Huấn luyện trên biển để tiếp nhận tàu mới
Đúng 7 giờ sáng một ngày cuối tháng 3, sau ba hồi còi dài, biên đội hai chiếc tàu pháo tên lửa số hiệu 377 và 378 thuộc Lữ đoàn 167 rời cảng. Đây là đợt hành quân huấn luyện trên biển “hai trong một”.
Đối với kíp tàu 377 và 378 là nhiệm vụ huấn luyện thường xuyên, còn với kíp tàu 379 và 380 là nhằm sử dụng thành thạo vũ khí trang bị kỹ thuật trên tàu để chuẩn bị tiếp nhận hai chiếc tàu mới do Việt Nam tự đóng theo giấy phép của Nga, sắp được bàn giao cho Lữ đoàn 167.
Kíp huấn luyện tại buồng chỉ huy trên tàu 377.
Thượng tá Nguyễn Việt Anh, Phó Lữ đoàn trưởng cho biết:
Cán bộ chiến sĩ tham gia huấn luyện lần này gồm tổ chức đi biển và hành quân, thực hành triển khai các dạng phòng thủ và sử dụng vũ khí tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên biển; luyện tập bắn pháo đối hải; phòng chống vũ khí hủy diệt lớn…
Rời cảng, 2 con tàu rẽ sóng ra khơi. Sóng lớn khiến đồ đạc trên tàu xô loảng xoảng, tàu lắc mạnh. Khẩu lệnh của thuyền trưởng vang lên, bộ đội mau chóng vào vị trí chiến đấu.
Khi kíp tàu cũ luyện tập thì anh em kíp tàu mới quan sát học hỏi. Đổi lại kíp tàu mới tập thì kíp tàu cũ vừa quan sát vừa uốn nắn động tác. Cứ như vậy hết lần tập này xoay vòng qua lần tập khác. Ai nấy mải miết quên thời gian và sóng to gió lớn.
Video đang HOT
Cán bộ chiến sĩ trên tàu luyện tập nhiều tình huống khác nhau, trong đó có bài huấn luyện thực hành công kích tên lửa làm chúng tôi chú ý nhất.
Tình huống giả định phát ra với tọa độ mục tiêu được xác định. Những người lính ở từng vị trí bắt đầu giải bài toán công kích tên lửa sao cho trúng mục tiêu. Mọi người, tùy theo nhiệm vụ của mình phải báo cáo cho thuyền trưởng các thông số và sẵn sàng chờ lệnh.
Giây phút hồi hộp nhất chính là thời khắc đếm ngược từ 10 đến 1 và lúc tên lửa phóng đi. Dẫu chỉ là bài tập nhưng không khí khẩn trương như xảy ra trên thực địa.
Trung tá Nguyễn Đức Thoan, Thuyền trưởng tàu 377 cho biết, cán bộ, chiến sĩ tàu 377 đa số đã tham gia bắn đạn thật với loại tàu này, nên có nhiều thuận lợi khi hướng dẫn đồng đội kíp tàu mới.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Dương, Thuyền trưởng tàu 379 khẳng định, sau thời gian tham gia huấn luyện cùng kíp tàu 377 cán bộ, chiến sĩ tàu 379 được học hỏi không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về phương pháp vận hành, tác phong chỉ huy.
Sau ba ngày huấn luyện trên biển, mặt ai cũng sạm đi vì nắng gió nhưng nụ cười thì thoải mái hơn ngày rời cảng rất nhiều, vì kết quả đạt được sau kỳ huấn luyện khá mỹ mãn.
6 tàu tên lửa Molniya Project 12418 đóng tại Việt Nam theo giấy phép của Nga. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mớn nước (toàn tải) 2,5m.
Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người. Tàu được trang bị nhiều loại vũ khí. Kh-35 Uran E dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg, trên thân có 4 cánh ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Trung Quốc lo sợ loạt tên lửa chống hạm Việt Nam
Việt Nam đang nâng cấp hệ thống radar dưới sự giúp đỡ của Công ty Thales Pháp, hơn nữa sở hữu khoảng 500 quả tên lửa chống hạm.
Đó là thông tin được tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đưa ra.
Đây không phải là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc nhắc đến các tên lửa chống hạm của Việt Nam. Trước đó, tờ Phượng Hoàng đã điểm danh 4 loại tên lửa chống hạm khủng nhất được trang bị cho Hải quân Việt Nam.
"Sát thủ" đầu tiên được báo này điểm danh là Kh-35, loại tên lửa hành trình chống tàu được trang bị cho chiến hạm lớp 1241.8 và Gepard 3.9 của Việt Nam. Mỗi chiến hạm loại này mang được 16 tên lửa hành trình Kh-35.
Theo các chuyên gia quân sự, Việt Nam có nhiều loại tên lửa trang bị cho quân đội nhưng tên lửa Kh-35 có lẽ là loại tên lửa hành trình đặc biệt nhất.
Không chỉ có tính năng hiện đại, khả năng bay xa, hay uy lực công phá lớn, Kh-35 còn phù hợp với những lối đánh sở trường, độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Tên lửa 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam
Sát thủ thứ 2 sau Kh-35, theo Phượng Hoàng là 3M-54E được trang bị cho tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam.
Tên lửa chống hạm 3M-54E Club-S có tốc độ dưới âm, là biến thể của họ tên lửa Club do Viện OKB Novator (Nga) phát triển, tầm bắn 220 km.
Tên lửa được phóng từ tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (trong hạm đội Ấn Độ là các tàu ngầm điện-diesel cải tiến lớp Projekt 877EKM), chủ yếu dùng để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất
Trước thông tin Việt Nam sắp sở hữu chiến hạm lớp Sigma của Hà Lan, báo quân sự Phượng Hoàng cũng nêu tên thêm loại tên lửa sát thủ được trang bị cho loại tàu chiến này là tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II. Tên lửa này lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 165kg.
Sát thủ thứ 4 của Hải quân Việt Nam, theo Phượng Hoàng là tên lửa hành trình chống tàu P-15.
Tên lửa P-15M (NATO gọi là SS-N-2C) trang bị cho các tàu hộ vệ project 1241.1 và tàu tên lửa cỡ nhỏ OSA-II. P-15M dài 6,5m, đường kính thân 0,76m và tổng trọng lượng phóng là 2.500kg.
Tên lửa được radar chủ động dẫn đường trong pha cuối. Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng, tầm bắn 80km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.
Khi báo chí Ấn Độ loan tin nước này chuẩn bị cung cấp tàu tuần tra và tên lửa BrahMos cho Việt Nam tuần tra và tự vệ trên Biển Đông, báo chí Trung Quốc phản ứng rất mạnh mẽ và xem đây là hành động khiêu khích của Ấn Độ. Rõ ràng, Trung Quốc rất ngại khi Việt Nam sở hữu tên lửa chống hạm Brahmos.
BrahMos có khả năng đánh trúng cả các mục tiêu trên mặt nước ở độ cao thấp hơn 10m. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3.400 km/h) và có tầm bắn 290km. Tên lửa Brahmos phóng từ tàu nổi hoặc trên bờ sẽ được gắn đầu đạn 200kg trong khi mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn nặng 300kg.
Với tốc độ cao, BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ khác như Tomahawk của Mỹ. Ngoài ra, với trọng lượng gấp đôi (3.000kg) và tốc độ nhanh hơn bốn lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
Đặc biệt, BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard, máy bay Su-30 hay bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài này quân đội Việt Nam đều có và điều đó khiến Trung Quốc lo sợ.
Theo Đất Việt
Hải quân tiếp nhận 2 tàu pháo tên lửa đầu tiên đóng mới tại VN Sáng 17.7, tại Nhơn Trạch (Đồng Nai), Vùng 2 Hải quân tổ chức lễ thượng cờ và tiếp nhận 2 tàu pháo tên lửa HQ 377 và HQ 378 thuộc Lữ đoàn 167 Hải quân. Toàn cảnh buổi lễ tiếp nhận 2 tàu pháo tên lửa - Ảnh: Phạm Quang Đây là 2 tàu đầu tiên trong số 6 tàu tên lửa hiện...