Hủ tiếu Việt Nam trở thành “đề bài” trong cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ
Đề bài dành cho top 5 của cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ là món ăn yêu thích nhất của các vị giám khảo. Đối với Gordon Ramsay, một trong 3 vị giám khảo khó tính, hủ tiếu Việt Nam chính là món ăn tuyệt vời nhất mà ông từng được thử.
Trong chương trình Masterchef Mỹ mùa thứ 3, tập 21, phát sóng ngày 28/8 trên kênh truyền hình Fox, món hủ tiếu Việt Nam đã bất ngờ trở thành đề bài hóc búa dành cho các thí sinh lọt vào top 5. Đề bài này đã khiến họ thực sự hoang mang.
Ở tập này, sau khi thí sinh James Nelson giành phần thắng với Chiếc hộp bí mật, anh được an toàn, không phải tham gia thi đấu loại. Thêm vào đó, James được quyền lựa chọn đề bài dành cho các thí sinh còn lại.
Đề bài mà James được chọn là một trong 3 món ăn do 3 vị giám khảo của chương trình đưa ra.
Giám khảo Joe Bastianich đưa ra đề bài là món hải sản của Singapore gồm tôm – cầu gai – trứng cá muối.
Giám khảo Graham Elliot đưa ra món bánh sandwich cua.
Giám khảo Gordon Ramsay đưa ra đề bài là món hủ tiếu Việt Nam.
Đối với 3 vị giám khảo, đây là những món ăn “ý nghĩa” đối với bản thân họ, “những món ăn ngon nhất mà mỗi chúng tôi từng được ăn trong cuộc đời mình”.
Giám khảo – đầu bếp Gordon Ramsay là một trong những đầu bếp danh tiếng nhất tại Anh, ông cũng nổi tiếng khó tính và “quái tính”. Việc Ramsay lựa chọn món hủ tiếu Việt Nam đã cho thấy mức độ trân trọng của ông dành cho món ăn này.
Chia sẻ về món ăn mình đưa ra, giám khảo Gordon Ramsay nhớ lại: “Món hủ tiếu này được bán khá nhiều trên những con ghe nhỏ ở chợ nổi trên sông tại Việt Nam. Tôi từng tới thăm một chợ nổi như thế ở khu vực đồng bằng sông Mekong, ngồi trên ghe và ăn một bát hủ tiếu như thế này. Đây là một trong những món ăn tuyệt vời nhất mà tôi từng được ăn. Cách nấu khá kỳ công, tỉ mỉ”.
Sau khi 3 vị giám khảo đưa ra đề bài, thí sinh James Nelson được mời nếm thử từng món. James đã dừng lại khá lâu trước bát hủ tiếu của giám khảo Gordon Ramsay. Anh nếm thử nước dùng, mì, thịt… và tấm tắc khen “nước dùng ngon quá”.
Giám khảo Ramsay vắt chanh vào bát hủ tiếu trước khi mời thí sinh James Nelson nếm thử.
Cuối cùng, James chọn hủ tiếu Việt Nam làm đề bài cho 4 thí sinh còn lại. Đối với cả 4 thí sinh tham gia vào vòng đấu loại, họ rất hoang mang, lo lắng, coi đây là một thử thách khó nhằn vì không biết nước dùng được chế biến như thế nào.
Họ căng thẳng nếm thử món mì lạ và phân tích các thành phần làm nên bát mì.
Video đang HOT
Sau đó cẩn thận ghi lại các ý tưởng về thành phần nguyên liệu.
Trước khi các thí sinh bắt tay vào việc chế biến món hủ tiếu, giám khảo Gordon Ramsay đã dặn dò rằng: “Vì đây là món mà tôi rất yêu thích, xin đừng để tôi phải thất vọng”.
Bát hủ tiếu của Natasha Crnjac hương vị khá nhưng vị ngọt hơi mạnh.
Bát hủ tiếu của Luca Manfe được khen là “hoàn hảo”. Giám khảo Ramsay thậm chí còn húp liên tiếp hai thìa nước dùng và nhận xét “vị này gần gũi quá, nó đã đưa tôi về với bát hủ tiếu ăn năm nào trên con ghe nhỏ ở Việt Nam”.
Bát hủ tiếu của Jessie Lysiak cũng rất được khen nhưng có một điểm trừ là vị chua hơi quá. Jessie không biết rằng chanh phải vắt sau cùng. Ngay từ lúc chế biến xong, Jessie đã ngâm cả miếng chanh trong bát hủ tiếu khiến vị chua lấn át các vị khác.
Bát hủ tiếu của Krissi Biasiello cũng nhận được thiện cảm của cả 3 vị giám khảo nhưng vị cay hơi nồng khiến nó mất đi phần nào sự cân bằng.
Cuối cùng, bát hủ tiếu của Luca Manfe giành chiến thắng trong vòng đấu loại. Jessie được an toàn. Krissi sau khi nghe một vài lời góp ý của giám khảo cũng được lên gác an toàn cùng với những bạn thi khác.
Natasha những tưởng sẽ phải trở về nhà nhưng thay vào đó, cô được khen ngợi và không có lý do nào để phải dừng cuộc chơi, vậy là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi Masterchef Mỹ, tất cả các thí sinh đều an toàn sau vòng đấu loại.
Các thí sinh Luca – James – Jessie – Krissi – Natasha
Trước đây, các món ăn Việt Nam cũng đã xuất hiện khá nhiều tại cuộc thi Masterchef Mỹ.
Christine Hà – nhà vô địch của Masterchef Mỹ mùa thứ 3 năm 2012 – là một phụ nữ gốc Việt. Cô bị khiếm thị nhưng bằng tài năng và sự kiên cường của mình, Christine Hà đã giành chiến thắng.
Điều đặc biệt là trong suốt quá trình tham gia thi Masterchef Mỹ 2012, Christine thực hiện khá nhiều món ăn mang đậm hương vị ẩm thực truyền thống của người Việt.
Có thể kể tới món cá kho tộ hay miến xào sò điệp…
Trong buổi thi chung kết, Christine Hà cũng chọn những món rất Việt Nam: nộm rau đu đủ, cơm – thịt kho, kem chanh dừa – bánh gừng.
Giám khảo Gordon Ramsay dường như rất tường tận về ẩm thực Việt Nam đã nhận xét ngay rằng: “Thực đơn của Christine rất gần gũi với bữa ăn truyền thống của người Việt Nam. Tuy vậy, tôi không sống ở Việt Nam và đây cũng không phải một bữa ăn gia đình của riêng Christine…”
Câu nói như một “đòn phủ đầu” khiến Christine không khỏi lo lắng nhưng cô khẳng định: “Những món ăn này nghe qua có thể thấy chúng không sang trọng, không đắt tiền nhưng vị của chúng thì rất ấn tượng”.
Quả vậy, khi nhìn đĩa cơm – thịt kho, các vị giám khảo có thể cảm thấy ái ngại vì cho rằng nó quá đơn giản so với một bài thi trong vòng chung kết của Masterchef nhưng chính đĩa cơm đó đã chinh phục họ. Dùng với món kem chanh dừa, các vị giám khảo chỉ còn có thể nói “Perfect!” (Hoàn hảo!).
Một nhân vật gốc Việt khác cũng khá nổi tiếng trong giới ẩm thực Úc là Luke Nguyễn, đầu bếp người Úc gốc Việt, đã thành công tại Úc với hệ thống nhà hàng Vietnam Red Lantern ở thành phố Sydney, chuyên bán các món Việt.
Luke còn là người dẫn chương trình của loạt phim truyền hình thực tế rất được yêu thích – “Luke Nguyen’s Vietnam” – chương trình chuyên giới thiệu về ẩm thực các vùng miền tại Việt Nam, chiếu trên kênh SBS1 của Úc.
Luke đã từng xuất hiện với tư cách khách mời tại cuộc thi Masterchef Úc. Gần đây, anh cũng trở thành giám khảo của cuộc thi Masterchef Việt Nam.
Luke Nguyễn đã đi khắp các vùng miền Việt Nam để thực hiện chương trình truyền hình “Luke Nguyen’s Vietnam” chiếu trên kênh SBS1 của Úc.
Theo VNE
Thương người mẹ nghèo không có nổi 50 nghìn đồng cho con đi viện
Cả buổi sáng ngâm mình dưới nước bắt ốc chị bán được 30 nghìn đồng, mượn thêm 20 ngàn đồng nữa, tất cả chị có vẻn vẹn 50 nghìn đồng vừa đủ tiền bắt xe buýt đưa con xuống bệnh viện.
Lần theo lá đơn cầu cứu, chúng tôi tìm về gia đình người đàn bà khốn khổ Vũ Thị Thúy (40 tuổi) xóm Mới, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội. Căn nhà thấp nhỏ, tuềnh toàng vắng teo, chỉ có một mẹ già lật đật ra đón khách và cho biết hai mẹ con chị Thúy đã đi bắt ốc từ sáng sớm đến quá trưa mới về. Qua một vài câu chuyện ngắn ngủi với cụ, chúng tôi đã hiểu được phần nào sự nghèo khó đến cùng đường của gia đình khi bé Vũ Văn Chương (8 tuổi) bị ung thư máu nhưng lại không thể có tiền đi chữa trị.
Chị Thúy bật khóc khi nhắc đến số tiền cho con đi viện chữa trị.
Ngồi đợi mãi đến quá 1 giờ chiều, lúc đó chị Thúy mới về. Thấy khách lạ đến nhà, chị ngượng ngùng phải mất một lúc lâu mới dám vào hỏi vì người lấm lem, ướt sũng bùn lầy. Mấy hôm nay mưa nhiều, chị vừa bắt ốc lại cố tát thêm mấy con cá lẹp để cải thiện bữa cơm cho gia đình. Nhìn gương mặt khắc khổ, sạm đen của chị cứ trân trân vào mấy con cá, tôi hiểu được phần nào niềm hạnh phúc mà chị đang cảm nhận. Chắc phải thật lâu rồi, gia đình bé nhỏ của chị "thèm khát" lắm một bữa cơm có cá, cho dù đó là cá vụn mà chị đi mót, đi tát ngoài đồng.
Câu chuyện của người phụ nữ khốn khổ được kể lại bằng tình yêu đẹp như mơ với chàng trai dân tộc Mường nghèo khó. Cuộc sống vất vả mưu sinh, khiến cả hai vợ chồng quen dần với việc "bữa no, bữa đói" nhưng vẫn ngập tràn hạnh phúc bởi tình yêu và sự đùm bọc lẫn nhau. Anh chị sinh được hai người con, cháu lớn là Vũ Thị Thuyên (17 tuổi). Thuyên thương mẹ, học hết cấp II vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên em chủ động xin nghỉ học, ở nhà cùng đi mò ốc với mẹ kiếm tiền cho em trai chữa bệnh.
Bé Chương vui vì mẹ bắt được nhiều ốc hơn hôm qua là em sẽ có tiền đi viện.
Năm 2005, chị sinh cháu thứ hai là Vũ Văn Chương (8 tuổi), con vừa khóc tiếng chào đời thì chồng chị qua đời vì tai nạn lao động. Nhà nội chẳng còn ai, anh lại "ra đi" quá đột ngột nên mấy mẹ con dắt díu nhau về sống cùng bà ngoại. Ngặt một nỗi bà ngoại cũng nghèo khó, nhiều lúc bà khuyên chị "đi bước nữa" nhưng chị bảo muốn ở vậy để chăm cho các con và mẹ. Cuộc sống cứ thế trôi qua bình lặng, và có lẽ sẽ không có sự cầu cứu khẩn thiết nếu như cách đây 3 năm bé Chương không phát hiện bị căn bệnh ung thư máu.
Tin con bị bệnh chẳng khác nào án tử hình được treo sẵn trên đầu. Là người thuần nông quanh năm quen cảnh ruộng đồng nhưng chị hiểu "ung thư máu là gì và nó sẽ diễn biến như thế nào?". Nỗi sợ hãi khiến chị rùng mình, bật khóc khi chỉ vừa kịp nghĩ đến một ngày con sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Nhà không có lấy một đồng, nhưng "Chẳng lẽ lại nhìn con chết?" - chị khóc tức tưởi cho hay, nên vẫn gắng gượng đi mò ốc để có tiền đổi lấy những viên thuốc và những lần truyền hóa chất cho con.
Chồng mất đã 8 năm, gánh nặng gia đình dồn hết lên vai người phụ nữ khốn khổ.
Thấm thoắt đã 3 năm, cậu bé Chương sống dặt dẹo từng ngày với những lần "bập bõm" được lên viện. Gương mặt hồn nhiên và có phần bầu bĩnh của em nhìn đáng yêu đến tội khi thằng bé cứ quấn lấy rổ ốc của mẹ mà reo lên: "Lần này mẹ mò được nhiều hơn hôm qua, thế là con sắp được lên viện chữa bệnh rồi". Nghe con nói, cả bà ngoại và mẹ đều rơm rớm nước mắt, nỗi đau hòa trong sự tủi hổ, bẽ bàng vì nghèo quá mà để một đứa trẻ như Chương "được lên viện chữa bệnh" là một niềm vui và sự khao khát, chờ đợi từng ngày.
Từ ngày con mang bệnh, chị cố gắng vay mượn khắp anh em, làng xóm, số nợ nay đã lên đến hơn 100 triệu đồng chưa biết khi nào mới trả được. Cậu bé Chương đến ngày xuống viện tái khám nhưng chưa có tiền nên mấy hôm nay bà ngoại chống gậy ra chợ lê lết ăn xin được đồng nào hay đồng ấy.
Đã quá ngày cho con lên viện khám chữa theo lịch hẹn của bác sĩ, buổi sáng chị mới bán được mẻ ốc với giá 30 ngàn đồng không đủ cả tiền xe đi nên đành chịu. Nhưng thằng bé có dấu hiệu đau trở lại nên cực chẳng đã chị đánh liều vay thêm 20 ngàn để ngày mai dự định bắt xe buýt lên viện. Không có đồng nào, trong đầu chị chỉ nghĩ được cách "ăn vạ bác sĩ" để con được chữa trị nhưng: "Làm thế sao được, nhưng tôi cùng đường rồi cô ạ. Tôi phải làm cách nào bây giờ?".
Bần cùng quá, chị cho biết chẳng còn cách nào khác để cứu sống con ngoài cách sẽ "ăn vạ bác sĩ và bệnh viện".
Chị vừa hỏi, vừa bật khóc nức nở khiến tôi cũng đắng lòng, chưa biết trả lời sao. Ngồi bên cạnh cậu bé Chương cũng bắt đầu sụt sùi khi thấy mẹ khóc, có lẽ ngày được đi viện chữa bệnh với em còn xa lắm đồng nghĩa với sự sống của em sẽ bị "cắt ngắn" đi đáng kể.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1140: Chị Vũ Thị Thúy (xóm Mới, thôn Mai Trai, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội). ĐT: 01639.549.048
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Hô biến nông sản Trung Quốc thành hàng... Việt Nhiều người biết phố Hòa Đình là nơi buôn bán hàng nông sản TQ từ lâu, nhưng, để biết họ mông má hàng TQ thành hàng Việt thì không phải dễ. PV đã xin vào làm công nhân bốc vác ở đây trong 3 ngày. Bài 1: Làm công nhân ở "chợ" nông sản Từ lâu, ở khu phố Hòa Đình, phường Võ...