Hủ tục rùng rợn giữa chốn thâm sơn cùng cốc
Lối sống hồn nhiên, bản năng hết mình cộng với tư duy đơn giản của đồng bào Tây Nguyên xa xưa đã sinh ra hủ tục hà khắc trong những buôn làng biệt lập giữa thâm sơn, cùng cốc.
“Dọ-tơm-amí” và “Joă ană” (chôn con theo mẹ và đạp cho chết) là 2 hủ tục hoang dã gây nên nhiều cái chết oan khốc cho trẻ sơ sinh. Những người giàu lòng trắc ẩn đã đứng lên chống lại hủ tục mông muội này.
Theo men rượu cần
Một trong những thành tố không thể thiếu trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, vốn quý đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, chính là rượu cần!
Rượu cần giờ có mặt khắp từ Bắc vào Nam. Nhưng chỉ riêng ở Tây Nguyên, bí quyết chế men, ủ rượu cần mới là đặc quyền riêng giao cho phụ nữ. Và các nữ chủ Tây Nguyên không chỉ cất rượu theo lối thông thường, mà còn kèm theo nghi lễ thần bí. Vừa vò men, đồ xôi, nữ chủ vừa lẩm nhẩm hát những bài phù chú gọi men thức dậy, rồi bưng nia xoay vòng, xui men giục người uống say quay cuồng đến “nôn tại ghè, cởi cả khố, tuột cả váy, để được lạc vào nhà người ta/ ăn nằm với vợ người ta “…
Hút cạn hết cần này tới cần khác trong giai điệu chiêng cồng giục giã, trong mùi da thịt hòa quyện “tay nắm tay, chân quấn chân” của vòng xoang dần thít chặt, men rừng dịu ngọt càng ngấm, càng kích thích bản năng trỗi dậy quanh ngọn lửa bốc cao hừng hực đêm rừng… Tất cả phải cùng say, quấn lấy nhau và thỏa mãn tận cùng trong tâm thức lãng quên. Để hôm sau, khi tỉnh dậy, cả khách lẫn chủ không ai còn nhớ đêm qua ai đã làm gì …Thú vui này như một kiểu nghiện, khiến đồng bào xa xưa chẳng bận tâm tích lũy tài sản. Sản lượng gặt hái của mỗi vụ mùa chỉ cần ưu tiên cho các ché rượu. Hễ thiếu ăn lại vác chụp vào rừng đào củ mài, đặt bẫy, vớt cá suối, hái rau rừng qua bữa.
Bản năng văn hóa rượu cần giúp cuộc sống thi vị, lung linh màu sắc, nếu như nó không đi kèm những hủ tục mông muội, tàn nhẫn, bi thương.
Nhà Rông ở Kon Tum
“Dọ tơm amí”
Khởi nguyên, tục “dọ tơm amí” chỉ quẩn quanh trong một số buôn làng của đồng bào Bana, Jơ rai, Jẻ Triêng, những sắc tộc bản địa đông đúc sinh sống lâu đời trên cao nguyên Gia Lai – Kon Tum, phía Bắc Tây Nguyên. Nhưng sau đó, theo những nhóm người ly tán, giao thoa, tục “dọ tơm amí” lan nhiễm qua cả những cộng đồng Xêđăng, S’rá, và vài nhánh Ê đê ở những vùng nghèo khó nhất.
Theo hủ tục này, nếu người mẹ chẳng may chết khi vượt cạn thì trẻ sơ sinh phải bị bỏ xuống huyệt chôn theo mẹ. Trẻ đã vài tuần, thậm chí đầy tháng tuổi mà mẹ ốm chết vì kiệt sức, hậu sản, thì đứa trẻ cũng bị chôn sống theo, hoặc bị vứt bỏ giữa bãi tha ma cho chết mòn hoặc thú dữ ăn thịt. Buôn làng càng thiếu thốn lạc hậu, hủ tục càng phổ biến vì đồng bào không biết cách nuôi dưỡng hài nhi thiếu sữa mẹ, luôn tin đứa bé đã làm cho mẹ chết cần phải theo mẹ về cõi ma mới mong được chăm sóc tốt hơn… Trên nhiều ngôi mộ chôn chung những đôi mẹ con tội nghiệp người Ba Na, Jơ rai, Jẻ Triêng, vì vậy mà nghệ nhân vẫn tạc tượng nhà mồ tạo hình mẹ ôm con, mẹ cõng con chan chứa tình thương nhưng trĩu nặng thảm sầu.
Joă ană
Video đang HOT
Văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tôn trọng quyền tự do yêu đương, chọn lựa bạn đời của các đôi trai gái, trừ trường hợp mặc định từ đầu không thể kết hợp nên sẽ bị cả gia tộc cấm đoán, giữa những đôi trai gái dù khác nhánh nhưng cùng một “gốc họ”, như cùng gốc ” Mlô” hay cùng gốc “Niê” trong tập quán của đồng bào Ê đê.
Đồng bào Jơ Rai vùng Ia Le huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trước kia có tục “ngă mit”, ngă là làm, mit là đêm tối, cho phép con gái vào tuổi dậy thì được tự do chọn lựa ý trung nhân nếu đã lỡ “ăn cơm trước kẻng” thì có quyền mời người làm chứng để “giữ chân” cho đối tác khỏi “xù”. Nhưng gặp kẻ sở khanh ngă mấy thì ngă, xù vẫn xù, thì sơn nữ lắm khi phải vài lần ngă mit
Khi nàng lấy chồng, nếu người chồng nghi ngờ đứa bé đầu tiên ra đời không phải con mình, anh ta có quyền yêu cầu vợ hoặc bà đỡ phải Joă ană (đạp đến chết), nếu không sẽ mời già làng xét xử, không những mất mặt với cộng đồng mà còn có thể bị đuổi khỏi làng, tựa đi đày biệt xứ. Joă là đạp, ană là con, Joă ană là đạp con cho chết, hủ tục này nghiệt ngã tàn khốc hơn cả “dọ tơm amí”
Buộc phải tự thi hành án Joă ană, người phụ nữ vừa gượng dậy sau sinh nở sẽ phải bồng con vô rừng, dùng cây chụp loại chuyên đào củ mài đào một hố tròn sâu, thả đứa con mình vừa rứt ruột đẻ ra dốc ngược đầu xuống đáy hố để hồn ma bé khỏi biết đường về, rồi… đạp và… lấp, trước sự chứng kiến của gã chồng đinh ninh từ nay người vợ này mới hoàn toàn thuộc về mình, đứa con tiếp theo mới chắc chắn là con của mình.
Y tá Y Ngum bế bé A Công Sơn cùng chồng con
Giành lại quyền sống cho trẻ thơ
Cuối tháng 8/2005, nữ y tá Y Ngum ở trạm xá xã Đăk Sao huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đón một phụ nữ người Xê Đăng ở làng Kạch Lớn 2 tên là Y Nel, bụng chửa vượt mặt lại bị rắn độc cắn trong lúc lên rừng hái măng. Y Nel tắt thở đúng lúc đứa con trai đầu lòng chào đời. Cộng đồng làng Kạch nhất trí chôn con theo mẹ, anh A Huih, cha bé không dám cãi, nhưng nữ y tá Y Ngum cương quyết không cho làng chôn sống cháu bé. Được chồng là anh Nguyễn Đức Thành Nam, thành viên đội trí thức trẻ tình nguyện đồng tình ủng hộ, Y Ngum đã thuyết phục được làng Kạch trao cháu bé cho cô nhận làm con nuôi, đặt tên là A Công Sơn.
Đến Kon Tum, đoàn du khách nào cũng được hướng dẫn ghé thăm nhà Rông, Nhà thờ gỗ Kon R’Bang trăm tuổi nổi tiếng độc đáo số một của thành phố nhỏ bé xinh đẹp phía Bắc Tây Nguyên, rồi vòng ra phía sau tòa giáo đường lộng lẫy thăm một công trình đầy ý nghĩa khác, là Tổ ấm Vinh Sơn thuộc dòng Ảnh Phép Lạ (APL) – dòng tu duy nhất trên cả nước do các nữ tu người dân tộc thiểu số sáng lập- nơi nửa thế kỷ qua đã cưu mang nuôi nấng mấy trăm trẻ nhỏ mồ côi tật nguyền, trong đó có nhiều em bé được giành khỏi tay tử thần “Dọ tơm amí” và “Joă ană”.
Bà đỡ hoặc người vợ đáng thương biết sinh linh trong bụng mình sắp bị giết, đã trốn làng chạy đến tu viện cầu xin cứu vớt. Những thân phận Dọ tơm amí, Joă ană đầu tiên về với dòng APL từ năm 1947. Tiếng lành đồn xa, càng ngày số trẻ bất hạnh được đưa về Tổ ấm càng đông, các nữ tu phải tách cơ sở làm đôi. Tổ ấm I lặng lẽ nép mình sau Nhà thờ gỗ. Tổ ấm II cách gần 2 cây số, nằm khuất sâu trong thôn Kon Harachot.
Xơ Y Blưih người dân tộc Bơhnar là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn I. Xơ Gông người dân tộc Xêđăng là mẹ cả của Tổ ấm Vinh Sơn II. Hai bà năm nay đều đã 63 tuổi, nhân từ phúc hậu, đi tới đâu đàn cháu nhỏ cũng vẫy gọi rối rít và giơ tay đòi bế. Để có đủ cơm áo nuôi nấng hàng trăm trẻ nhỏ, có tiền thuê thầy cô vào dạy học, các xơ phải vừa chăm trẻ vừa tổ chức lao động sản xuất.
Từ đây, nhiều thân phận bất hạnh đã có cơ hội học hành đỗ đạt. Vượt qua rào cản ngôn ngữ, theo kịp các bạn ở các trường công lập là cố gắng lớn. Thi đậu vào cao đẳng, đại học lại là kỳ tích của cả mẹ và con. Các xơ thuộc lòng tên tuổi những đứa con mang lại niềm tự hào, thành tấm gương sáng cho lớp em sau ở tổ ấm: A Huyên, A Nương, dân tộc Bơhnar, A Rươh dân tộc Jơlâng, Y Yêm dân tộc Xơđăng, Y Thu người S’rá, Alê Khăm dân tộc Rơngao, Y Loai dân tộc Jơlâng …
Xơ Y Blưih bồng một em bé xinh như thiên thần, kể cho tôi nghe: Em bé này người Jơ Rai, đã may mắn khỏi chết oan vì bị chôn theo mẹ. Khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ bé ở làng Kon Thup, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai địu con lên rẫy bị trúng gió qua đời. Dân làng họp lại, đồng tình Dọ tơm amí.
Một phụ nữ nhân hậu cùng làng nghe tin vội bỏ buổi tuốt lúa chạy về nài xin làng cho chị nhận bé làm con nuôi, dù nhà chị cũng nghèo và có tới 7 đứa con. Đón được bé về, vợ chồng chị làm khai sinh, đặt tên cháu là Pi Yo Rong rồi báo cho một nữ tu ở TP Plây Ku nhờ giúp đỡ.
Bố nuôi cầm lái xe máy, nữ tu ngồi sau ôm Pi Yo Rong chạy mấy chục cây số qua Kon Tum xin mẹ cả Y Blưih nhận cháu. Về nơi ở mới, Pi Yo Rong được chị Y Loan người Xêđăng quê huyện Ngọc Hồi, Kon Tum đang học lớp 6 nhận làm em nuôi, vì mười mấy năm trước Y Loan cũng được cứu khỏi tục chôn con theo mẹ .
Giờ cuộc sống từng ngày đổi thay, buôn làng khắp Tây Nguyên giờ đều đã tiến bộ, tiện nghi đầy đủ hơn xưa. Hủ tục “Dọ tơm amí” và “Joă ană” dần lui vào dĩ vãng.
(Còn nữa)
Theo Tiền Phong
Cha nhẫn tâm ném con 3 tháng tuổi xuống đường
Vì hơi men xâm chiếm, không điều chỉnh được lý trí, gã chồng đốn mạt đang tâm vứt đứa con ruột của mình xuống đường dẫn đến việc cháu bé bị chấn thương nặng.
Phòng hồi sức đặc biệt, nơi cháu Tuấn đang được chăm sóc theo dõi
Gây tội tày đình xong gã bỏ mặc người vợ nghèo khổ yếu ớt một mình đưa con nhỏ chạy chữa khắp các bệnh viện. Nỗi đau quá lớn đó như đánh gục chút tàn lực cuối cùng của người đàn bà tội nghiệp sau hai năm làm vợ kẻ nát rượu với những đau khổ, u uất triền miên.
Gặp phóng viên tại nhà chờ dành cho người nhà bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi đông 2 (TP.HCM), chị Cao Thị Thanh Lan vẫn chưa hết bàng hoàng sau những gì xảy đến. Mỗi lần nhắc đến người chồng đốn mạt và cháu bé 3 tháng tuổi đang nằm ở phòng hồi sức, chị không thể nói được lời nào, khóe mắt rưng rức.
Quăng con đến dập não
Chị Lan cho biết cháu bé Nguyễn Văn Tuấn là đứa con đầu lòng của chị với Nguyễn Văn Trường (quê Châu Thành, Hậu Giang). Trường năm nay 30 tuổi, hơn chị Lan 3 tuổi, hai người kết hôn và sống chung được hai năm nay. Trường thường xuyên nhậu nhẹt và đánh đập vợ. Mặc dù chị Lan nhiều lần khuyên nhủ, động viên chồng bỏ nhậu nhưng không được. Tức quá, chị Lan dọa sẽ đưa con về bên ngoại nếu Trường tiếp tục nhậu. Thế nhưng, phớt lờ lời chị Lan, Trường vẫn trở về nhà với bộ dạng say xỉn. Chị Lan giận quá bế con về bên ngoại ở Châu Thành, Sóc Trăng.
Ngày 16/6, Trường chạy xe máy tìm về nhà bố mẹ vợ xin được gặp con. Như mọi khi, người Trường nặc mùi rượu. "Anh ta nói rất nhớ con. Nghĩ rằng anh ta nói thật lòng và cũng vất vả vượt đường xa tìm đến nên tôi đưa con cho anh ta ẵm"-chị Lan kể lại. Vì đứa trẻ khóc nên Trường nói với chị là bế vào trả cho bà ngoại thế nhưng thật ra Trường lại bế con định đi ra khỏi nhà. Thấy vậy, chị đi theo và kêu Trường không được bế con về. Khi ra đến đường lộ chỗ đậu xe máy, Trường bỗng nhiên quăng đứa trẻ xuống đất và nói "Nếu tao không nuôi được thì không cho đứa nào nuôi nó hết". Sau đó, Trường định lại kéo đứa trẻ lên để quăng tiếp. Rất may là chị Lan và gia đình đông người ra ngăn cản kịp, nếu không có thể cháu Tuấn đã tử vong.
Dù giữ được tính mạng nhưng vì đầu ngày càng sưng nên chị Lan đưa đi BV Sóc Trăng khám. Sau đó bé Tuấn được chuyển lên cấp cứu tại BV Chợ Rẫy với chẩn đoán xuất huyết não, bé có biểu hiện lơ mơ. Ngày 20/6, cháu được chuyển qua BV Nhi đồng 2. Do các khối xuất huyết trên não bệnh nhi rải rác nên không thể phẫu thuật, bé Tuấn được điều trị nội khoa để chống phù não. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bé nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Kết quả chụp CT cho thấy bé bị dập não xuất huyết trán đỉnh phải, dập não rải rác bán cầu trái, đồng tử giãn. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho bệnh nhi thở máy, dùng các biện pháp hỗ trợ chống phù não, hỗ trợ hô hấp, dinh dưỡng và cho dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ còn phát hiện bé bị suy gan, suy thận, nhiễm trùng huyết.
Cháu Tuấn hiện đang được cách ly điều trị đặc biệt tai khoa Hồi sức tích cực & Chống độc của bệnh viện. "Xuất huyết não rải rác, lan tỏa nên không thể can thiệp được bằng phẫu thuật như các xuất huyết não khu trú khác. Hiện bé đã tương đối ổn định, có cử động tự nhiên nhưng vẫn còn phải thở máy, truyền dịch. Vẫn chưa đánh giá được khả năng hồi phục hay di chứng của cháu sau này", bác sĩ Thạch cho biết.
Chúng tôi không được phép tiếp cận cháu bé vì phải cách ly. Y tá tên Nhung mở hé cánh cửa phòng hồi sức cho chúng tôi nhìn vào. Nhìn Tuấn bé xíu, chân tay ngọ nguậy trong cả khối băng gạc không ai cầm được nước mắt. Hiện các bác sĩ đang làm mọi cách đễ cứu chữa cho Tuấn.
Hoàn cảnh bi đát của hai mẹ con cả bệnh viện không ai không biết. Thương hai mẹ con chị Lan một thì căm phẫn trước hành vi của Trường mười. "Tội nghiệp thằng bé kháu khỉnh vậy mà phải gánh chịu thương tật quá lớn. Trần đời sao lại có người làm chồng, làm cha độc ác đến như vậy chứ"-y tá Nhung bức xúc nói.
Chị Lan (áo xám) đến phòng hồi sức thăm con
Tận cùng nước mắt
Chúng tôi phải động viên nhiều lần, chị Lan mới chia sẻ về cuộc sống riêng của mình. Kể đến chuyện chồng mình, chi cứ co rúm lại, như vừa đau đớn vừa lo sợ. "Quăng bé Tuấn xuống đường xong, anh ta chửi bới cái gì đó rồi bỏ về. Từ đó đến nay không hề gọi điện hỏi han và lo lắng điều gì cả"-chị Lan vừa khóc vừa kể. Căm phẫn hơn, anh ta hiện đang giữ toàn bộ giấy khai sinh, giấy tờ, bảo hiểm của bé Tuấn. Người nhà chị Lan nhiều lần đến xin các giấy tờ để làm thủ tục cho cháu trong bệnh viện nhưng anh ta không cho vì không tin cháu bị chấn thương nặng như thế.
Bị gã chồng nát rượu bỏ rơi, chị Lan một mình chạy vạy đưa con qua ba bệnh viện từ tuyến dưới đến tuyến trên. Ngày đưa cháu bé đi khám, mẹ chị ven vét khắp nhà được 120 nghìn đồng, quệt nước mắt dúi vào tay chị. Cha mẹ chị rất nghèo, chỉ có hai công ruộng nên thiếu ăn quanh năm. Nhà có 5 anh chị em, ai cũng nghèo, tỏa đi làm thuê làm mướn khắp các tỉnh. Rất may cô em út có việc làm ổn định, cũng chạy vạy được 15 triệu đồng cho chị mượn để lo chạy chữa cho cháu Tuấn. Bên chồng thờ ơ, bên ngoại thì nghèo khổ không có điều kiện thăm nuôi. Một thân chị vật vã ở bệnh viện Nhi Đồng nuôi con bệnh. Mỗi ngày, chị được vào thăm cháu một lần. Số tiền mượn được cũng đã vơi dần theo từng lần khám chữa và cũng sắp cạn kiệt. Chị chỉ dám ăn uống qua quít để dành tiền lo cho con. "Cũng may các bác sĩ bệnh viện biết chuyện thương tình, tận tình chăm sóc và động viên mẹ con em. Chứ không thì em không biết phải làm thế nào nữa"-chị Lan chia sẻ.
Mỗi lần hỏi đến người chồng là một lần chị Lan lắc đầu thở dài thườn thượt. Chị quen chồng qua sự giới thiệu của người quen. Thấy Trường hiền lành dễ mến nên sau thời gian tìm hiểu chị đã quyết định đi đến hôn nhân. Ngày chị mới về làm vợ, Trường bỗng dưng dắt ở đâu về đứa bé gái 4 tuổi nói rằng đó là con của anh ta nên phải đem về nuôi nấng. Biết mình bị đưa vào thế đã rồi, quá sốc trước sự thật bẽ bàng, nhưng vì đám cưới đã tổ chức xong, danh phận đã ràng buộc, chị nhắm mắt chấp nhận. Chị thương yêu chăm sóc cháu như con ruột mình. Trời không phụ lòng, cháu bé lớn lên ngoan hiền hiếu thảo. Chị được an ủi phần nào. Hiện cháu bé đã xong lớp mẫu giáo, chuẩn bị vào lớp một. Chị nhiều lần hỏi chồng về mẹ ruột cháu, nhưng Trường khoát tay phớt lờ.
"Bình thường anh ta hiền lắm. Nhưng có rượu vào là tính nết thay đổi hẳn. Hay chửi bới và đánh đập vợ con"-chị nuốt nước mắt kể tiếp. Trước đây Trường chỉ thình thoảng uống rượu. Nhưng gần đây uống liên tục, gần như bị nghiện rượu. Ngày nào Trường cũng nhậu , đến khi về nhà thì đã say rồi. Gia cảnh hai vợ chồng cũng rất nghèo. Ít ruộng đất nên cả hai phải làm thuê làm mướn thêm để kiếm sống. Hai người hay đi bó cam giống, mỗi ngày kiếm được vài chục ngàn đồng, đủ trang trải cho gia đình 4 người. Hồi mới cưới, Trường cũng siêng năng làm lụng kiếm tiền. Nhưng từ khi uống rượu nhiều, gã đâm ra trể nãi rồi lười biếng. Những đồng tiền vất vả kiếm được, Trường nướng vào những cuộc ăn nhậu bê tha, bỏ mặc chị gồng mình lo cho gia đình. Thời gian mang thai cháu Tuấn, chị vừa thiếu ăn vừa phải làm vất vả, suy nhược ngất xỉu mấy lần. Chị cắn răng chịu, hy vọng có thêm con trai sẽ là niềm vui lớn giúp chồng giảm bớt nhậu nhẹt. Thế nhưng, ngựa quen đường cũ, dù vợ con nheo nhóc lam lũ Trường vẫn nhậu nhẹt triền miên. Chị Lan khuyên giải nhiều lần nhưng Trường không nghe, còn đánh luôn vợ. Bất lực, chị ôm cháu Tuấn về nhà mẹ đẻ thì xảy ra tai họa. "Số em đã vậy rồi. Cực khổ đau đớn thế nào em cũng chịu được. Nhưng con mình còn đỏ hỏn đã phải chịu đau đớn quá kinh khủng. Mỗi lân nghĩ đến cháu, em đứt từng khúc ruột. Không biết rồi mai này cháu sẽ ra sao nữa"-chị Lan nói rồi khóc nấc lên thành tiếng.
Câu chuyện giữa chúng tôi bị ngắt quãng. Chị Lan quàng vội cái áo khoác mỏng tất tưởi lên phòng hồi sức thăm con. Hàng chục người trong khu thân nhân nhìn theo bóng người vợ trẻ gầy còm yếu ớt lắc đầu cám cảnh. Gã chồng nát rượu rồi đây sẽ rất ăn năn hoặc phải trả giá đắt cho hành vi máu lạnh của mình. Nhưng người ta quan tâm hơn đến chị. Không biết chị sẽ phải sống thế nào khi thực tại là một cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt còn phía trước mặt là đứa con bệnh tật cùng hai bàn tay trắng và một sức vóc dần tiều tụy.
Theo xahoi
Mẹ sát hại 2 con vì bế tắc Cuộc sống khó khăn, con mắc trọng bệnh và nghi ngờ chồng có người đàn bà khác được cho là nguyên nhân khiến chị Nga sát hại hai con rồi tự sát trong phòng trọ. Theo điều tra ban đầu của công an TP HCM, nguyên nhân ba mẹ con chết ở phòng trọ (ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP...