Hùn tiền cùng bạn mua đất, sau 5 năm người đàn ông mất cả chì lẫn chài
Sau 5 năm góp tiền đầu tư đất cùng bạn thân, cuối cùng tôi mất cả bạn lẫn tiền.
Tôi và Tuấn chơi thân với nhau từ những ngày còn học chung trường cấp 3. Chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng thi đỗ một trường đại học và quyết tâm cùng nhau trụ lại đất Sài Gòn lập nghiệp.
Năm 2012, tôi và Tuấn cùng ra trường rồi bắt đầu lao mình vào công cuộc kiếm tiền. Cũng như nhiều bạn khác, chúng tôi đặt mục tiêu sau 8 năm đi làm sẽ mua được một căn hộ ở thành phố và sẽ cưới vợ vào năm 30 tuổi.
Nhờ có tấm bằng khá lại nhanh nhẹn, công việc của tôi thuận lợi và thu nhập cao hơn Tuấn. Tuy nhiên, tôi lại không có tính kiên nhẫn nên hay nhảy việc. Trong khi đó, Tuấn cần mẫn, chịu khó hơn tôi nên vẫn bám trụ một chỗ làm suốt 5 năm và tích cóp được 1 khoản tiền không nhỏ.
Đến năm 2014, Tuấn rủ tôi hùn tiền đi mua đất ở Bình Dương để chờ cơ hội sinh lời. Tuấn cứ liên tục hối thúc “Ông tin tôi đi, đầu tư miếng này có giá 600 triệu thôi nhưng sang năm bán đi là đã lãi được bằng số đó”. Tôi lúc đó chỉ có trong tay 150 triệu đồng, phải gọi điện về cho bố mẹ ở quê vay thêm 150 triệu nữa để cùng Tuấn đi đầu tư đất.
Thời điểm này tôi chỉ gửi tiền cho Tuấn rồi để cho Tuấn đi đặt mua và đứng tên trên sổ đỏ. Cũng một phần vì bận rộn, một phần vì tin tưởng bạn hoàn toàn nên tôi giao hết mọi việc cho Tuấn. Sau khi mua bán xong xuôi, Tuấn chụp cho tôi xem giấy tờ đất đai rồi đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi giữ.
Sau 5 năm hùn tiền cùng bạn đi đầu tư đất, tôi mất cả bạn lẫn tiền. Ảnh: Minh họa
Đúng như lời Tuấn nói, tháng 10/2016 tôi và Tuấn bán miếng đất đó với giá 1,2 tỷ, như vậy là chỉ sau đúng hai năm chúng tôi lãi được mỗi đứa 300 triệu. Thấy đi đầu tư đất có thể làm giàu, tôi bàn với Tuấn tiếp tục kiếm thêm một miếng khác để đầu tư với hy vọng có được mức lãi tương tự.
Sau thời gian kết nối với cò đất, chúng tôi tìm được một mảnh khá đẹp ở Đồng Nai với giá 1,3 tỷ. Tuy còn thiếu chút ít nhưng tiền lương tích cóp của tôi khi đó cộng vào đủ cho lần góp vốn này. Cũng như lần trước, tôi tiếp tục để Tuấn đứng tên hộ. Lần này vì tin tưởng nên tôi cũng không nhận giữ sổ đỏ như trước. Chúng tôi định bụng đến năm 2018 sẽ bán đi để dồn tiền cưới vợ bởi cả hai cũng đã có bạn gái.
Video đang HOT
Mua đất xong tôi và Tuấn tiếp tục lao vào công việc, cũng ít khi trò chuyện với nhau như trước. Đến năm 2018, mẹ tôi ở miền Trung cần tiền gấp để sửa lại căn nhà do bão tàn phá. Lúc này tôi mới bàn Tuấn bán miếng đất để lấy tiền trả nợ cho mẹ thì lúc này Tuấn liên tục nói lảng đi chuyện khác. Một điều lạ trong tất cả tin nhắn chat với tôi Tuấn đều không hề nhắc gì đến chuyện đất đai mà chúng tôi góp mua chung. Nghi ngờ có vấn đề, tôi tìm đến địa phương nơi có miếng đất tôi mua để hỏi thăm thì tá hỏa phát hiện Tuấn đã âm thầm mang đất đi bán cho người khác từ lúc nào mà không hề nói với tôi một lời nào.
Lúc tôi mang chuyện hỏi, Tuấn bất ngờ lật lọng khẳng định rằng cậu ta và tôi không hề góp vốn làm ăn chung. Tình ngay lý gian, đất thì cũng đã bán xong và tiền thì đã trôi vào túi của Tuấn. Mặc cho tôi xin xỏ, năn nỉ ra sao anh bạn thân từ thủa còn ngồi trên ghế nhà trường vẫn một mực không chịu trả lại tiền.
Còn tôi thì sau thời gian đấu tranh, gửi đơn kiện tụng, nhờ luật sư vào cuộc đành chấp nhận mất trắng vì không có đủ cơ sở để chứng minh tôi từng gửi tiền cho Tuấn mua đất. Mặc dù có lưu một ít tin nhắn 2 năm trước tôi và Tuấn trao đổi qua lại chuyện mua đất nhưng không có căn cứ pháp lý nên đành chấp nhận thua.
Tôi quá sốc bởi người bạn mà tôi tin tưởng năm nào giờ đột nhiên biến thành một người hoàn toàn khác cũng chỉ vì tiền. Sau 5 năm, không chỉ mất bạn mà tôi còn mất luôn vốn lẫn lãi và học được một bài học cay đắng mà có lẽ cả đời này cũng không thể quên.
Khánh Hòa (ghi theo câu chuyện của Tuấn Anh TP.HCM)
Theo vietnamnet.vn
Lạt như nước ốc, bạc như vôi?
Ngày 20/11, ngày ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo; ngày đó không chỉ dành cho những người đang là học trò, đối tượng chủ yếu phải là những cựu học sinh...
"Lạt như nước ốc, bạc như vôi", câu thơ của Nguyễn Công Trứ chửi thói đời; thế nhưng cũng là "tổng kết" của không ít giáo viên trước tình cảm học trò với mình.
Cũng vì thế, rất nhiều người quyết không đi nghề giáo, đi rồi thì kiên quyết không cho con nối nghiệp.
Ngày 20/11 hàng năm trở thành ngày tri ân thầy cô giáo đã vừa 37 năm rồi. Cứ đến ngày này, không ít phụ huynh lại than "Lại đến 20/11 rồi"!
Có cần quà cáp tặng thầy cô ngày 20/11?
Người viết đã hỏi chân tình rất nhiều thầy cô giáo từ bậc học mầm non đến đại học; từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ giàu đến nghèo, không ai yêu cầu học trò, phụ huynh tặng quà ngày 20/11.
Chắc có người sẽ phản bác; chỗ này, chỗ khác thầy cô còn gợi ý, vận động phụ huynh tặng quà, góp tiền đó thôi; xin thưa, họ là "thợ dạy" không phải là thầy cô giáo!
Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh minh hoạ trên internet)
Thầy cô giáo cần gì ngày 20/11?
Nhiều người ví nghề giáo là nghề đưa đò, theo thiển ý của người viết, đó là sự so sánh quá khập khiễng.
Qua sông phải lụy đò, chính vì nhờ ai giúp đỡ mình điều gì thì phải hạ mình năn nỉ, lệ thuộc vào người ấy; nên những món quà của phụ huynh, học sinh trong ngày 20/11 không còn trân quý; không đại diện cho tình cảm "tri ân" mà chỉ là mối quan hệ tầm thường chứ không phải bình thường; còn học thì còn tặng, hết học là "gặp nhau cứ làm ngơ".
Nếu học trò là khách qua sông, đã trả tiền đò, mối quan hệ đã chấm dứt, làm sao còn "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy"? Cần gì phải tri ân, cần gì phải tôn sư, cần gì phải trọng đạo?
Ngày 20/11, ngày ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo; ngày đó không chỉ dành cho những người đang là học trò, đối tượng chủ yếu phải là những cựu học sinh, sinh viên!
Vì thế, không ít giáo viên mong được nghe lời hỏi thăm, lời chúc của những học trò cũ; cái họ cần mà khó có, cái họ muốn mà không nói nên lời.
Chẳng giáo viên nào "đi khoe" với đồng nghiệp hôm qua nhận được bao nhiêu tiền, bao nhiêu quà; thế nhưng họ sẵn sàng chia sẻ với mọi người cu A, bé B... hôm qua gọi cho mình; họ sẵn sàng kể cả n lần học trò cũ... nay là ông nọ bà kia vẫn gọi thăm mình có nhắc đến bạn.
Khi kể về những học trò cũ, ánh mắt rạng ngời hạnh phúc, tự hào; họ thấy mắc nợ học trò, cố gắng làm tròn nhiệm vụ của hôm nay.
Thầy giáo cũ của người viết, bản thân của người viết cũng vô cùng hạnh phúc khi trong đám cưới nào đó, học trò cũ dẫn vợ con đến khấu đầu trước thầy; những lời nói, hành vi lan tỏa đến cộng đồng tình thầy trò, truyền thống tô sư trọng đạo đâu cần đến 20/11; ngày 20/11 đâu cần đến quà cáp cao sang!
Hạnh phúc của học trò là đi học gặp thầy cô giáo giỏi; hạnh phúc của thầy cô giáo là đi dạy gặp học trò có hậu; mối quan hệ này thường là nhân quả.
Ngàn lời nói sáo rỗng sao bằng một lần bạn dẫn con đến khấu đầu cảm ơn thầy cô giáo cũ; kính thầy mới được làm thầy; yêu thầy con mới hay chữ.
Cái bao thư có thể chứa nhiều tiền, hộp quà kia có thể đắt giá, sao bằng một lần bạn ôm thầy cô vào lòng, nói với họ lời yêu thương kính trọng.
Lạt như nước ốc, bạc như vôi hay không cũng do bạn cống hiến cho nghề giáo hôm nay quyết định; hãy sống sao cho ngày mai bạn tự hào nói với đời "Chọn nghề giáo của tôi là một sự lựa chọn sáng suốt, không hối hận".
Để thực sự ngày 20/11 có ý nghĩa, xin đừng "thương mại hóa" tình cảm thầy trò; hãy dành cho nhà giáo tình cảm yêu thương tận đáy lòng của con người, món quà trân quý nhất nhà giáo đang cần nhất hôm nay.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
Cho em chồng vay tiền rồi đòi, các chị đã tính tới bố mẹ chồng phản ứng chưa? Không ít chị em lên diễn đàn than vãn về chuyện cho em chồng mượn tiền thì dễ, đòi lại khó khăn, chưa kể nhà chồng còn vào hùa mắng mỏ... Từ đây, mối quan hệ giữa nàng dâu và gia đình chồng rạn nứt, bài học rút ra là "hãy cân nhắc kỹ trước khi cho em chồng vay tiền". Chị Thảo...