Hủ tiếu sa tế – Món ngon nức tiếng ở Chợ Lớn
Văn hóa ẩm thực của người Hoa ở Chợ Lớn nói riêng, TP Hồ Chí Minh nói chung rất phong phú với những nét đặc trưng riêng có, vừa ngon, vừa tinh tế và đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong số hàng trăm món do người Hoa chế biến, có món hủ tiếu sa tế được xếp hạng trong Top 10 món ngon nức tiếng Sài Gòn.
Tiệm hủ tiếu sa tế Quảng Ký ở Quận 5 ngon nức tiếng (Ảnh TN)
Ẩm thực của người Hoa
Được biết trước đây, “thiên đường ẩm thực” của người Hoa chủ yếu tập trung ở các con phố thuộc khu vực Chợ Lớn (quận 5, 6) – nơi có đông người Hoa sinh sống. Có thể nói, khắp cả vùng Chợ Lớn như một phố ẩm thực khủng lồ với vô số quán ăn và món ăn ngon nức tiếng, do những đầu bếp người Hoa (chủ yếu là cha truyền con nối) chế biến.
Nhưng từ sau 1975, đặc biệt là những năm gần đây, ẩm thực người Hoa đã trải dài qua các quận 8, 10 và 11… nhất là những khu phố ăn đêm. Du khách đến những khu phố ẩm thực này sẽ thấy hàng ăn nào cũng tấp nập thực khách ra vào, không gian ngập tràn hương thơm các loại gia vị quyến rũ, hấp dẫn. Nét đặc trưng lớn nhất trong văn hóa ẩm thực người Hoa Chợ Lớn chính là ở hương vị của các loại gia vị truyền thống lâu đời, thuộc nhiều vùng miền, được họ lưu giữ và tiếp nối cùng cách chế biến công phu, cầu kỳ, tinh tế mang tính gia truyền.
Người bạn vong niên của tôi, nhà văn Trương Đạm Thủy năm nay 78 tuổi, rất sành ẩm thực người Hoa kể, hồi trước 1975, người ta đi tới khu Chợ Lớn trước là để coi đèn lồng, đèn kéo quân lung linh ảo huyền màu sắc vào đêm và sau là để được ăn những món ngon của người Hoa.
Theo nhà văn họ Trương, trong số hàng trăm món ngon mang tính truyền thống của người Hoa Chợ Lớn, đầu tiên phải kể đến món hủ tiếu, được thực khách xếp vào món ngon sánh cùng với món phở ngoài miền Bắc. Gọi là hủ tiếu, nhưng không khác mấy so với cọng phở, chỉ có điều cọng hủ tiếu thì mềm hơn, mỏng hơn, chứ không dày như phở. Hủ tiếu của người Hoa ở khu Chợ Lớn có nhiều loại như: Hủ tiếu hồ, hủ tiếu mì, hủ tiếu mì sủi cảo, hủ tiếu mì hoành thánh (vằn thắn)… Nhưng ngon nhất, hấp dẫn nhất, nổi tiếng nhất là hủ tiếu sa tế và chỉ có thể tìm thấy ở Chợ Lớn.
Video đang HOT
Những tô hủ tiếu sa tế được chế biến cầu kỳ, công phu với nhiều bí quyết gia truyền.
Bí quyết làm món hủ tiếu sa tế
Trên đường Âu Dương Lân, phường 2, quận 8, ngay ngoài ngõ khu tôi ở có một quán hủ tiếu mì, hoành thánh, sủi cảo khá nổi tiếng, do bà A Mười (56 tuổi), một người Hoa gốc Quảng Đông làm chủ, rất đông thực khách. Là khách quen lâu năm nên thỉnh thoảng tôi cũng trò chuyện với bà về các món ẩm thực người Hoa. Có lần tôi hỏi, sao quán không bán món hủ tiếu sa tế, thì được bà A Mười cho biết, người Sài Gòn xưa cũng như nay rất nhiều người thích ăn món hủ tiếu sa tế nai và hủ tiếu sa tế bò, nhưng không phải quán ăn người Hoa nào cũng có thể chế biến được hai món này.
Theo bà A Mười, chế biến món hủ tiếu sa tế cho ngon, đúng chuẩn là rất công phu cầu kỳ, tinh tế ở nhiều công đoạn. Không như các loại hủ tiếu bình thường khác, hủ tiếu sa tế đòi hỏi người chế biến phải nắm được nhiều bí quyết mang tính gia truyền với nhiều tâm huyết. Đầu tiên, để chuẩn bị chế biến món hủ tiếu sa tế phải có khoảng 20 thứ gia vị khác nhau, trong đó sa tế là gia vị chủ đạo. Sa tế là ớt tươi và ớt khô xào với các loại dầu ăn cùng một số gia vị khác. Nếu ai không nắm được bí quyết tự chế biến sa tế mà mua loại sa tế chế biến sẵn ở các cửa hàng, siêu thị thì không thể chế biến được món hủ tiếu sa tế ngon đúng chuẩn.
Công đoạn tiếp theo là chế biến nước dùng, đối với hủ tiếu sa tế nai thì ninh xương heo (lợn), còn hủ tiếu sa tế bò thì ninh xương bò với gia vị gồm khoảng 20 loại: gừng, tỏi, sả, hành tím, hành tây, ớt bột, quế, mè, đậu phộng (lạc) rang vàng giã nhuyễn và hỗn hợp gia vị sẽ được trộn xào chung với dầu mè, cuối cùng là xào với sa tế. Nước dùng nấu xong có màu vàng sánh sền sệt như nước sốt, hòa quyện với hương thơm của các loại gia vị.
Những tô hủ tiếu sa tế do người Hoa chế biến có mùi thơm nồng của sa tế và mùi bùi bùi, béo béo của đậu phộng (lạc).
Chế biến xong, thực khách thưởng thức sẽ cảm nhận được mùi hương nổi bật tỏa ra thật hấp dẫn, đó là mùi thơm nồng của sa tế và mùi bùi bùi, béo béo của đậu phộng (lạc). Trong tô hủ tiếu sa tế thịt bò, hay thịt nai đều được nhúng tái, khi thưởng thức thực khách ăn kèm với các loại rau củ cà chua, dưa leo, chuối xanh, khế chua tạo sự cân bằng vị giác, bà A Mười chia sẻ.
Vì là một món ẩm thực với cách chế biến cầu kỳ với nhiều bí quyết mang tính gia truyền như đã kể trên, nên hiện nay những quán hủ tiếu sa tế đúng chuẩn ngon ở khu vực Chợ Lớn cũng không nhiều, chỉ đếm được trên đầu ngón tay như: Hủ tiếu sa tế Tô Ký (quận 5; Phiêu Ký (quận 5); Lâm Phát Ký (quận 6))…
Những món ngon của người Hoa ở Sài Gòn nên thử một lần
Sài Gòn là một trong những thành phố có cộng đồng người Hoa đông nhất, vậy nên không khó để tìm ra những món ngon của người Hoa ở đây.
Sủi cảo, hay còn gọi là bánh chẻo, là một món ngon của người Hoa khá phổ biến ở Sài Gòn. Nhân sủi cảo thường có thịt nghiền, rau.
Cơm chiên Dương Châu là món ăn lâu đời của Trung Quốc. Nguyên liệu để làm món ăn này thường có cơm tẻ, lạp xưởng, chả lụa, trứng và một số loại rau củ khác, tùy theo khẩu vị.
Mì vịt tiềm không chỉ giữ nguyên hương vị đặc trưng mà còn được chế biến hợp khẩu vị người Việt. Nước dùng ngọt, thịt vịt mềm, giòn, sợi mì dai hấp dẫn.
Vịt quay Bắc Kinh là món đặc sản không còn xa lạ, bắt nguồn từ Bắc Kinh, Trung Quốc. Đặc trưng của món ăn này là da vịt mỏng, giòn, vàng ươm, vịt đậm đà.
Cháo tiều đến Sài Gòn khi người Triều Châu di cư vào nước ta. Món ăn gồm có cháo trắng, phổi, tim gan, cật, nấm, mực tươi và hành.
Hủ tiếu hồ cũng là món ăn truyền thống của người Hoa, có biệt danh là bánh canh của người Tiều. Hủ tiếu hồ khác so với những loại hủ tiếu khác ở chỗ những miếng bột mỏng hình vuông, trắng đục, ăn cùng với lòng heo, cải chua.
Xôi cadé là món ăn người Hoa, kết hợp giữa xôi, lòng đỏ trứng gà và vị sầu riêng. Hỗn hợp trứng, đường, nước cốt dừa, sầu riêng được pha trộn theo công thức đặc biệt, ăn cùng xôi đem lại mùi vị hấp dẫn.
Bánh mì phá lấu là một trong những món người Hoa được yêu thích. Thành phần chính của phá lấu là bao tử, ruột non, phổi, gan, tim, nước cốt dừa. Phá lấu thường ăn kèm cùng bánh mì.
Quy phục linh còn gọi là cao quy linh là một món ăn độc đáo của người Hoa. Người ta chia làm hai phần là thổ phục linh, bột mai rùa ba vạch, cam thảo và các loại thảo dược khác như trần bì, khổ qua khô... Khi ăn nên hòa phục linh với chút mật ong, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát đậm đà.
Chè trứng Thượng Hải, hay còn gọi là trứng gà trà Tàu, là món ăn không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Món chè này được chế biến đơn giản với trứng gà hầm với trà tàu, có tác giúp bổ phổi, đẹp da. Ảnh: Internet.
Quán hủ tiếu 60 năm truyền qua 3 đời ở đất Sài Gòn Không cửa hiệu to đẹp, không vị trí đắc địa, nhưng tiệm hủ tiếu mì Nguyên Lợi vẫn đủ sức níu chân thực khách bằng công thức gia truyền tồn tại hơn 60 năm, trải qua 3 đời nối nghiệp. Khi bạn tìm kiếm trên internet từ khóa "hủ tiếu người Hoa" thì quán Nguyên Lợi luôn nằm trong top 5 những quán...