Huawei tìm kiếm thỏa thuận ‘không cửa hậu’ với Ấn Độ
Huawei đã đề nghị ký một ‘thỏa thuận không cửa hậu’, cũng như thúc giục các đối thủ của mình tuân theo cách tiếp cận tương tự, tờ Economic Times cho biết.
Theo Economics Times, Huawei đề xuất ký “thỏa thuận không cửa hậu” này với chính phủ Ấn Độ và các công ty điện thoại di động. Thỏa thuận sẽ đặt ra quy định không cho phép bất cứ sự “rình mò” trên mạng hoặc chuyển giao dữ liệu nào.
Huawei còn thúc giục các đối thủ như Nokia và Ericsson từ châu Âu nên có cách tiếp cận tương tự.
“Tôi muốn đề xuất với ngành công nghiệp bất kỳ quốc gia nào hãy để ký kết ‘thỏa thuận không có cửa sau’ với khách hàng của chúng tôi và chính phủ Ấn Độ để thực hiện cam kết, sự tin tưởng và lòng tin”, Giám đốc điều hành Huawei Ấn Độ, Jay Chen, nói hôm 24-6. “Hôm nay tôi sẽ sẵn sàng ký kết một thỏa thuận như vậy”.
Xung quanh các mối lo ngại về bảo mật của điện thoại thông minh Huawei, ông Chen nói rằng sẽ chủ động chuyển dữ liệu của người dùng Ấn Độ về nước này.
“Chúng tôi cam kết sẽ dần dần lưu trữ mọi thứ tại Ấn Độ. Huawei có một số máy chủ ở Singapore và Ấn Độ. Chúng tôi sẽ mang máy chủ đến Ấn Độ kể cả khi nước này không yêu cầu”, ông Chen nhấn mạnh.
Những phát biểu của ông Chen diễn ra trước chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo để trao đổi về vấn đề Huawei tham gia vào các cuộc thử nghiệm và phát triển mạng 5G tại nước này.
Phía Ấn Độ vẫn chưa có quyết định. Các công ty viễn thông Ấn Độ vẫn đang tìm kiếm một quan điểm rõ ràng từ chính phủ để cho phép họ hoạch định chiến lược bởi nếu không hàng tỉ USD đầu tư sẽ bị đe dọa, theo Economic Times.
Tân Bộ trưởng Viễn thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad nói rằng chính phủ sẽ xem xét liệu có cho phép tập đoàn Trung Quốc tham gia thử nghiệm 5G hay không và cho biết còn có những lo ngại về an ninh xung quanh vấn đề này.
Video đang HOT
Bộ trưởng viễn thông Ấn Độ Ravi Shankar Prasad nói rằng Chính phủ nước này vẫn đang xem xét có cho Huawei tham gia vào mạng 5G hay không. Ảnh: India Today
Như để tăng thêm niềm tin cho chính phủ Ấn Độ, ông Chen nói: “Đây là thời điểm thích hợp để chính phủ Ấn Độ đưa ra quyết định. Ấn Độ nên có cách tiếp cận hợp tác và cởi mở để đạt được mục tiêu doanh thu (tăng gấp đôi lên 350 – 400 tỉ USD vào năm 2025) cho ngành công nghệ thông tin. Sẽ có một sân chơi thật bình đẳng”.
“Nhật Bản có thể đủ khả năng để cấm Trung Quốc. Nhưng Ấn Độ thì không thể nếu chỉ có vài đối tác. Họ phải mở cửa để hợp tác với cả thế giới. Quyết định phải dựa vào tiêu chuẩn chung, chứ không phải là quốc gia xuất xứ”.
Huawei nói rằng Ấn Độ nên mở cửa hợp tác ngành viễn thông với thế giới. Ảnh tư liệu
Ông Chen còn nói rằng chính phủ Ấn Độ nên kêu gọi tích cực và tăng đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng đến từ Trung Quốc. Có những công ty hệ sinh thái đa ngành và công nghệ thông tin đang chờ đầu tư vào Ấn Độ.
Hiện Huawei đang cạnh tranh với hãng Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thụy Điển trên thị trường thiết bị viễn thông. Ngoài ra, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc còn đối mặt với “ông lớn” khác là Samsung.
Hiện hai công ty của Ấn Độ là Vodafone Idea và Bharti Airtel đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Samsung để đánh giá một kịch bản ‘không có Huawei”.
Về điều này, ông Chen nói rằng Huawei đã đi trước các đối thủ của mình ít nhất 12-18 tháng về phát triển thiết bị mạng 5G.
Các công ty Ấn Độ còn lo ngại về đến vấn đề chuỗi cung ứng do lệnh cấp từ chính phủ Mỹ, ông Chen giải thích: “Chúng tôi có thể cung cấp bất cứ điều gì họ muốn đúng thời điểm. Chúng tôi có kho hàng, những nhà phát triển và từ nhiều quốc gia”.
Khi được hỏi liệu có kế hoạch dự phòng nếu bị cấm, ông Chen tự tin nói rằng: “Không, chúng tôi không có kế hoạch B. Chúng tôi tin tưởng rằng phản ứng của Ấn Độ sẽ rất tích cực”.
Ông Chen còn mời gọi các nhà sản xuất thiết bị viễn thông ký các thỏa thuận “không cửa hậu” như vậy với chính phủ: “Chúng tôi khuyến khích các nhà cung cấp và nhà sản xuất thiết bị gốc nên ký thỏa thuận này”.
Theo PLO
Mỹ sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để 'tẩy trắng' Huawei
Chính phủ Mỹ có thể sẽ phải chi tới 1 tỷ USD để loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi các mạng của nước này.
Ủy viên Đảng Dân chủ - Geoffrey Starks mới đây đã có một cuộc phỏng vấn với trang tin công nghệ CNET. Ông Starks cho biết Mỹ không chỉ tiếp tục ngăn chặn thiết bị mạng Huawei được sử dụng để xây dựng mạng 5G mà các thiết bị của hãng này cũng sẽ được loại bỏ khỏi các mạng 3G và 4G cũ.
Cũng theo ông Starks, các mạng cũ sử dụng thiết bị Huawei vẫn có thể gây nguy hiểm ở Mỹ cùng với các mạng 5G trên thiết bị Huawei. Trên thực tế, ủy viên này nhận định Mỹ cần đảm bảo không có rủi ro bảo mật trong các mạng hiện tại.
Huawei sẽ bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các nhà mạng Mỹ.
Điều đầu tiên, chính phủ nước này cần tìm ra có bao nhiêu nhà mạng có thiết bị rủi ro. Một số nhà cung cấp dịch vụ không dây ở nông thôn hiện vẫn có thiết bị Huawei trong mạng. Ước tính, có khoảng 1/4 trong số này có những thiết bị rủi ro đang được sử dụng.
Sau khi hoàn thành, bước tiếp theo là xác định độ nghiêm trọng của vấn đề. Bước này sẽ yêu cầu tìm hiểu xem mạng cụ thể có sử dụng phần mềm và mã hoặc thiết bị Huawei bị cấm hay không.
Bước cuối cùng là loại bỏ các thiết bị được coi là rủi ro bảo mật. Ủy viên cho biết cách tốt nhất là "loại bỏ và thay thế". Đối với các nhà mạng nhỏ hơn, những người đã mua thiết bị Huawei vì chúng có giá rẻ, sẽ cần được tài trợ từ Ủy ban truyền thông liên bang Mỹ - FCC để chi trả.
Đây không được coi là một gói cứu trợ; quyết định mua các thiết bị Huawei rẻ hơn được đưa ra bởi các nhà khai thác không dây ở nông thôn diễn ra trước khi hãng này chính thức được coi là rủi ro an ninh quốc gia. Dựa trên luật pháp đa đảng, chi phí để loại bỏ các thiết bị rủi ro của Huawei và các nhà cung cấp khác sẽ dao động trong khoảng từ 700 triệu đến 1 tỷ USD.
Chi phí để loại bỏ thiết bị rủi ro khỏi các mạng của Mỹ có thể lên tới 1 tỷ USD
Vậy rủi ro là gì? Các nhà lập pháp Mỹ lo ngại rằng theo luật pháp của Trung Quốc, Huawei có thể bị buộc phải do thám và thu thập thông tin tình báo thay mặt chính phủ. Và điều đó đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng các sản phẩm của Huawei có các "cửa hậu" để gửi bí mật của người tiêu dùng và tập đoàn Mỹ đến Bắc Kinh. Huawei đã phủ nhận điều này nhiều lần và Chủ tịch công ty - Liang Hua cũng đã đề nghị ký thỏa thuận "không gián điệp" với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi đó, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng ngăn cấm chính phủ Mỹ mua thiết bị từ cả Huawei và ZTE.
Ban lãnh đạo FCC.
Mặc dù bốn nhà mạng lớn của Mỹ không còn sử dụng các thiết bị Huawei nhưng ông Starks nói rằng chỉ cần có một nhà mạng có vấn đề về bảo mật thì "tất cả đều có vấn đề về bảo mật." Hiện FCC đang suy nghĩ về việc hỗ trợ Quỹ dịch vụ toàn cầu (Universal Service Fund) cho bất kỳ nhà mạng nào có thiết bị viễn thông "không an toàn". Quỹ này sẽ giúp cung cấp dịch vụ internet và viễn thông cho những người Mỹ có thu nhập thấp và những người sống ở khu vực nông thôn.
Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất thế giới và một số quốc gia vẫn đang tranh luận về việc có nên cấm thiết bị của hãng này trong mạng 5G hay không. Cho đến nay, cùng với Mỹ, các quốc gia như Nhật Bản, New Zealand và Úc cũng đã ra lệnh cấm tương tự.
Theo Dân Việt
Huawei đòi các công ty Mỹ thêm tiền bản quyền Theo kênh CNBC, Huawei sẽ có thể yêu cầu các công ty Mỹ sử dụng công nghệ của họ trả tiền bản quyền nhiều hơn, trong bối cảnh họ đang phải chịu áp lực liên tục từ Washington. Đây được xem là một bước chuyển lớn trong chiến lược của Huawei, thường không chú trọng quyền sở hữu trí tuệ (IPR) trước đó....








Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc đời thường nữ game thủ Audition, gợi cảm chẳng kém hot girl mạng
Netizen
06:53:33 10/04/2025
Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Ukraine nhượng bộ lãnh thổ, Kiev phản pháo
Thế giới
06:52:08 10/04/2025
Lan truyền video Kỳ Duyên ngó lơ, bỏ đi 1 mạch khi khán giả xin chụp ảnh
Sao việt
06:50:48 10/04/2025
Chồng ôm thi thể vợ gào khóc sau vụ va chạm giao thông
Tin nổi bật
06:50:24 10/04/2025
Chàng trai chi gần 300 triệu đồng mỗi năm để sống trên tàu hỏa
Lạ vui
06:47:57 10/04/2025
Vụ ngộ độc "rượu trái cây": Hàm lượng Methanol vượt gấp 1073,05 lần
Sức khỏe
06:44:29 10/04/2025
Bắt kẻ dùng kéo đâm nhiều người đi đường
Pháp luật
06:41:21 10/04/2025
Cách làm sườn cay Thái Lan đậm đà, kích thích vị giác
Ẩm thực
06:01:28 10/04/2025
Lộ diện tài tử đóng trùm phản diện trong 'Xứ cát 3'?
Hậu trường phim
05:56:15 10/04/2025
'Superman' hé lộ thêm chi tiết mới về pháo đài Cô độc, sự xuất hiện của Krypto và các super robots
Phim âu mỹ
05:53:25 10/04/2025