Huế chống COVID-19 ‘quá dữ’, khách tới vùng hết dịch vẫn bị kiểm tra
Nhiều người, đặc biệt là những người đến từ Hà Nội, TP.HCM… cho biết họ gặp khó khăn, bỏ lỡ công việc do tình hình kiểm soát dịch COVID-19 ở Thừa Thiên Huế vẫn rất gắt gao.
Lực lượng phòng dịch lấy mẫu xét nghiệm PCR COVID-19 cho sinh viên ngoại tỉnh về Huế nhập học trở lại sau Tết Nguyên đán – ẢNH: H.PHÚC
Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về việc phòng ngừa dịch COVID-19. Hiện nay ở một số địa phương vẫn diễn ra tình trạng làm khó người dân trong việc đi lại…
Ở vùng không còn dịch vẫn bị kiểm tra
Anh N. cùng nhóm đồng nghiệp công tác tại một công ty xây dựng có trụ sở ở phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) đến Huế để công tác.
Sau khi đáp chuyến bay xuống sân bay Phú Bài (Huế), anh N. cùng nhóm đồng nghiệp được yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra gắt gao. Sau khi hoàn thành các bước kiểm tra, nhóm anh N. được đưa về khách sạn, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
Sau khi có kết quả âm tính, nhóm của anh N. mới có thể tự do đi lại trong khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế.
“Chúng tôi vào Huế và có cuộc hẹn làm việc tại công trường vào chiều ngày hôm đó. Tuy nhiên đến 12h đêm mới có kết quả xét nghiệm nên buổi làm việc với đối tác chúng tôi phải tạm hoãn, dời đến ngày hôm sau” – anh N. cho biết.
Video đang HOT
Theo anh N., việc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm soát gắt gao những người về từ TP.HCM, Hà Nội, những vùng có dịch là tốt. Tuy nhiên với những người đến từ nơi không có ca lây nhiễm cộng đồng như anh N., việc kiểm tra quá gắt gao như vậy lại “vô lý, mất thời gian”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Ngọc Thọ, chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết sắp tới tỉnh này sẽ hạ cấp chống dịch xuống, phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn ra.
Ông Thọ thông tin rằng Sở Y tế Thừa Thiên Huế hằng ngày luôn cập nhật những điểm có dịch bệnh, buộc phải kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm trên ứng dụng Hue-S để người dân được biết.
Với những vùng có dịch đã qua 28 ngày không có ca nhiễm mới theo thông báo của Bộ Y tế, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã dần gỡ bỏ, hạ cấp kiểm soát dịch theo quy định.
“Tỉnh Thừa Thiên Huế tăng cường các biện pháp phòng dịch trên địa bàn cũng vì mục tiêu chung là kiểm soát dịch bệnh, an toàn của người dân lên hàng đầu. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ hạ cấp phòng dịch xuống để phù hợp với tình hình hiện tại. Đồng thời vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến dịch bệnh để có thông báo kịp thời” – ông Thọ nói.
Không gây khó cho nhu cầu đi lại, giao thương
Trao đổi với Tuổi Trẻ về tình huống tại Huế, PGS Trần Đắc Phu, cố vấn của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp phòng chống dịch bệnh (Bộ Y tế), cho biết tại Hà Nội, bệnh nhân gần nhất phát hiện được hôm 16-2, nhưng bệnh nhân đã được cách ly từ trước đó, theo quy định thì sau 14 ngày kể từ khi bệnh nhân được cách ly là phải gỡ phong tỏa tại những địa điểm liên quan đến bệnh nhân.
Như vậy ngay tại Hà Nội hiện không còn khu vực nào bị phong tỏa và hiện không có ổ dịch. Việc người từ Hà Nội đến Huế bị cản trở đi lại khi tại Hà Nội không có ổ dịch là không phù hợp và không đúng quy định. Việc Huế đưa đoàn khách Hà Nội đi xét nghiệm, theo tôi là thẩm quyền của Huế, nhưng thực tế là không cần thiết do hiện nay ở Hà Nội không có ổ dịch nào.
Hiện một số địa phương có quy định riêng về xét nghiệm, có nơi xét nghiệm người từ địa phương khác đến qua đường hàng không, nhưng chỉ xét nghiệm ngẫu nhiên; có nơi quy định riêng đối với người từ các khu vực từng có dịch trong đợt dịch này.
“Tuy nhiên phải xem xét kỹ về “khu vực có dịch”, vì tại Hà Nội khi có bệnh nhân chỉ phong tỏa quy mô nhỏ là tòa nhà hay chỉ phong tỏa 1 tầng, nếu các địa phương có quy định riêng đối với 1 phường/1 quận tính là khu vực có dịch là sai, đặc biệt hiện nay Hà Nội không còn khu vực nào đang phong tỏa” – ông Phu cho biết.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết ngày 9-3 đã tiếp tục tiêm ngừa vắcxin phòng COVID-19 tại Hà Nội và Gia Lai cho gần 100 nhân viên y tế, cho đến nay chưa phát hiện bất thường nào đáng kể. Trong 377 người được tiêm ngừa ngày 8-3 có một số người có sốt rất nhẹ và đã hết sốt ngay sáng 9-3, tất cả đều đi làm bình thường sau tiêm.
Mỗi địa phương có chính sách phòng, chống dịch khác nhau
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đinh Việt Thắng – cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam – cho biết với hành khách đi máy bay hiện nay, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và đề nghị của các địa phương.
Theo đó, hành khách được kiểm soát thân nhiệt tại các sân bay, trước khi lên máy bay; phải đeo khẩu trang tại sân bay và trong suốt chuyến bay; thực hiện khai báo y tế.
Đối với hành khách làm thủ tục chuyến bay trực tuyến hoặc làm thủ tục bằng kiốt chưa thực hiện khai báo y tế điện tử, bộ phận an ninh soi chiếu tại các sân bay từ chối việc soi chiếu an ninh và hướng dẫn hành khách liên hệ với nhân viên phục vụ mặt đất để hoàn thành việc khai báo y tế theo quy định, đảm bảo 100% hành khách khai báo y tế điện tử qua điểm kiểm tra soi chiếu an ninh tại các sân bay.
Tuy nhiên, hiện nay mỗi địa phương có chính sách phòng, chống dịch với khách đến sân bay theo quy định của từng địa phương. Như Đà Nẵng có chốt kiểm tra khai báo y tế tại sân bay để kiểm tra, sàng lọc hành khách nhưng có địa phương không thực hiện.
Vụ sạt lở tại Rào Trăng 3: Quá trình tìm kiếm phụ thuộc vào việc hoàn thành xây dựng đập dâng
Giai đoạn 4 quá trình tìm kiếm thi thể 11 công nhân Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 đang mất tích phụ thuộc nhiều vào việc hoàn thành xây dựng đập dâng và lưu tốc dòng chảy trên sông.
Đó là thông tin của Trung tá Phan Thắng, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chiều 8/3.
Lực lượng chức năng đưa thi thể nạn nhân ra khỏi hiện trường, ngày 22/11/2020. Ảnh: TTXVN phát
Theo lãnh đạo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày 26/2, Đoàn công tác của Quân khu 4 và Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tới hiện trường Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 để đánh giá lại mức độ an toàn và hiện trạng công trình để tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 4 và lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế nối lại công tác tìm kiếm trong thời gian tới.
Trung tá Phan Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Khó khăn nhất trong việc nối lại công tác tìm kiếm những công nhân còn mất tích ở Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 trong giai đoạn 4 chính là việc lựa chọn thời điểm để kiểm soát tốt nhất dòng chảy.
Trong ngày 8/3, lưu tốc dòng chảy trên sông Rào Trăng tại hiện trường xảy ra sự cố sạt lở núi là khoảng 10m3/giây và từ đây xuôi về ngã ba Tam Dần với chiều dài 2,5 km (phạm vi tìm kiếm giai đoạn 4), lưu tốc dòng chảy ngày càng lớn lên tới 20m3/giây. Nếu đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 được phép hoàn thiện xây dựng có dung tích chứa tối đa 2,7 triệu m3, như vậy với lưu tốc dòng chảy 20m3/giây chỉ có thể giữ nước tại đập dâng gần 1,7 ngày, sau đó lại phải xả nước.
Bên cạnh đó, lực lượng cứu hộ sẽ phải xử lý thêm vấn đề lượng nước thẩm thấu từ dưới lòng đất lên và ứng phó với 4-5 tụ thủy chảy ngang trong khu vực tìm kiếm của giai đoạn 4. Chính vì vậy, lực lượng tìm kiếm không thể triển khai trong thời điểm hiện nay, nhưng vẫn đang chuẩn bị sẵn sàng khi các điều kiện cho phép.
Trung tá Phan Thắng, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết thêm, tỉnh Thừa Thiên - Huế bước vào mùa khô bắt đầu từ tháng 5-6, lúc đó lưu tốc dòng chảy trong khu vực tìm kiếm chỉ từ 4-5m3/giây, đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 nếu hoàn thành sẽ giữ nước được khoảng 8 ngày, khi đó sẽ thuận lợi cho công tác tìm kiếm thi thể các nạn nhân.
Công trình đập dâng tràn của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 có chiều dài khoảng 150m, các đơn vị thi công trước đó đã hoàn thành xây dựng khoảng 90%.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 Lê Văn Hoa, đơn vị đang thuê Trung tâm kiểm định thuộc Trường Đại học Thủy lợi (Hà Nội) để đánh giá mức độ an toàn của công trình Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3: Các bước kiểm định sẽ được thực hiện trong 2 tháng. Sau đó, nếu được các cơ quan chức năng cho phép xây dựng tiếp, công trình đập dâng của Nhà máy Thủy điện Rào Trăng sẽ mất khoảng 2 tháng để hoàn thành. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, cuối tháng 6/2021, việc xây dựng đập dâng sẽ hoàn thành và đầu tháng 7/2021 sẽ tiến hành ngăn nước phục vụ cho công tác tìm kiếm.
Bị xử phạt 5 triệu đồng vì đăng tin "một vợ được lấy nhiều chồng" Người phụ nữ ở Thừa Thiên Huế bị xử phạt 5 triệu đồng vì đăng tin "một vợ được lấy nhiều chồng" lên Facebook. Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế làm việc với chị N. Ảnh: STTTT. Ngày 3.3, Thanh tra Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định xử phạt...