàn tỉnh có 11 huyện, thành phố thì tất cả đều bị ngập trong lũ.
Tỉnh đang hết sức khó khăn và đã huy động tổng lực để cứu trợ người dân. Trong đợt lũ vừa qua, nếu không có lực lượng công an, quân sự hỗ trợ thì thiệt hại về người với tỉnh sẽ là rất lớn.
Nhiều tài sản của người dân bị cuốn theo cơn lũ, thiệt hại rất nặng nề.
Tính tới thời điểm hiện tại, tỉnh Bình Định có tới 31 người chết, trong đó 5 người vẫn chưa tìm được thi thể. Nhiều nhà dân vẫn ngập rất sâu trong nước, giao thông đình trệ, tài sản hư hỏng. 14 hồ có nước chảy qua đập có nguy cơ bị vỡ…
Video đang HOT
Trong buổi sáng nay, Bộ Quốc phòng đã cứu trợ khẩn cấp 5 tấn lương khô cho người dân Bình Định.
Để người dân không bị đói, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tiếp tục đề xuất: “Trước mắt, Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục hỗ trợ về lương khô và nước uống cho người dân bởi, người dân không ăn được mì tôm nữa, cũng không có nước sôi mà nấu mì tôm.
Những hộ dân ở vùng trũng thấp đang phải di chuyển lên vùng cao để tránh trú.
Với 50.000 học sinh trong vùng lũ không còn sách vở đi học, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kịp thời hỗ trợ sách vở và miễn học phí kỳ II cho con em vùng lũ. Kiến nghị Bộ Y tế cấp 1.000 cơ số thuốc cho người dân để phòng chống dịch bệnh…”
Về giải pháp lâu dài để khắc phục cơ sở hạ tầng và ứng phó với thiên tai ở các địa phương miền Trung, ông Dũng kiến nghị Thủ tướng dành một gói ODA để tái thiết các tỉnh miền Trung.
Trong khi đó, theo ông Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hôm nay mưa lớn tại các tỉnh miền Trung đã giảm dần, phổ biến 40-80mm. Nhưng từ 18-20/12 mưa lớn có thể gia tăng trở lại từ Quảng Nam – Ninh Thuận với cường độ từ 100-150mm, thậm chí 200mm. Việc này sẽ khiến lũ rút chậm, gây ngập lụt kéo dài.
Hàng ngàn học sinh phải nghỉ học, trường lớp, sách vở bị lũ cuốn trôi.
Đáng lo ngại khác, từ khoảng 23-24/12, theo nhận định xa, một vùng áp thấp phía Đông Phillipines nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng tới Trung và Nam Trung bộ của Việt Nam. Vùng áp thấp kết hợp với khối không khí lạnh đi xuống có khả năng sẽ xảy đợt mưa lũ tiếp từ 26/12.
“Lượng mưa dự tính từ 200-300mm sẽ gây đợt lũ mới, hy vọng không kéo dài và khắc nghiệt như đợt lũ hiện tại”, ông Cường chia sẻ.
Từ giữa tháng 10/2016 đến nay, mưa lũ đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương. Hơn 316.000 ngôi nhà bị ngập, hư hại; 42.804 ha lúa, 4.703 ha mạ và 39.261 ha hoa màu bị ngập hư hại… Tổng thiệt hại ước tính trên 8.573 tỷ đồng. Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích. Hơn 111.000 ngôi nhà bị ngập nước; hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi… Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay ở Việt Nam làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
7 người chết do mưa lũ miền Trung
Mưa lũ kéo dài trên diện rộng khiến nhiều tỉnh miền Trung chịu thiệt hại nặng nề, trong đó Bình Định có số người chết và mất tích nhiều nhất.
Do không khí lạnh kết hợp nhiễu động gió trên cao, miền Trung từ ngày 11 đến 15/12 liên tiếp có mưa lớn, với tổng lượng phổ biến 300-500 mm, một số trạm trên 600 mm như Trà My, Nông Sơn (Quảng Nam); Giá Vực (Quảng Ngãi); Hoài Nhơn (Bình Định).
Mưa tập trung vào các ngày 13, 14 và 15/12 đẩy lũ trên các sông dâng, nhiều vùng dân cư bị ngập sâu và cô lập kéo dài khi các tuyến đường bị chia cắt. Trong đó Bình Định có tới 30 phường, xã của 7 huyện thành phố bị ngập và chia cắt.
Đến sáng nay, mưa ở khu vực trên đã giảm nhưng vẫn ở mức cao như Ba Tơ, Giá Vực (Quảng Ngãi) 113 mm; Nha Trang (Khánh Hòa) 107 mm; Phù Cát, Tuy Hòa (Bình Định) 90 mm.
Trụ sở hợp tác xã ở Quảng Nam ngập sâu. Ảnh: Sơn Thủy.
Theo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, mưa lũ làm 7 người chết, trong đó Bình Định nhiều nhất với 5 người, Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế mỗi tỉnh một người. Bên cạnh đó, còn 2 người mất tích ở Bình Định và 6 người bị thương ở Phú Yên.
Hàng nghìn ngôi nhà bị ngập, đổ sập và gần 10.000 ha lúa hoa màu, cây trồng bị hư hại. Các tuyến giao thông hiện vẫn bị ngập như tỉnh lộ của huyện Phú Vang, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, từ nay đến hết ngày 18/12, khu vực Quảng Trị - Khánh Hòa tiếp tục có mưa lớn với lượng trên 200 mm, riêng Thừa Thiên Huế - Bình Định khoảng 300-400 mm.
Đây có thể là đợt mưa lũ lớn cuối cùng ở Trung và Nam Trung Bộ trong năm nay. Sau đó, mưa có thể quay trở lại khu vực nhưng cường độ không lớn như những tháng vừa qua.
Từ đầu tháng 12 đến nay, miền Trung chịu hậu quả lớn do mưa lũ với 14 người chết, nhiều người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hình thái thời tiết này cũng làm 59 người chết và thiệt hại hơn 7.000 tỷ đồng trong hai đợt tháng 10 và 11.
Phạm Hương
Theo VNE
Hứng 4 trận lũ liên tiếp, Bình Định kiệt sức kêu gọi được cứu trợ Từ cuối tháng 11 đến nay, tỉnh Bình Định hứng chịu 4 trận lũ liên tiếp, gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Đến nay, có 18 người chết, 300 ngôi nhà sập hoàn toàn, hàng nghìn hecta lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Thiệt hại tài sản ước tính trên 1.000 tỉ đồng. Ngày 15/12, Chủ tịch...