Huế: Sau mưa, đường phố thành sông
Cơn mưa lớn kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ đã biến các đường phố trên địa bàn thành phố Huế ngập nặng từ 30-40 cm, có nơi ngập sâu 0,5m, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ hôm qua đến sáng nay 17/11, tại Thừa Thiên – Huế mưa nhiều, có nơi mưa rất to.
Đặc biệt, trong sáng nay, cơn mưa lớn kéo dài từ lúc 9h00 đến 11h đã biến các tuyến đường phố lớn trên địa bàn thành phố Huế như Nguyễn Huệ, Hùng Vương, Đống Đa, Nguyễn Tri Phương, An Dương Vương… ngập sâu. Nhiều phương tiện giao thông chết máy.
Nhiều phương tiện giao thông chết máy
Nguyên nhân ngập lụt là do hệ thống cống xả lỗi thời, rác thải nhiều khiến nước ứ đọng. Ngoài ra, tại Huế cũng đang có rất nhiều dự án xây dựng, đường, đát ngổn ngang khiến nước không thể chảy.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có đến 30 điểm ngập úng. Điều này cho thấy, hệ thoát nước của tỉnh này đang có vấn đề.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Thừa Thiên – Huế, nếu mưa lớn tiếp tục kéo dài vài ngày nữa, mực nước trên các sông có khả năng lên mức báo động 3.
Một số hình ảnh ghi nhận được sáng 17/11 tại thành phố Huế:
Cổng trường Cao đẳng Sư phạm Huế sau cơn mưa lớn sáng nay
Video đang HOT
Sau cơn mưa, thành phố Huế chìm trong biển nước
Theo 24h
Nhận diện "thủ phạm" khiến TP.HCM ngập sâu
Biến đổi khí hậu, nền đất sụt lún gây triều cường tại TP.HCM ngày một lớn hơn. Nhưng nguyên nhân chính để triều cường mỗi năm đều "xác lập kỷ lục mới" lại do con người.
Đợt triều cường giữa tháng 10 tại TP.HCM lập kỷ lục mới với 1,62m, trong khi đó tại Vũng Tàu đỉnh triều chỉ có 1,56m.
Con người làm nước dâng cao hơn
GS.TS Nguyễn Ân Niên, Chủ tịch Hội Khoa học Thuỷ lợi TP.HCM giải thích việc đỉnh triều tại TP.HCM và tại Vũng Tàu có sự khác biệt lớn do: Tại Vũng Tàu gần biển rộng rãi đỉnh triều tăng ít, trong khi đó tại TP.HCM không gian "nuốt" nước triều bị thu hẹp do con người nên đỉnh triều cao hơn bất thường.
Theo GS.TS Niên, đô thị hóa làm mất các bãi chứa nước triều khi dâng lên. Cùng với đó chính các đê bao không cho nước thoát ra ngoài đã làm cho triều cường dâng cao nhanh chóng.
Đường Hòa Bình (Q.11) thường xuyên bị ngập trong thời gian gần đây. (Ảnh: Hữu Ký)
PGS.TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết TP.HCM có khoảng 60% diện tích là vùng trũng. Đây chính là khoảng không gian khi triều cường lên, mưa lớn sẽ chứa vào.
Tuy nhiên hiện nay đã mất đi khá nhiều, dù chưa có con số chính thức, nhưng nhiều vùng tại quận Bình Thạnh, Phú Mỹ Hưng (quận 7), quận Thủ Đức... trước đây vốn là đất sình giờ thành khu dân cư đông đúc, hiện đại. Nhiều vùng tuy chưa xây dựng, nhưng đã bị đê bao chắn không cho nước vào.
Tính toán của PGS.TS Phi cho thấy: Nếu giữ nguyên hiện trạng các vùng trũng thấp như những năm trước 1980 của thế kỷ XX, mực nước hiện nay của thành phố khi triều cường lớn nhất cũng chỉ hơn 1,3m thay vì 1,62.
Nước ngập lênh láng trên Tỉnh lộ 43 (Q.Thủ Đức) khiến việc đi lại rất khó khăn. (Ảnh: Hữu Ký)
Tuy vậy PGS.TS Phi cho rằng, chỉ ra điều này không có nghĩa thành phố phải phá hết đê bao, khu dân cư, đô thị để trả lại hiện trạng như cũ. Vì thành phố cũng cần phải phát triển.
Đây là vấn đề của lịch sử, nhưng có thể nói tác động của con người làm cho thành phố ngập lụt lớn hơn. Do vậy cần cẩn trọng hơn trong những bước tiếp theo.
Nền đất lún với tốc độ nhanh
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển đang dâng là điều không phủ nhận. Tuy nhiên tốc độ dâng của nước biển lại khá chậm so với tốc độ dâng của nước sông, đây là điều đáng phải suy nghĩ.
"Biến đổi khí hậu chỉ làm cho mực nước biển dâng trung bình 3,1mm/năm, trong khi đó tại TP.HCM dâng đến 5,6mm/năm là điều cần được xem xét nghiêm túc", GS.TS Niên nói.
PGS.TS Phi chỉ ra: Mực nước sông so với cách đây 20 năm tăng khoảng 300cm, nhưng độ ngập của thành phố lại lên đến 800cm. Phần 500cm này ở đâu ra? Thực tế trong đó có phần của nền đất sụt lún.
Để xác định độ lún của thành phố, hai năm gần đây thành phố thiết lập hai điểm qua trắc độ lún tại quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Trước đó cũng có đề tài nghiên cưu độ lún nền của thành phố bằng ảnh vệ tinh. Kết quả cho thấy thành phố có những nơi lún từ 1 - 3cm/năm.
Nguyên nhân gây lún cho thành phố thì nhiều, nhưng có ba nguyên nhân chính: khai thác nước ngầm quá nhiều, thiếu kiểm soát; nhiều công trình xây dựng mới được xây tập trung trong thành phố dẫn đến do tải trọng đất không chịu nỗi và nền đất bị co lại.
Hồ chứa nước thuỷ điện cũng là "thủ phạm"
Trước những năm 1980, thượng nguồn các con sông Sài Gòn, Đồng Nai chưa có các hồ chứa cho thủy điện, thủy lợi. Nhờ đó các con sông có dòng chảy bình quân trên sông thấp hơn bây giờ.
Đợt triều cường giữa tháng 10 vừa qua, một đoạn bờ bao tại P.28, Q.Bình Thạnh bị bể khiến hàng trăm hộ dân trong khu vực bị ngập, nhiều ao cá, vườn cây bị nước quét qua gây thiệt hại nặng.(Ảnh: Hữu Ký)
"Thuỷ điện Trị An không có lũ cũng xả đều đặn 900 m3/giây để chạy các tuốc bin phát điện. Chính điều này cộng với tác động của triều cường sẽ làm cho nước dân nhanh hơn", PGS.TS Phi nói.
Thực tế hồ Dầu Tiếng khi xả lũ sẽ ảnh hưởng nặng đối với các quận, huyện phía Bắc của thành phố, từ quận 12, Hóc Môn, Củ Chi. Trong khi đó nước trên sông Đồng Nai sẽ ảnh lớn đến các vùng phía Nam của thành phố.
Xả lũ từ các hồ chứa trên các con sông này, gặp lúc triều cường sẽ làm cho tình trạng ngập nước tại nhiều vùng của TP.HCM sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Theo 24h
Thêm nhiều đô thị vào năm 2020 Theo Quyết định phê duyệt "Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020" do Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải ký mới đây, Tây Ninh sẽ có nhiều đô thị được nâng loại giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020. Trong danh mục nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định...