Hủ tiếu 82 năm ‘không đổi vị’ ở Sài Gòn: Ăn từ trẻ đến lúc có cháu
Có một quán hủ tiếu nhỏ ở Sài Gòn tuổi đời đã hơn 80 năm. Trải qua 3 thế thệ, quán vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng thuở ban đầu khiến nhiều thực khách vấn vương.
Tô hủ tiếu bình dị nhưng nước dùng đậm đà níu chân thực khách
Vừa bán vừa ninh nước dùng
nhưng nếu không để ý sẽ dễ bỏ qua bởi quán khá nhỏ, dụng cụ đơn sơ. Quán vẫn có bàn ghế và dù đầy đủ để khách đến ăn không bị nắng.
Nước dùng ở đây có vị ngọt nhưng không phải cái vị ngọt lờ lợ của bột ngọt, cũng không phải ngọt đường mà là vị của xương heo ninh vừa phải.
Bà Ngọc Mai, chủ quán thế hệ thứ 3, tiết lộ: “Vị nước lèo này từ thời bà ngoại tôi bán đến bây giờ vẫn vậy. Xương không ninh một nồi bự rồi múc ra mà ninh từ từ, cứ bán gần hết lại bỏ vào vì mình bán lai rai cả ngày mà. Như vậy nước dùng sẽ vừa phải, vả lại bán tới đâu ninh tới đó sẽ không bị thừa nhiều chứ nấu một nồi bự không bán hết bỏ thì phí mà dùng bán cho ngày mai thì không được”.
Thịt heo ở đây được ướp gia vị có màu vàng ươm như những món ăn của người Hoa chứ không phải thịt heo chỉ luộc chín lên là xong. Chủ quán cho khoảng hai hoặc ba vắt hủ tiếu trụng vào tô tùy vào lượng ăn của khách, sau đó cho vài lát thịt lên trên, thêm hành phi và lá hẹ cho đẹp mắt và có mùi thơm, cuối cùng chan nước lèo lên là có ngay một tô hủ tiếu đúng kiểu… của quán.
Anh Phạm Đức Mạnh, khách “ruột” của quán được hơn hai năm nay
Video đang HOT
Một tô hủ tiếu bình thường có giá 25.000 đồng/tô. Ngoài hủ tiếu, quán cũng bán thêm hủ tiếu mì, hoành thánh để khách đến ăn có nhiều lựa chọn.
Anh Nguyễn Trần Nghĩa (quận 10), một thực khách ở đây cho biết: “Mình vô tình thấy nên ghé ăn, sợi hủ tiếu thì cũng hao hao mấy chỗ khác nhưng đặc biệt là nước lèo ngon, mỗi lần ăn mình đều húp hết cả tô chứ mấy chỗ khác là bỏ nước”.
Hủ tiếu 3 đời níu chân thực khách
Bà Mai cho biết quán do bà ngoại của bà để lại cho mẹ bà, giờ mẹ bà già yếu không đứng bếp được nữa
thì bà bán chính. Tính ra là 3 thế hệ tiếp nối, tổng cộng từ khi bán đến nay, quán hủ tiếu đã tồn tại được 82 năm.
“Tôi phụ mẹ bán từ lúc tôi hơn 10 tuổi, đến nay tôi cũng đã hơn 50 tuổi rồi. Trước giờ cũng không thay đổi gì nhiều, vị hủ tiếu cũng vậy, ba mẹ dạy sao mình nấu đến giờ”, bà Mai kể.
Mẹ của bà Mai năm nay đã 85 tuổi, tóc bạc trắng, mắt đã mờ, bà không đi lại nhiều mà thường ngồi trên chiếc ngay cạnh quầy bán đồ ăn làm vài việc lặt vặt. Khi tôi đến hỏi chuyện, bà vẫn tỏ ra minh mẫn và vui vẻ, bà kể: “Ngày xưa má tôi là người Hoa, theo chồng sang đây làm ăn. Lúc đó làm gì nhiều nhà cửa như bây giờ, xung quanh toàn là đất trống, má tôi nấu hủ tiếu rồi đẩy đi vào nơi có dân cư để bán, lúc đó cũng không nhiều người bán hủ tiếu như bây giờ nữa, khi mẹ tôi mất thì tôi bán”.
Thế hệ thứ 2 và thứ 3 của quán hủ tiếu lâu đời này
Anh Phạm Đức Mạnh (32 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, TP.HCM), một khách quen ở đây chia sẻ: “Mình một tuần cũng ăn ở đây mấy lần, khi nào ngán hủ tiếu thì ăn mới ăn cơm. Vị hủ tiếu ở đây ngon, nói chung ăn là sẽ thấy khác những chỗ khác liền”.
Ông Vương Minh, khách quen 10 năm của quán vẫn thường ghé mỗi khi nhớ vị hủ tiếu xưa
Cũng đồng tình với anh Mạnh, ông Vương Minh, một thực khách đã biết quán được 10 năm nay chia sẻ: “Ngày xưa nhà tôi cũng bán hủ tiếu mà giờ nghỉ rồi, quán này còn có trước nhà tôi. Quán nhỏ nhỏ vậy thôi nhưng nước lèo rất ngon, thi thoảng có dịp tôi cũng ghé lại đây ăn”.
Món hủ tiếu được người Sài Gòn ưa chuộng từ xưa đến nay chưa bao giờ lỗi thời, thậm chí còn đa dạng hàng quán từ bình dân đến sang chảnh và trở thành nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn.
Theo Thanhnien
Quán chay bán 100 đĩa cơm tấm mỗi sáng ở Sài Gòn
Thực đơn ở Hoa Ưu Đàm phục vụ gần 50 món chay được chế biến công phu, giúp khách có nhiều lựa chọn.
Cơm tấm là một trong những món nổi bật nhất của quán.
Quán nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Cô Giang, quận Phú Nhuận. Anh Bảo Sơn, chủ quán, cho biết ban đầu, anh định mở một nhà hàng nhưng quyết định chọn quán bình dân, để bất kỳ thực khách nào cũng có thể thưởng thức.
Mỗi ngày, quán mở cửa từ 6h sáng. Theo anh Sơn, cơm tấm là món ăn đắt khách nhất dù mới được đưa vào thực đơn khoảng 10 món sáng. "Trung bình mỗi buổi sáng tôi bán được 100 đĩa cơm tấm", anh nói.
Suất cơm tấm chay giá 30.000 đồng.
Đĩa cơm tấm chay có 3 loại đồ ăn kèm là sườn, chả và bì, cùng đồ chua, dưa leo. Sườn chay chiên giòn trước khi rưới lên thứ nước sốt sánh được làm từ 4 loại gia vị: nước tương, mật ong, đường và muối. Không bật mí công thức cụ thể nhưng anh Bảo nói sau khi rưới nước sốt lên, đầu bếp áp chảo miếng sườn thêm một lần nữa, giúp thấm vị và sườn giữ được độ giòn, dai.
Chả được làm từ đậu hũ. Sau khi đánh nhuyễn, đậu trộn chung với nấm mèo và miến sợi. Nguyên liệu sau khi nêm nếm và trộn đều sẽ cho vào khuôn rồi đem nướng.
Sự thành công của món cơm tấm, dù chay hay mặn nằm ở cách pha chế chén nước chấm. Như những địa chỉ khác, quán pha nước chấm có vị chua ngọt hoà quyện. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cho thêm ớt.
Hủ tiếu mì khô cũng là món nhận được phản hồi tích cực từ thực khách.
Buổi chiều, quán mở cửa từ 16h đến 20h. Thực đơn buổi tối khiến nhiều thực khách bất ngờ. Quán phục vụ gần 50 món ăn chay khác nhau, được chế biến bằng công thức nấu nướng riêng. Nổi bật là món lẩu tiềm và lẩu nấm với giá 180.000 - 200.000 đồng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gọi một số món khác như gỏi cuốn nấm bào ngư, gỏi thập nhị (làm 12 loại rau củ), chả giò thuỷ trúc, chè nước than... Giá cho mỗi món ăn này từ 50.000 đồng trở lại. Anh Sơn cũng tự tay làm sữa đậu nành và nước sâm để phục vụ khách.
"Tôi mất một tháng để lên thiết kế và thêm một tháng nữa để hoàn thành. Quán có thiết kế nhẹ nhàng và đơn giản", chủ quán cho biết.
Không gian quán không quá rộng nhưng thoáng và sạch sẽ, trang trí nhẹ nhàng. Bãi đỗ xe nằm ở phía trước, hẹp do quán nằm trong hẻm, đông người.
Theo Vnexpress
Từ gánh rong đến quán phở Minh nổi tiếng 70 năm ở Sài Gòn Không quảng cáo, không mở rộng kinh doanh, phở Minh qua 3 thế hệ vẫn ngày ngày đón chào những vị khách thân thuộc trong con hẻm nhỏ trên đường Pasteur (quận 1, TP.HCM). Không gian phục vụ ở phở Minh chỉ có 2 gian nhỏ với vỏn vẹn 9 bộ bàn ghế, trái ngược hẳn với cách chúng tôi nghĩ về một...