Hưng cảm, căn bệnh của người trẻ
Thanh luôn tự nhận mình là công dân Hàn và sẵn sàng dốc sạch số tiền trong ví để tặng cho người làm anh vừa ý.
Hưng cảm, những cơn sảng khoái kỳ lạ
Vỹ Xuân (20 tuổi, TP HCM) có một sở thích đặc biệt là viết truyện. Cô sáng tác được nhiều truyện hay và hầu như tháng nào cũng có truyện mới chia sẻ cho mọi người. Lượng fan cũng ngày càng tăng. Được mọi người khen nhiều nên Xuân rất hứng viết. Hễ khi nào rảnh là cô nàng lại ngồi gõ chữ sáng tác. Nhưng dần dà, bạn bè không còn thấy Xuân đăng truyện mới của mình đều như trước nữa.
Thay vào đó, cô nàng lại bàn những vấn đề rất “chuyên môn” như cách làm thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết hay, rằng để viết những truyện ngắn như thế, cô đã phải lao tâm khổ tứ thế nào. Gặp bạn bè ngoài đời, Xuân cũng không ngừng thao thao bất tuyệt về đam mê viết lách của mình. Cô chẳng ngại giấu tham vọng là được trở thành một nhà văn nổi tiếng, có tác phẩm đoạt giải Nobel. Nếu ai đó bảo ước mơ của cô thật điên rồ, thật xa vời, Xuân phản kháng lại rất mạnh mẽ. Cô buồn bã, khóc lóc và thầm rủa trong bụng rằng: “Chúng nó chẳng hiểu quái gì mình”.
Anh bạn Duy Thanh (18 tuổi) là trường hợp khác. Sau 5 năm sống tại Hàn Quốc, Thanh trở về Việt Nam nhưng có lẽ vì quá say mê văn hóa, con người xứ kim chi nên đi đâu, Thanh cũng tự và muốn được mọi người công nhận mình là dân Hàn. Gặp ai, Thanh cũng bảo rằng: Đất nước Hàn Quốc thật đẹp, người Hàn Quốc thật văn minh. Cậu nói liên tục, không biết chán và sẽ rất buồn bã, đau khổ nếu như mọi người không công nhận mình có quốc tịch Hàn. Ban đầu, ai cũng tưởng Thanh nói đùa nhưng rồi một người bạn vì không muốn bị Thanh làm phiền nữa, liền gật đầu công nhận và được khổ chủ vui sướng dốc hết số tiền trong ví đem tặng. Khi đấy, ai nấy đều nhất trí: Đã đến lúc phải đưa Thanh vào bệnh viện.
Video đang HOT
Giải mã hưng cảm
Xuân và Thanh là chỉ là hai trong số khá nhiều bạn trẻ đang mắc phải một căn bệnh lạ có tên hưng cảm. Nếu như trầm cảm là trạng thái mệt mỏi, chán chường về mặt tâm lý thì hưng cảm là một dạng rối loạn khí sắc, khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác mình như đang ở “trên mây”, luôn hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Trong đó, 18 – 30 là độ tuổi dễ mắc nhiều hơn cả và hầu hết đều không ý thức được là mình đang bị bệnh.
Mỗi khi… lên cơn, bệnh nhân hưng cảm rất yêu đời, thích làm thơ, viết văn, nói liên tục, không ngừng nghĩ về một vần đề nào đó hệt như đang “ lên đồng”, mê sảng. Họ có những ước mơ rất vĩ đại, cao siêu rằng: “Một ngày không xa, mình sẽ là tổng thống”, “Nhất định mình sẽ chế được thứ thuốc giúp mọi người cải lão hoàn đồng”…
Khi không được mọi người đồng tình, bệnh nhân nhanh chóng trở nên sầu não
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái hưng phấn bất thường này như yếu tố di truyền, các sang chấn tâm lý hoặc những vấn đề gặp phải trong môi trường sống giống như trường hợp của Thanh. Sự thay đổi nơi ở cộng với việc quá yêu và gắn bó xứ sớ kim chi khiến Thanh không kịp thích nghi để rồi bị hưng cảm. Nếu như được ai đó lắng nghe, những người bệnh sẽ rất hạnh phúc. Nhưng chỉ cần bị từ chối hoặc gạt đi, bệnh nhân hưng cảm sẽ rất sầu não, buồn bã, dần suy nhược về mặt tinh thần và mất niềm tin vào cuộc sống.
Không dễ nhận diện hưng cảm
Theo bác sĩ Khắc Dũng, bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, đa số trường hợp hưng cảm được phát hiện, khi đưa đi chữa trị thì tình trạng bệnh đã khá nặng. Lý do là vì không ai nghĩ sự yêu đời, phấn chấn ấy lại có thể phát triển thành một căn bệnh nguy hiểm. Bởi thế, phải mất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí có trường hợp phải uống thuốc hỗ trợ suốt đời, bệnh tình mới dễ dàng kiểm soát hơn.
Vì thế, giả một ngày nào đó, bạn, người thân của bạn đột nhiên yêu đời đến lạ, phát ngôn như “lên đồng” và sẵn sàng “thưởng nóng” nếu ai đó khen họ thì rất có thể đã bị bệnh hưng cảm “hỏi thăm” và cần được đưa đi điều trị càng sớm càng tốt.
Theo VNE
Lên đồng, xem bói sẽ bị phạt từ 6 10 triệu đồng
Đây là một trong những nội dung trong Nghị quyết xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa vừa được HĐND TP.Hà Nội thông qua sáng nay.
Ảnh minh họa
Theo đó, Hà Nội sẽ tăng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa như vi phạm trong sản xuất phim ảnh bạo lực, đồi trụy; ca múa nhạc vi phạm thuần phong mỹ tục...
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ phạt 400.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa. Hành vi lợi dụng lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ... để trục lợi sẽ bị phạt từ 6 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, phạt tiền 6 - 10 triệu đồng với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử cách các trường phổ thông dưới 200m; tổ chức kinh doanh từ 10 đêm đến 8 giờ sáng; không đảm bảo đủ ánh sáng tại vũ trường, phòng karaoke.
Các hành vi tổ chức múa thoát y bị phạt tiền rất nặng, phạt từ 40 - 50 triệu đồng với hành vi bao che cho các hoạt động khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng... Phạt 50 - 60 triệu đồng với hành vi tổ chức cho khách múa thoát y hoặc tổ chức hoạt động mang tính đồi trụy tại vũ trường, nhà hàng ăn uống, giải khát...
Theo TNO
Tưng bừng lễ hội chào đón mùa xuân ở Bỉ Người dân thành phố Binche hóa trang trong các trang phục sặc sỡ, đi giày gỗ, nhảy theo nhịp trống, giậm chân thật mạnh để đánh thức đất đai: "Này thức dậy đi, mùa xuân đã đến rồi đó". Sáng sớm hôm nay (3-2), sương giá phủ lên thành phố một màn voan mỏng manh bàng bạc. Tuy thế nhưng khóm hoa giọt...