Huế và Đà Nẵng làm hồ sơ đề nghị Hải Vân quan là di tích quốc gia
Khi Hải Vân quan được công nhận di tích cấp quốc gia, hai địa phương sẽ phối hợp phục hồi, tu bổ công trình này.
Sở Văn hóa TP Đà Nẵng vừa ký biên bản ghi nhớ với Sở Văn hóa Thừa Thiên Huế về việc làm chung hồ sơ trình Bộ Văn hóa đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia với Hải Vân quan. Việc này từng được Thừa Thiên Huế triển khai trước đây, tuy nhiên Bộ Văn hóa yêu cầu lấy ý kiến của Đà Nẵng vì Hải Vân quan có địa giới hành chính liên quan đến hai địa phương này.
Hải Vân quan đang rơi vào cảnh hoang phế. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa TP Đà Nẵng cho biết, sau khi Hải Vân quan được công nhận di tích cấp quốc gia, hai địa phương sẽ phối hợp phục hồi, tu bổ công trình này. Trước mắt, ngành văn hóa hai địa phương đề nghị giao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) và quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) bảo vệ di tích về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hướng dẫn du khách tham quan.
Video đang HOT
Hai Vân quan đươc xây dưng vao năm Minh Mang thư 7 (1826), là công trình cưa ngo trên con đương thiên ly băc-nam để kiểm soát tàu bè vào ra ở vịnh Đà Nẵng…
Nguyễn Đông – Võ Thạnh
Theo VNE
Trụ sở UBND TP HCM được đề nghị xếp hạng di tích quốc gia
Công trình kiến trúc hơn 100 tuổi ở trung tâm vừa được chính quyền thành phố đề nghị trung ương xếp hạng di tích quốc gia.
UBND TP HCM vừa có tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đối với trụ sở UBND thành phố ở 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1.
Là một trong những công trình kiến trúc cổ kính nổi tiếng, trụ sở UBND TP HCM đã 105 tuổi (được xây từ năm 1898 đến 1909) do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế.
Thời Pháp thuộc, tòa nhà có tên Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn - nơi làm việc và hội họp của chính quyền. Từ sau năm 1975 đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP HCM.
Trụ sở UBND TP HCM ở số 86 Lê Thánh Tôn, quận 1. Ảnh: Trung Sơn
Công trình được thiết kế theo dạng lầu chuông đúc cao - kiểu kiến trúc phổ biến ở miền Bắc nước Pháp. Giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình ảnh người phụ nữ cường tráng tiêu biểu cho nước Pháp cùng đứa trẻ đang chế ngự thú dữ.
Sau này hai lầu chuông ở hai bên, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng, được xây thêm vào và trang trí bằng hai bức đắp nổi hai bên tiêu biểu cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa. Phía trước công trình là bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn - nơi ban nhạc của hải quân Pháp thường trình diễn cho công chúng xem trong những dịp lễ trang trọng.
TP HCM hiện có 17 công trình 100 tuổi, nhiều nhất nước, gồm: Trường Lê Quý Đôn, Trường Đại học Mỹ thuật, trụ sở UBND TP, đình Thông Tây Hội, chùa Giác Lâm, chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, Cung văn hóa Lao động, nhà thờ Tân Định, khách sạn Continental, Bảo tàng TP, Bưu điện TP, nhà thờ Chợ Quán, Nhà hát Lớn, nhà thờ Cha Tam và nhà thờ Huyện Sỹ.
Trung Sơn
Theo VNE
Nhà hát thành phố Hải Phòng được xếp hạng Di tích quốc gia Bộ Văn hóa vừa ký quyết định xếp hạng 6 công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh là Di tích cấp quốc gia, trong đó có nhà hát lớn được xây dựng ở thành phố Hải Phòng. Quyết định ngày 9/12 được Bộ trưởng Văn hóa Hoàng Tuấn Anh ký, đã xếp hạng Di tích quốc gia cho 6 công trình kiến...