Huawei kiện FCC sau lệnh cấm nhà mạng nông thôn dùng tiền ngân sách mua thiết bị
Huawei quyết định kiện Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) vì cấm các nhà mạng địa phương sử dụng quỹ chính phủ để mua thiết bị của mình.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Thời báo Phố Wall, Huawei sẽ kiện lên tòa phúc thẩm tại New Orleans. Để đạt được mục tiêu của mình, Huawei cũng tăng chi phí cho các công ty vận động hành lang ở Washington. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo, Ren Zhengfei, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Huawei, cho biết công ty của ông có thể tồn tại tốt mà không cần Mỹ.
Ngày 25/11, FCC thống nhất chặn việc sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ dịch vụ phổ quát (USF) để mua thiết bị và dịch vụ viễn thông từ các công ty có nguy cơ tới an ninh quốc gia, trong đó Huawei và ZTE là hai công ty cung cấp thiết bị của Trung Quốc phải chịu lệnh trừng phạt này. FCC cũng thông qua các quy tắc mới rằng các nhà khai thác mạng nhận được tiền từ quỹ USF phải loại bỏ thiết bị và ngừng sử dụng dịch vụ từ các công ty được nêu ra, đề xuất thành lập một quỹ bồi thường để giúp thanh toán chi phí cho việc đó.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố của mình, FCC cho biết các quỹ công cộng có sử dụng quỹ USF của FCC không được gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia thông qua việc mua thiết bị từ các công ty có rủi ro về an ninh quốc gia.
FCC đang tìm kiếm tham vấn về việc làm thế nào để thanh toán cho quá trình tách và thay thế, thiết kế chương trình tài trợ, kế hoạch thực hiện thu thập thông tin để xác định mức độ mà các nhà mạng viễn thông đủ điều kiện có thiết bị của Huawei và ZTE trong mạng của họ và các chi phí liên quan đến việc loại bỏ và thay thế các thiết bị đó.
Trong khi đó, Huawei nói rằng hành động của FCC là dựa trên cơ sở thu thập thông tin và các giả định sai lầm. Những hành động không chính đáng này sẽ có tác động tiêu cực sâu sắc đến nhu cầu kết thông tin của người dân Mỹ ở khu vực nông thôn và các khu vực thiếu thông tin khác.
Với việc không được tiếp cận các giải pháp của Huawei, các nhà mạng nhỏ hơn sẽ mất khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet tốc độ cao và đáng tin cậy. Các trường học, bệnh viện và thư viện ở khu vực nông thôn sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời, do giảm cạnh tranh trên thị trường thiết bị viễn thông, đặc biệt là trong các mạng 5G tiên tiến, tất cả người dân phải trả giá cao hơn cho các dịch vụ quan trọng này.
Tháng 5/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm Huawei vào danh sách các công ty cấm mua các bộ phận và linh kiện từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ.
Theo ICTNews
Huawei kiện Mỹ về các cáo buộc liên quan tới an ninh quốc gia
Giữa các tranh chấp thương mại Mỹ-Trung, Huawei vẫn đang phải hứng chịu hậu quả là những lệnh cấm vận của Chính phủ Mỹ.
Công ty Trung Quốc hiện đang lên kế hoạch kiện Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) bởi đã ban hành lệnh cắt tiền trợ cấp cho các công ty doanh nghiệp trong nước nếu sử dụng tiền đó để mua thiết bị của Huawei.
Đầu năm nay, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen, chặn đứng mọi cơ hội hợp tác của Huawei với các công ty công nghệ Mỹ. Với động thái này từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Huawei đã mất đi quyền truy cập vào hệ điều hành Android của Google. Kể từ đó, công ty liên tục phải đối mặt các vấn đề với Chính phủ Mỹ bởi các cáo buộc rằng Huawei đã cài phần mềm gián điệp vào các thiết bị công nghệ của mình.
Theo FCC, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc hầu như đã không còn nhiều cơ hội làm ăn tại đất Mỹ, bởi nhiều nhà mạng lớn của Mỹ đã lựa chọn sử dụng các thiết bị của Ericsson, Nokia và các hãng khác.
Đáng chú ý, một số lượng nhỏ các nhà cung cấp vẫn đang sử dụng bộ dụng cụ từ Huawei và ZTE bởi nó có giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, FCC đã ban hành biện pháp bắt buộc các nhà mạng Mỹ phải gỡ bỏ và thay thế thiết bị Huawei.
Huawei đang có kế hoạch nộp đơn kháng cáo quyết định này. Gã khổng lồ công nghệ có 30 ngày để nộp đơn kháng cáo tại Tòa phúc thẩm ở New Orleans, Louisiana. Công ty đã thường xuyên bác bỏ các cáo buộc từ Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến các rủi ro an ninh và tuyên bố không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh rằng Huawei đã cài cắm phần mềm gián điệp vào các thiết bị của mình. Lệnh cấm các công ty Mỹ hợp tác với Huawei đã chặn đứng mọi cơ hội phát triển của công ty này.
Theo Nghe Nhìn VN
Harmony OS không phải kế hoạch dự phòng mà là chiến lược của Huawei Hệ điều hành mới của Huawei khiến nó trở thành một trong những công ty duy nhất bên cạnh Samsung, có khả năng tạo ra một hệ sinh thái độc lập như Apple. Sau khi lệnh cấm sử dụng hệ điều hành Android có hiệu lực, Huawei đã tiết lộ kế hoạch dự phòng của mình. Nhưng những gì được dự đoán là...