Huế xét nghiệm 12.000 người từ Đà Nẵng về
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên – Huế đã sử dụng 12.000 kit xét nghiệm nCoV cho người từ Đà Nẵng và vùng dịch trở về.
Ngày 1/8, ngành y tế ở 9 huyện, thị xã, thành phố ở Thừa Thiên – Huế tiếp tục tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc nCoV cho người về từ vùng dịch. Tại thành phố Huế, ngành y tế tổ chức 8 điểm xét nghiệm nCoV. Nhiều người dân trở về từ Đà Nẵng và vùng có dịch, mang khẩu trang, tuân thủ khoảng cách khi đến đăng ký xét nghiệm nCoV.
Người dân Thừa Thiên – Huế mang khẩu trang khi ra đường. Ảnh: Võ Thạnh
Chị Ngô Thị Thùy Trang ở phường Hương Long, cho biết tháng 7 chị có vào Đà Nẵng. Sau khi khai báo y tế, đo thân nhiệt, những ngày qua chị tự cách ly ở nhà. “Tôi đăng ký xét nghiệm nCoV cho an tâm với bản thân và cộng đồng. Thủ tục xét nghiệm cũng nhanh gọn”, chị Trang nói.
Bác sĩ Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà, cho biết hai ngày qua lực lượng y tế địa phương đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho hơn 900 người từ Đà Nẵng ra ở 5 xã, phường. “Hiện nay, một số xã, phường vẫn chưa tổ chức xét nghiệm nCoV do thiếu kit xét nghiệm. Đơn vị đang chờ CDC tỉnh cung cấp thêm kit”, bác sĩ Hiệp nói.
Người dân được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Võ Thạnh
Video đang HOT
Ông Nguyễn Đình Bách, Phó Chánh văn phòng tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết tính đến ngày 1/8, y tế địa phương đã sử dụng 12.000 kit xét nghiệm nhanh cho người từ Đà Nẵng và vùng dịch trở về.
“Để phòng chống dịch, tỉnh đã đặt mua thêm 20.000 kit xét nghiệm nCoV, tuy nhiên đơn vị cung cấp mới chuyển về 7.000 kit”, ông Bách nói.
Hiện, Thừa Thiên – Huế chưa ghi nhận ca dương tính nCoV, 6.000 người cách ly tại nơi cư trú và cơ sở y tế. Các trường hợp F1, F2 tiếp xúc gần với bệnh nhân ở Đà Nẵng, xét nghiệm lần một kết quả âm tính.
Chỉ huy tiền phương chống dịch Bộ Y tế làm việc với Thừa Thiên - Huế
Chiều 31/7, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, đã đến Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2, đóng tại huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế; cách TP Huế 20 km về phía Bắc) thực hiện công tác chỉ đạo chống dịch tại miền Trung.
Trung tâm cách ly và điều trị bệnh COVID-19 - Bệnh viện T.Ư Huế (cơ sở 2) hiện điều trị cho 18 bệnh nhân mắc COVID-19 từ Đà Nẵng và Quảng Nam chuyển ra.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế (cơ sở 2), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã kiểm tra khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19; thăm, động viên cán bộ y tế làm nhiệm vụ; trực tiếp kiểm tra công tác quản lý, điều trị bệnh nhân tại đây.
Được biết, khu vực điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cơ sở 2 của Bệnh viện Trung ương Huế, nhiều bác sĩ đã tình nguyện ở lại điều trị cho bệnh nhân đến khi hết dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chỉ đạo chống dịch tại Bệnh viện T.Ư Huế (cơ sở 2) và miền Trung.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, lãnh đạo Bộ Y tế đánh giá cao sự vào cuộc và nỗ lực của các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã trở thành hậu phương vững chắc cho tuyến đầu của Đà Nẵng.
Sau khi thăm cán bộ y tế đang ứng trực tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19, buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn với điểm cầu Đà Nẵng được diễn ra ngay tại Bệnh viện Trung ương Huế, cơ sở 2.
GS.TS Phạm Như Hiệp (bìa trái) báo cáo với thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn về công tác điều trị, phòng chống dịch bệnh COVID-19 của đơn vị.
Báo cáo với Thứ trưởng, ông Phạm Như Hiệp- Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết, hiện nay bệnh viện đang điều trị cho 18 bệnh nhân mắc COVID-19 từ Đà Nẵng và Quảng Nam chuyển ra. Hầu hết là các bệnh nhân rất nặng, vừa lọc máu, chạy máy thở.
Được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế, trong 2 ngày, Bệnh viện Trung ương Huế đã khẩn trương xây dựng xong đơn vị lọc máu tại khu cách ly phục vụ bệnh nhân. Đồng thời, điều động nhiều chuyên gia giỏi từ cơ sở 1 tăng cường ra trực tiếp hỗ trợ cho cơ sở 2. Đến thời điểm chiều tối 31/7/2020, sức khỏe của một số bệnh nhân 436, 438 tiến triển tốt hơn. 4 bệnh nhân suy thận được chuyển ra điều trị đã có sức khỏe tốt!
GS.TS Phạm Như Hiệp báo cáo thêm với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, công tác chống nhiễm khuẩn được lãnh đạo bệnh viện quán triệt nghiêm, thực hiện sâu sát. Cố gắng không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện và lây sang cán bộ y tế.
Tại điểm cầu Đà Nẵng, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến báo cáo nhanh, đến nay thành phố đã phát hiện 6 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở ngoài cộng đồng không liên quan đến các cơ sở y tế.
Hiện, Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm tất cả những trường hợp sốt, ho, khó thở. Đến tối 31/7, các trường hợp đều có kết quả âm tính. Đối với Bệnh viện Đà Nẵng hiện hiện nay chỉ còn 250 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị. Chỉ đạo của lãnh đạo TP Đà Nẵng, chiều 31/7, là xây dựng bệnh viện dã chiến với quy mô 700 giường, dự kiến trong 4 ngày sẽ xây xong.
TP Đà Nẵng hiện đã huy động được 600 sinh viên y khoa, tỉnh nguyện viên được đào tạo để thành lập tổ COVID cộng đồng; đào tạo 100 kỹ thuật viên xét nghiệm để có thể có thể đi lấy mẫu xét nghiệm.
Tham dự cuộc họp tại đầu cầu Đà Nẵng, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Đội trưởng đội điều trị, thông tin: Hiện nay Bệnh viện Bạch Mai đã điều thêm 2 nhóm hồi sức và một nhóm tâm lý vào tăng cường cho Bệnh viện Đà Nẵng, đây là sự chi viện kịp thời từ Bộ Y tế để nâng cao năng lực điều trị cho bệnh nhân. Quá trình giảm tải cho Bệnh viện Đà Nẵng, hiện nay tại bệnh viện chỉ còn điều trị cho 250 bệnh nhân. Các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đã được chuyển ra các bệnh viện trên địa bàn.
Ông Trần Như Dương, Đội trưởng Đội điều tra, giám sát dịch, báo cáo: TP Đà Nẵng đã lấy mẫu xét nghiệm cho những người có biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt đến khai báo y tế được 413 mẫu, đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Hiện nay đã lấy được hết các mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng.
Kết luận tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn biểu dương nỗ lực làm việc của các bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn lưu ý, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nỗ lực tối đa điều trị tốt các bệnh nhân, là hậu phương vững chắc cho Đà Nẵng.
Theo báo cáo của Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình vận chuyển bệnh nhân từ Đà Nẵng, Quảng Nam ra, tuy đường dài, nhiều bệnh nhân rất nặng, thời gian điều trị bị ngắt quãng, tuy nhiên, đã có bệnh nhân tiến triển tốt.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nỗ lực tối đa điều trị tốt các bệnh nhân, là hậu phương vững chắc cho Đà Nẵng. Với các đề xuất, kiến nghị của bệnh viện, lãnh đạo Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa về máy thở, trang thiết bị y tế quan trọng khác.
Đối với Đà Nẵng, cần quan tâm đến các khu cách ly, tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ bệnh nhân, cán bộ y tế tại các Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng.
Đừng vì bản thân mà hại cả cộng đồng Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị lực lượng chức năng chặn lại trên đèo Hải Vân và buộc họ quay đầu nhận được sự quan tâm của dư luận. Dòng người ùn ùn chạy trốn dịch từ Đà Nẵng ra Huế bị chặn lại và yêu cầu quay đầu ẢNH: M.Đ Như Thanh Niên thông tin,...