Hun đúc niềm tự hào cho thế hệ trẻ học tập, noi gương
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là người con ưu tú của quê hương Kinh Bắc, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Những ngày này, hòa trong không khí kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912- 9/7/2022), thế hệ trẻ Bắc Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Đoàn viên, thanh niên thành phố Từ Sơn tham gia Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, ngày 28/6/2022. Ảnh: Thanh Thương/TTXVN
Tự hào truyền thống quê hương Tổng Bí thư
Là đoàn viên sinh ra và lớn lên trên quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), ngay từ khi còn nhỏ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã được các thế hệ đi trước giáo dục về truyền thống cách mạnh của quê hương, trong đó có tấm gương của Tổng Bí thư. Chị Hạnh cho biết: Đối với mỗi người con Phù Khê nói riêng và Từ Sơn nói chung, hình ảnh người chiến sĩ cách mạng kiên trung Nguyễn Văn Cừ đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Hình ảnh đó không chỉ xuất hiện trong đời sống thường ngày mà còn theo những trang giáo án của các thầy, cô vào trong trường học để truyền tải đến học sinh. Mỗi người dân Phù Khê dù có đi đâu cũng đều nhớ đến truyền thống cách mạng của quê hương.
Tự hào mỗi khi có dịp đi qua Khu Lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, phường Phù Khê, chị Hạnh chia sẻ, nhìn vào căn nhà đơn sơ, mộc mạc bằng phên, trát đất, lợp lá cọ đã nuôi dưỡng cậu bé Nguyễn Văn Cừ thành một nhà cách mạng xuất sắc càng làm mọi người hiểu thêm về con người của Tổng Bí thư. Chính nơi đây đã hun đúc lên một Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sống giản dị, chan hòa – người đã đánh dấu sự thay đổi chiến lược, tạo bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam, một nhà lý luận xuất sắc của Đảng và một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về tình thương yêu, quý mến giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Bí thư Đoàn phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn Đặng Xuân Long bày tỏ: Là người Từ Sơn, từ nhỏ anh đã được giáo dục truyền thống cách mạng quê hương với nhiều nhà cách mạnh lỗi lạc như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Ngô Gia Tự, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo… cùng nhiều di tích cách mạng, nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng. Đặc biệt, được học trong ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ), anh thường xuyên được tìm hiểu về Tổng Bí thư qua những bài học, cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của trường. Vì vậy, anh luôn phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương của Tổng Bí thư. Sau này, anh cố gắng lao động, sáng tạo, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, tin tưởng vào con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn, thực hiện đúng hiến pháp và pháp luật, quyết tâm xây dựng gia đình, quê hương giàu đẹp để xứng đáng với sự cống hiến máu thịt của các thế hệ đi trước.
Vinh dự là ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, những năm qua, thầy và trò trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ (thành phố Từ Sơn) luôn nỗ lực dạy tốt, học tốt để góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang, tấm gương sáng của Tổng Bí thư. Theo thầy Lê Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Văn Cừ, từ một ngôi trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, chất lượng học sinh còn ở mức trung bình, đến nay, trường đã trở thành một trong những trường chất lượng tốt của tỉnh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đều đạt 100%, tỷ lệ đỗ đại học tăng dần qua các năm. Để có kết quả đó, ngoài việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường cũng chú trọng công tác giáo dục truyền thống để khích lệ tinh thần học tập và nâng cao chất lượng học sinh qua từng năm.
Hun đúc niềm tự hào cho thế hệ trẻ học tập, noi gương
Video đang HOT
Bí thư Thành Đoàn Từ Sơn Nguyễn Trường Thành nhấn mạnh, là vùng quê địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, thời gian qua, thành phố Từ Sơn luôn chú trọng, quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức thiết thực, phong phú. Qua đó, góp phần tiếp lửa truyền thống, hun đúc niềm tự hào cho thế hệ trẻ học tập, noi gương các vị tiền bối lỗi lạc, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đoàn viên, thanh niên thành phố đều tổ chức dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tham quan, nghe giới thiệu về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của vị lãnh đạo trẻ tuổi tài năng của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Qua đó, tạo động lực cho thế hệ trẻ thi đua học tập, lao động xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Đồng thời, Thành Đoàn cũng triển khai đến các chi đoàn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề đặc biệt, căn cứ vào tài liệu tuyên truyền về thân thế và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tuyên truyền đến đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên. Qua đó, góp phần khơi dậy lý tưởng, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Đối với thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học tập, rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn phong trào cách mạng – đó là tinh thần yêu nước, lòng trung thành vô hạn với Đảng, nhân dân, không quản ngại gian khổ, hy sinh. Tổng Bí thư là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng của người Cộng sản, cổ vũ thế hệ trẻ Bắc Ninh lòng nhiệt tình cách mạng, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh Nguyễn Đức Sâm nhấn mạnh, hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã phát động đợt cao điểm hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương Tổng Bí thư với nhiều hoạt động thiết thực như: phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ; tổ chức Lễ dâng hương và báo công nhân dịp kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí Thư; kết nạp Đảng cho gần 1.000 đoàn viên ưu tú và hơn 9.000 đoàn viên được kết nạp trong dịp này; 100% các chi đoàn tổ chức đợt sinh hoạt chính trị gắn với tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ… thu hút 5.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.
Bên cạnh đó, thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh thần “Tự chỉ trích” của Tổng Bí thư; đấu tranh loại bỏ những thói hư, tật xấu đã và đang hình thành trong mỗi tập thể, mỗi cá nhân. Từng chi Đoàn, chi Hội tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh thiếu nhi thông qua nhiều hình thức phong phú, gắn với việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, trong đó đặc biệt coi trọng quá trình đoàn viên, hội viên học tập và noi theo tấm gương cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ để phấn đấu và rèn luyện.
Hành trình tuổi trẻ của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong phim "Bình minh phía trước"
Bộ phim truyền hình dài tập về tuổi trẻ và những năm tháng hoạt động cách mạng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ thập niên 1920, 1930 đang được hoàn tất.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và những cảnh phim "Bình minh phía trước". Ảnh: ĐPCC
"Bình minh phía trước" được miêu tả là hành trình tuổi trẻ đầy biến cố của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ. Ông sinh ra trong giai đoạn lịch sử biến động, khi Việt Nam đang trong đêm dài dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Sống trong đất nước thuộc địa với những kiếp người cùng khổ, chàng thanh niên Nguyễn Văn Cừ với tinh thần yêu nước, trong hành trình tuổi trẻ của mình đã tìm thấy ánh sáng và chân lý.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng chia sẻ: "Phim là câu chuyện về quá trình quan sát, trải nghiệm, nhận thức, tư duy, hành động, trưởng thành và hy sinh anh dũng của một nhà lãnh đạo cách mạng trong những tháng năm hoạt động gian khó trước ngày nước nhà độc lập".
"Bình minh phía trước" được kỳ vọng sẽ tái hiện được thời kỳ lịch sử đầy gian khó của dân tộc và khơi gợi tình yêu nước, niềm tự hào trong mỗi khán giả.
Khi được hỏi về những khó khăn trong việc tái dựng lại bối cảnh lịch sử, sự đầu tư cho đạo cụ, phục trang... ở "Bình minh phía trước", đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho biết: "Tư liệu về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ khá nhiều, ở dạng lý lịch tiểu sử. Nếu dùng để viết một bài báo thì dễ, nhưng làm một bộ phim thì khó, và làm phim truyền hình dài tập như "Bình minh phía trước" thì cực khó.
Tôi phải tham khảo nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực trong đó có Chính trị Xã hội, Văn học, Nghệ thuật... trước khi xây dựng kịch bản. Sau khi hoàn thành kịch bản, nhà sản xuất cũng mời thêm các chuyên gia khác nhận xét, để tôi điều chỉnh cho kịch bản hoàn thiện hơn.
Tôi bám vào các dấu mốc lịch sử của xã hội và các cá nhân rồi sáng tạo, hư cấu ở tiến trình, sao cho tác phẩm đảm bảo tính hấp dẫn của một bộ phim truyện mà vẫn mang đậm dấu ấn lịch sử ở trong mỗi tập phim, mỗi trường đoạn, mỗi cảnh quay...".
Vai cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ được giao cho một nam diễn viên trẻ, được kỳ vọng là gương mặt mới triển vọng, và được đoàn phim "giữ bí mật" đến phút lên sóng.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng chia sẻ, điều quan trọng nhất khi bắt tay vào một dự án lịch sử, đó là làm thế nào để có được một bộ phim hấp dẫn. Bởi xưa nay, hầu hết phim lịch sử, chiến tranh đều chịu tiếng là khô cứng, khuôn sáo, lối mòn và không thuyết phục được khán giả.
"Giờ truyền thông rộng mở, khán giả có nhiều lựa chọn, phim không hấp dẫn, họ chuyển kênh ngay. Vì thế muốn kể câu chuyện gì, đưa tới thông điệp to lớn vĩ đại gì đi nữa thì sự hấp dẫn luôn phải đặt lên hàng đầu. Khi làm phim lịch sử, tôi không cố mô phỏng những sự kiện lịch sử mà để nó thấm vào đời sống nhân vật từ chi tiết, thiết kế phục trang, đạo cụ... cho đến hành vi nhân vật ở mỗi cảnh quay, đến tổng thể bộ phim" - đạo diễn Bùi Tuấn Dũng nói.
Để nhận dự án phim lịch sử về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, đạo diễn đã nghiên cứu nhiều lĩnh vực về văn hóa, chính trị, triết học... trong nhiều giai đoạn lịch sử. "Bình minh phía trước" mang 70% lịch sử, 30% cổ trang dã sử.
Đạo diễn chia sẻ: "Tôi cũng chỉ đưa vào phim những gì tôi biết, nếu không biết hoặc không chắc chắn thì tôi sẽ không đưa vào dù là chi tiết vật thể hay phi vật thể. Giống như "Thầu Chín ở Xiêm", một phim về Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm trước đây cùng thủ pháp.
Với tôi, mọi hiện thực trong phim luôn phải ở dưới một giác độ với rất nhiều thủ pháp nghề nghiệp của ngôn ngữ điện ảnh bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và dựng phim.
Mọi hiện thực xuất hiện trong phim của tôi trước giờ đều được chọn lọc tính toán kỹ lưỡng từ trước và được nhìn bằng cái nhìn mĩ học nhất định chứ không phải là thứ hiện thực thô ráp thường thấy ở những bộ phim tài liệu.
Tôi yêu cái đẹp, vì vậy hiện thực đưa vào phim của tôi, ngoài đúng ra, cũng phải đẹp và nhiều tầng ý nghĩa. Đặc biệt là bối cảnh, phục trang, đạo cụ là những vật thể hiển hiện thì từ màu sắc, kiểu dáng, chất liệu của từng thứ một đều phải gắn liền với tính cách, số phận của từng nhân vật trong tác phẩm".
Trước đây, câu chuyện về cuộc đời hoạt động của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ từng được tái hiện trên sân khấu, nhưng đây là lần hiếm hoi có dự án phim về ông. Chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Văn Cừ có sứ mệnh lịch sử đặc biệt, ông được bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi.
"Bình minh phía trước" đang được kỳ vọng sẽ là bộ phim lịch sử nhiều kịch tính, có tầm vóc nhưng vẫn ngập tràn cảm xúc, mang đậm tính văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam thời thuộc địa.
Thi tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch: Hình thành thói quen chủ động tìm hiểu pháp luật trong trường học Thời gian qua, các trường học đã tích cực hưởng ứng tham gia Cuộc thi trực tuyến 'Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19' TP Hà Nội, hình thành thói quen chủ động tìm hiểu pháp luật trong nhà trường. Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật trong phòng, chống dịch Covid-19" TP Hà Nội tiếp nhận tổng số 1.032.665...