Huawei Technologies tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD để nghiên cứu ôtô tự lái
Trong hội nghị dành cho các nhà phân tích toàn cầu tại Thâm Quyến vào hôm thứ hai, Chủ tịch của Huawei ông Eric Xu tuyên bố, công nghệ xe tự lái của Huawei đã vượt qua Tesla trong một số lĩnh vực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bloomberg)
Trong hội nghị dành cho các nhà phân tích toàn cầu tại Thâm Quyến vào hôm thứ hai, Chủ tịch luân phiên của Huawei ông Eric Xu tuyên bố, Huawei Technologies sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào nghiên cứu công nghệ ôtô điện và xe ôtô tự lái nhằm đẩy nhanh kế hoạch cạnh tranh với Tesla , Apple và Xiaomi.
Cũng tại hội nghị này, ông Eric Xu cho biết, công nghệ xe tự lái của Huawei đã vượt qua Tesla trong một số lĩnh vực.
Ví dụ, xe ôtô du lịch của Huawei có thể tự lái được hơn 1000km mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của con người, trong khi con số của Tesla là 800km.
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc sẽ hợp tác với ba nhà sản xuất ôtô khác bao gồm BAIC, Chongqing Changan Automobile và Guangzhou Automobile để sản xuất thương hiệu con mang tên Huawei.
Video đang HOT
Huawei cũng đã thiết kế logo và đặt logo này lên xe của các đối tác – giống như cách Intel đặt logo của họ lên một số dòng máy tính.
Mẫu xe điện đầu tiên của Huawei hợp tác với nhà sản xuất xe nội địa Arcfox S HBT sẽ được ra mắt tại Auto Thượng Hải vào tháng 4.
Ông Eric Xu cũng chia sẻ: “Số xe ôtô tại Trung Quốc tăng trung bình 30 triệu xe mỗi năm và có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ cần tập trung vào thị trường Trung Quốc, Huawei cũng đã có thể lãi được 10.000 nhân dân tệ với mỗi chiếc xe bán ra. Đây quả là một kế hoạch kinh doanh rất lớn với Huawei.”
Huawei tin rằng, xe hơi điện với tính năng tự động hóa chính là tương lai của ngành công nghiệp ôtô. Công ty nghiên cứu Canalys ước tính, doanh số bán xe điện ở Trung Quốc có thể tăng hơn 50% trong năm nay do xu hướng đón nhận ô tô thân thiện với môi trường cùng với giá cả hợp lý.
Huawei đang dần trỗi dậy sau khi hứng chịu hàng loạt các lệnh trừng phạt từ chính quyền cựu Tổng thống Trump. Trong khoảng thời gian đó, Huawei đã bị cản trở phát triển trong lĩnh vực phát triển điện thoại thông minh, sản xuất chip điện tử và mạng 5G.
Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Tổng thống Biden sẽ rút lại các lệnh trừng phạt của người tiền nhiệm. Đối phó với vấn đề này, nhà sáng lập Huawei Ren Zhengfei đã tập trung đi theo các lĩnh vực tăng trưởng khác như nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe và ôtô điện.
Tuy nhiên, Huawei đang lấn sân vào một đấu trường vốn đã đông đúc với sự tranh giành thị phần khốc liệt từ tập đoàn công nghệ toàn cầu như Tesla cho đến các doanh nghiệp nội địa như Nio và Xpeng.
Tập đoàn đồ gia dụng Xiaomi cũng vừa công bố kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào sản xuất ôtô điện vào tháng trước. Tập đoàn Baidu và Geely Automobile Holdings cũng được cho là đang hợp tác với nhau nhằm chế tạo các dòng xe điện./.
Mỹ xác định 5 công ty Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia
Ủy ban Truyền thông Liên bang xác định 5 công ty Trung Quốc, gồm Huawei, đe dọa an ninh quốc gia, theo luật bảo vệ các mạng truyền thông Mỹ.
5 công ty Trung Quốc hôm 12/3 bị Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) xác định là mối đe dọa an ninh quốc gia gồm Huawei Technologies, ZTE, Hytera Communications, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology.
Logo của hai công ty Trung Quốc Huawei và ZTE. Ảnh: Reuters .
Quyết định được đưa ra dựa trên Đạo luật Mạng lưới Truyền thông An toàn và Tin cậy (STCNA) năm 2019, trong đó yêu cầu FCC xác định các công ty sản xuất thiết bị và cung cấp dịch vụ viễn thông "gây rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia Mỹ".
"Danh sách này cung cấp hướng dẫn thiết thực đảm bảo rằng khi các mạng thế hệ tiếp theo được xây dựng trên toàn quốc, chúng sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ hoặc sử dụng thiết bị hay dịch vụ gây mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Mỹ hoặc an ninh, an toàn của người Mỹ", quyền Chủ tịch FCC Jessica Rosenworcel cho biết trong một tuyên bố.
STCNA áp dụng tiêu chí từ dự luật ủy quyền quốc phòng vốn trước đó đã nhắm vào 5 công ty Trung Quốc trên. Tháng 8/2020, Mỹ ban hành quy định cấm các cơ quan chính phủ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ bất kỳ công ty nào trong số 5 công ty này.
Năm 2019, Mỹ cũng đưa Huawei, Hikvision và các công ty khác vào danh sách đen kinh tế. Năm ngoái, FCC liệt Huawei và ZTE vào danh sách mối đe dọa an ninh quốc gia đối với các mạng truyền thông, cấm các công ty Mỹ sử dụng ngân sách chính phủ 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ các công ty này.
Hiện các công ty Trung Quốc chưa bình luận hoặc từ chối bình luận về động thái mới của FCC.
Huawei rục rịch chuyển sang làm xe hơi? Huawei nộp đơn đăng ký bảo hộ 2 nhãn hiệu có liên quan đến lĩnh vực sản xuất ôtô vào ngày 28/1. Theo Gizchina, công ty Huawei Technologies đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu MATEDRIVE và MATEAUTO vào ngày 28/1. Hai tên gọi này được đăng ký là "công cụ khoa học và phương tiện vận chuyển". Ngoài ra, bảng mô tả...