“Hũ gạo Thạch Sanh” chan chứa nghĩa tình ở Ba Vì có gì đặc biệt?
Thông qua mô hình “ Hũ gạo tình thương” do Ban Chấp hành Hội Nông dân (ND) xã Ba Vì, huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi phát động, ngày càng có nhiều người nghèo ở địa phương được giúp đỡ, phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống. Nhiều người đã ví mô hình này như “ Hũ gạo Thạch Sanh” chan chứa nghĩa tình…
Hũ gạo nghĩa tình
Ba Vì là một xã miền núi, diện tích canh tác cây lương thực không nhiều, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số Hrê sinh sống. Do tập quán canh tác lạc hậu, cộng với sự khó khăn từ địa hình đồi núi và sự khắc nghiệt của thời tiết mang lại nên đời sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Chị Đinh Thị Nương – Chi hội trưởng chi hội thôn Nước Ui, xã Ba Vì (Ba Tơ) trao gạo hỗ trợ cho hộ bà Phạm Thị Xy – hộ nghèo của thôn Nước Ui. Ảnh: M.N
Toàn xã Ba Vì có đến 205 hộ nghèo (chiếm 20,1%). Đặc biệt, vào mùa giáp hạt, nhất là vụ hè thu, tình trạng thiếu nước tưới gây mất mùa, số hộ thiếu đói ngày càng nhiều hơn. Để góp phần hỗ trợ, động viên hội viên nông dân nghèo vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, đầu năm 2017, Ban Chấp hành Hội ND xã đã phát động xây dựng mô hình “Hũ gạo tình thương” tại 2 chi Hội ND thôn Nước Ui và Măng Đen.
Bằng cách đặt hũ gạo (xô đậy có nắp và dòng chữ “Hũ gạo tình thương”) tại các điểm xay xát lúa gạo, sau khi người dân đem lúa đến chà gạo thành phẩm, tùy tấm lòng hảo tâm sẽ tự nguyện cho gạo vào bao nilông (mục đích cho vào bọc nylon là để không bị lẫn lộn giữa các loại gạo khác nhau, phục vụ việc phân loại gạo và trao tặng được dễ dàng hơn); thông thường mỗi người dân sau khi chà gạo xong sẽ ủng hộ từ 1-2kg/lần.
Tùy theo số lượng gạo quyên góp được mà Hội ND xã và Chi hội quyết định trao tặng cho các hộ nghèo theo quý hoặc tháng (nhiều thì tặng vào cuối tháng, ít hơn thì tặng theo quý). Kết quả, trong năm đã thu về 100kg gạo, hỗ trợ được 5 hộ nghèo, mỗi hộ 20kg gạo. Tuy giá trị hỗ trợ chưa nhiều nhưng nhờ trao “đúng lúc”, “đến đúng người đang cần” đã mang lại niềm vui và sự khích lệ lớn đối với những hộ khó khăn này.
Thành công bước đầu của mô hình đã giúp cho Ban Chấp hành Hội ND xã Ba Vì phấn khởi tiến hành triển khai nhân rộng thêm ở 2 chi hội hông dân khác, đó là chi hội thôn Nước Rò và Gò Vành. Tại 2 chi hội này, mô hình cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các hội viên và đông đảo nhân dân. Với tấm lòng tự nguyện của hơn 210 hội viên ở 04 chi hội, năm 2018 mô hình “Hũ gạo tình thương” đã thu về 1.350kg gạo, trao tặng 4 đợt trong năm (4 quý), giúp đỡ được cho 45 hội viên nông dân nghèo với 30kg gạo/hộ.
Năm 2019, 4 chi hội trên vẫn duy trì thực hiện hoạt động hũ gạo, đến nay đã thu được số gạo là 1.614kg, trong đó dành 1.050kg trao cho 35 hộ hội viên nghèo với 35kg gạo/hộ/quý, còn lại 564kg gạo được bán lại giá rẻ cho các hội viên trong chi hội được hơn 4 triệu đồng, số tiền này được chi hội giữ lại và tạo nguồn quỹ để trao tặng kèm theo gạo cho các hộ người già neo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đơn trong dịp Tết Nguyên đán.
Niềm tin của người nghèo
Ông Trần Một – Phó Chủ tịch Hội ND xã Ba Vì, người khởi xướng mô hình “Hũ gạo tình thương” cho biết: “Tôi nghĩ, muốn giúp đỡ người nghèo cần phải có sự đóng góp của nhiều người nên đã bàn với Ban Chấp hành xây dựng mô hình này.
Video đang HOT
Để tạo được sự ủng hộ, các đồng chí trong Ban Chấp hành Hội ND xã đã kiên trì thuyết phục, vận động để các tầng lớp nhân dân tham gia góp gạo ủng hộ người nghèo. Cùng với đó, tại những nơi đặt “Hũ gạo tình thương”, Hội còn viết lời kêu gọi dán lên hũ gạo về ý nghĩa “lá lành đùm lá rách”, nhờ đó ngay từ khi mới khởi xướng, những “Hũ gạo tình thương” đã được nhiều người ủng hộ…”.
Theo ông Trần Một-những việc làm nghĩa tình của bà con nông dân trong các chi hội là hành động thiết thực, thực hiện tinh thần lời kêu gọi “lá lành đùm lá rách” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bà Phạm Thị Xy – hộ nghèo thôn Nước Ui được nhận hỗ trợ gạo từ mô hình cho biết: “Gia đình tôi có 2 khẩu, có nửa sào ruộng nhưng chỉ canh tác được một vụ. Chồng tôi lại đau yếu không thể làm thuê được gì nên cái ăn luôn thiếu trước hụt sau. Hai năm qua, nhờ có gạo này mà gia đình tôi đỡ đói khổ hơn, nhất là những ngày giáp hạt không phải chạy vạy mượn gạo của hàng xóm nữa…”.
Theo Danviet
TT-Huế: "Biệt phủ" 6,5 tỷ tráng lệ, xe hơi xịn ở xã này là của ai?
Từ một hộ nghèo, nhờ dám nghĩ, dám làm nên ông Nguyễn Văn Tùy, 60 tuổi, ở thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) phát triển chăn nuôi và đặc biệt là trồng rừng (cây keo) mà vươn lên làm giàu xụ, xây "biệt phủ" trị giá 6,5 tỷ đồng và sắm xế hộp đẹp long lanh.
Biến đồi hoang thành rừng kinh tế
Trò chuyện với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tùy cho biết, xuất thân trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn, cơm không có ăn, quần áo không đủ mặt nên ông đã bỏ học từ nhỏ để phụ giúp ba mẹ làm ruộng, chăn nuôi gà vịt để kiếm kế sinh nhai. Cuộc sống cứ khó khăn như thế đi suốt chặng đường thời niên thiếu của ông.
Nhờ phát triển kinh tế vườn rừng mà ông Nguyễn Văn Tùy, 60 tuổi, ở thôn Thuận Hóa, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã vươn lên làm giàu và xây "biệt phủ" tráng lệ, sắm ô tô xịn.
"Sau khi lớn lên rồi lập gia đình, kinh tế cứ đè nặng lên vai, thế là tôi suy nghĩ tìm hướng đi riêng cho bản thân. Năm 1990, tôi nhận thấy nhiều vùng đồi trọc, cỏ dại um tùm không ai "ngó" tới, tôi bắt đầu khai hoang trồng keo, bạch đàn, mít...Bên cạnh đó để "lấy ngắn nuôi dài" tôi chăn nuôi thêm bò, gà, vịt, ngoài ra còn trồng thêm bắp (ngô), khoai lan...", ông Tùy nhớ lại.
Đến nay, cơ ngơi của ông Tùy có diện tích đất sản xuất hơn 120ha, trong đó có 16ha cây ăn quả, 30ha cây dó bầu, gần 80ha keo, ngoài ra ông còn chăn nuôi thêm gà ta thả vườn. Doanh thu đều mỗi năm từ trang trại nhà ông Tùy là hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Sau khi trừ các khoảng chi phí ông Tùy lãi từ 400-500 triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi đi giữa những cánh rừng keo bạc ngàn ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc - TT Huế) trong buổi trưa oi ả, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN vẫn cảm thấy dịu mát bởi một màu xanh ngắt của rừng cây bạt ngàn. Ít ai ngờ rằng cách đây mấy chục năm, nơi đây từng là vùng đất hoang sơ, hoang hóa không bóng người qua lại. Giờ đây, vùng đất cằn cỏi, bạc màu ấy đã biến thành những cánh rừng keo xanh mướt, làm thay đổi số phận của gia đình ông Tùy, từ một hộ nghèo, vươn lên làm giàu trên mãnh đất quê hương đầy nắng, gió.
Ông Tùy đang kiểm tra cánh rừng cây dó bầu chuẩn bị thu hoạch.
Ông Tùy cho biết thêm, điều bất ngờ đối với ông là những cánh rừng keo "bén duyên" với "vùng đất chết", phát triển rất nhanh, chỉ vài năm đã xanh tốt. Đây là động lực để ông mạnh dạn mở rộng diện tích rừng trồng. Chừng chục ha ban đầu, chỉ 5-7 năm sau ông đã có 50-70ha keo gần đến kỳ thu hoạch.
Hiện nay ông Tùy đang mở rộng diện tích trồng cây ăn quả, trong đó chú trọng trồng cây dừa xiêm.
"Thời điểm năm 1996-1997, lúc này chưa có các cơ sở thu mua, chế biến nên gỗ keo tràm rất khó bán, giá lại thấp. Nhưng chúng tôi vẫn luôn đặt niềm tin vào chủ trương, vận động của chính quyền địa phương nên không nản chí, vẫn tiếp tục mở rộng diện tích rừng. Tuy nhiên, cách đây hơn 15 năm, một loạt cơ sở, đại lý thu mua, chế biến gỗ rừng trồng lần lượt ra đời, mở ra vận hội mới cho người dân. Đầu ra lúc này thuận lợi, giá gỗ lại cao và ổn định nên hầu hết các hộ trồng rừng đều có nguồn thu nhập khá lớn...", ông Tùy tiếp lời.
Hơn 30ha cây dó bầu đang chuẩn bị thu hoạch dự kiến thời gian tới sẽ mang lại nguồn lãi hàng chục tỷ đồng cho gia đình ông Tùy.
Theo ông Tùy, thấy mô hình kinh tế vườn rừng của gia đình ngày một phát triển tốt, tôi mạnh dạn vay thêm ngân hàng Agribank 10 tỷ đồng để mở rộng mô hình, cộng thêm lấy số tiền lãi thu được tôi tiếp tục đầu tư phát triển. Đến nay cơ ngơi của tôi có diện tích hơn 120ha, trong đó có 16ha cây ăn quả, 30ha cây dó bầu, gần 80ha keo...
Xây biệt phủ, sắm xế hộp xịn nhờ kinh tế rừng
"Mô hình kinh tế tổng hợp trồng cây keo, cây ăn quả, chăn nuôi gà ta thả vườn... như vậy, hàng năm đã đem lại nguồn thu ổn định hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ các khoảng chi phí tôi lãi từ 400-500 triệu đồng/năm. Hiện mô hình kinh tế vườn rừng của tôi đang giải quyết cho hơn 5 lao động thường xuyên, 10 lao động thời vụ, với mức lương từ 6-7 triệu đồng/người/tháng. Nhờ làm ăn hiệu quả mà tôi nuôi được 4 đứa con ăn học đến nơi đến chốn, xây dựng được ngôi nhà khang trang, sắm được ô tô che nắng, che mưa...", ông Tùy phấn khởi nói.
Hiện mô hình kinh tế vườn rừng của ông Tùy đang giải quyết cho hơn 5 lao động thường xuyên, 10 lao động thời vụ, với mức lương từ 6-7 triệu đồng/người/tháng.
Nói về mô hình kinh tế vườn rừng, ông Tuy cho hay, đây là mô hình không quá khó, nhưng cũng không phải dễ nếu muốn làm giàu từ mô hình này. Vì quá trình thu hoạch keo kéo dài, từ khi trồng đến lúc khai thác phải từ 4-5 năm/lứa. Khoảng thời gian 4-5 năm đó phải bỏ công chăm sóc, phân bón, thuê nhân công nhưng lại chưa có thu nhập, nên cần phải chăn nuôi thêm gà, vịt hoặc cây ngắn ngày để có thêm nguồn thu nhập.
Hơn 30 năm kinh nghiệm trồng rừng (cây keo), ông Tùy chia sẻ, cây keo có thể gọi là cây công nghiệp lâu năm cho thu hoạch một lần. Cây keo có thể trồng vào vụ xuân (trồng xong trước tháng 4) hoặc trồng vụ thu (trồng xong trước ngày 15/11). Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m, đào hố kích thước 40 x 40 x 40cm, đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặt bầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây con thẳng đứng. Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3cm và chèn vừa đủ chặt. Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu, dập cổ rễ.
Sau khi trồng xong thì mỗi năm chăm sóc khoảng 2 lần, làm sạch cỏ, bón phân, phát sạch dây leo bụi rậm, chỉnh sửa cây làm cỏ vun gốc, trợ lực cho những cây sinh trưởng chậm. Nếu cây có nhiều cành nhánh, cần tỉa bớt những cành thấp, tốt nhất là tỉa cành khi mới nhú. Dùng dao, kéo sắc để cắt sát gốc cành tỉa. Cứ như thế đến năm thứ 4 hoặc năm thứ 5 thì khai thác.
Căn nhà -"biệt phủ" tráng lệ trị giá hơn 6,5 tỷ đồng được ông Tùy mới xây dựng mới khang trang.
"Để có được kết quả như ngày hôm nay là một quá trình lao động vất vả, lam lũ của cả gia đình tôi, khi mới khởi nghiệp tôi gặp muôn vàng khó khăn nhưng được sự động viên của anh em, bạn bè, cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Agribank, từ đó tôi có thêm vốn mua đất, mua giống cây trồng, phân bón,.... Đến nay sau 30 năm làm kinh tế rừng, cuộc sống của gia đình tôi cơ bản đã ổn định..." - ông Tùy vui mừng nói.
Điều ông Tùy trăn trở nhất là làm sao để mở rộng mô hình giải quyết được thật nhiều lao động địa phương càng tốt, đồng thời giúp họ phát triển kinh tế để vươn lên làm giàu như mình...
Cá nhân ông Nguyễn Văn Tùy là thành viên đóng góp nhiệt tình cho các hoạt động của Hội Nông dân; tạo công ăn, việc làm cho nhiều nông dân ở địa phương. Với những đóng góp của mình, ông Nguyễn Văn Tùy đã được trao các loại Bằng khen, giấy khen về thành tích sản xuất, kinh doanh giỏi...
Theo DAnviet
Thả gà ta chạy trong rẫy rừng, con nào cũng ngon, bán đắt hàng Ông Vi Thanh Tình (bản Piêng Mựn, xã biên giới Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) chăn thả cả trăm con gà ta ngay trong nương rẫy. Chính cách chăn thả gà ta bán tự nhiên như thế này đã giúp gia đình ông Tình có của ăn của để, mỗi năm kiếm cả trăm triệu đồng. Trao đổi với Dân...