Huế xác minh thông tin lăng vợ vua Tự Đức bị san ủi làm bãi đỗ xe
Khu đất 17.000 m2 gần lăng vua Tự Đức được san ủi làm bãi đỗ xe, phục vụ du khách đến tham quan nơi này.
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế vừa yêu cầu một doanh nghiệp tạm dừng dự án san ủi bãi đậu xe, phục vụ du khách tham qua khu vực lăng vua Tự Đức.
Cán bộ Trung tâm cho hay, việc tạm dừng là để xác minh xem khu đất bị san ủi có lăng mộ vợ vua Tự Đức hay không.
Trước đó, nhiều người dân sống ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế phản ánh lăng bà Mỹ Phi, môt trong nhưng vơ vua Tư Đưc bi xâm pham vi dư an bai đâu xe.
Đơn vị thi công san ủi mặt bằng sát lăng bà Học Phi, một trong những bà vợ của vua Tự Đức. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Trân Duy Quê (tru tô 11, KV3, phường Thuy Xuân) cho biêt, lăng mộ bà Mỹ Phi nằm gần lăng bà Học Phi (một vợ khác của vua Tự Đức) trên ngọn đồi rộng 4.000 m2. Quá trình thi san ủi mặt bằng làm bãi đỗ xe du lịch, đơn vị thi công đã ủi bay ngôi lăng này.
“Lăng mộ bà Mỹ Phi rộng khoảng 45 m2, được xây bằng gạch, đá, có cổng hình vòm, tường cao 3-4m”, ông Quế nói và thông tin thêm, ngay 19/6, khi phát hiện đơn vị thi công san ui lăng ba My Phi, một số ngươi dân đã ngăn can nhưng bất thành.
Quan sát tại hiện trường khu đất vừa bị san ủi, nhiều viên gạch có kích thước lớn giống gạch tại các công trình của triều Nguyễn nằm vương vãi.
Một khối gạch cổ còn nằm trên khu vực bị san ủi. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Tôn Thất Viễn Bào, Chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc cho biết, Hội đồng dòng họ đã thông báo tới Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế về sự việc nêu trên để cơ quan chức năng vào cuộc.
Video đang HOT
“Bước đầu qua tìm kiếm trong gia phả dòng họ chưa thấy tên bà nào là Mỹ Phi vợ vua Tự Đức”, ông Bào nói.
Khu đất nghi trước đây có lăng vợ vua Tự Đức bị san ủi, vùi lấp. Ảnh: Võ Thạnh.
Ông Nguyên Quôc Tuân – Giam đôc công ty TNHH Chuôi Gia Tri, đơn vi đầu tư dư an bai đâu xe lăng vua Tư Đưc cho biết, khu đất mà công ty san ủi co tông diên tich 17.000 m2 đươc thưc hiên theo hinh thưc xa hôi hoa.
“Khu vực chúng tôi nhận dự án theo bản vẽ chỉ có lăng bà Học Phi, không hề có lăng bà Mỹ Phi. Hiện chúng tôi đã dừng san ủi mặt bằng để chờ kết quả xác minh” ông Tuấn nói.
Võ Thạnh
Theo VNE
Huế tái hiện Lễ dựng nêu trong cung đình triều Nguyễn
Trong đời sống cung đình ở Huế, trước ngày Tết người xưa thường làm lễ "Thướng tiêu" tức dựng nêu để báo hiệu một năm đã qua, ngày Tết đã tới.
Sáng 20/1 nhằm ngày 23 tháng chạp âm lịch, trên cơ sở chất liệu cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã tái hiện một kịch bản có tính nghi thức về Lễ dựng nêu hay còn gọi là Thướng tiêu trong chốn hoàng cung triều Nguyễn, nhằm tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn với không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán.
Mục đích ban đầu của Lễ dựng nêu là để mừng ngày Tết, rồi sau đó cúng những Thần linh để phù hộ cho người nhà được bình an, cầu tổ tiên phù hộ cho con cháu. Triều đình dựng nêu cũng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cho dân chúng làm ăn thuận lợi.
Vào thời vua Minh Mạng, những lần lên nêu, triều đình nhà Nguyễn sẽ chọn một số ấn triện bỏ vào sọt treo lên nêu. Đến ngày mùng 7 tháng Giêng mới mở ấn (Khai ấn) và hạ nêu (Há tiêu) rồi tiễn Thần (tống Thần), gọi là mở đầu năm mới.
Trong "Ngự chế thi", vua Minh Mạng cũng làm một bài thơ đề cập đến cây nêu: Xuân thiên hà vị noãn/ Liên nhật chỉ thiêm hàn/ Lãnh vũ lâm kim thắng/ Thê phong hạ trúc can (nghĩa là Trời xuân sao chưa ấm/ Ngày tiếp ngày lạnh se/ Đồng lạnh thua mưa rét/ Gió buốt phủ nêu tre).
Từ cửa Hiển Nhơn, nghi thức rước nêu được tổ chức trang trọng. 10 lính vác nêu trong trang phục chỉnh tề.
Đội rước nêu khởi hành trong âm thanh của tiểu nhạc tiến vào Hoàng Cung, đến cửa chính của khu vực Thế Miếu và tiến hành nghi thức dựng nêu. Tại Thế Miếu, hương án, lễ phẩm cùng đội Đại nhạc và các bồi tự đã chờ sẵn.
Đoàn rước nêu đi qua trước mặt điện Thái Hòa.
Cây nêu được rước vào khu vực Thế Tổ Miếu.
Trên mâm cỗ đặt ở hương án trong lễ dựng nêu phải có gà, xôi, lợn.
Nghi thức thướng nêu (tức là dựng nêu) được cử hành nghiêm trang. Các nghi thức lễ như nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh của Đại nhạc.
Phướn đỏ được treo ở phần ngọn của cây nêu.
Sau phần lễ, 10 lính vác nêu tiến hành dựng nêu.
Theo nghi thức của triều Nguyễn xưa, cây nêu ở Thế Tổ Miếu được dựng lên thì người dân xung quanh mới có thể bắt đầu dựng nêu.
Đến ngày 7 tháng Giêng âm lịch, cây nêu sẽ được hạ xuống đánh dấu ngày nghỉ Tết đã hết, quay trở lại làm việc.
Sau Thế Miếu, lễ dựng nêu cũng sẽ được tổ chức tại nhiều điểm di tích khác trong Quần thể di tích cố đô Huế nhưng với quy mô đơn giản hơn, diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp đến 30 Tết. Du khách và người dân đến với di tích cố đô Huế những ngày này sẽ được chứng kiến một nét đẹp văn hóa của người Việt đang được duy trì và tiếp nối trong đời sống hôm nay.
Võ Thạnh
Theo VNE
Nhiều ngư dân Huế rút hồ sơ đăng ký đóng tàu vỏ thép Thừa Thiên Huế có 45 ngư dân đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ thép, trong đó 4 người vừa rút hồ sơ. Chiều 19/6, ông Nguyễn Trường Chính - Chủ tịch UBND xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) cho biết, 4 ngư dân trên địa bàn xã đăng ký đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính...