HTX kiểu mới thực sự là “bà đỡ” của nông dân
Từ khi tổ chức lại hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012, các HTX kiểu mới ở TP.HCM đã phát huy nội lực để trở thành kênh chính tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.
Theo bà Hoàng Thị Mai – Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNTTP.HCM, mô hình HTX kiểu mới thật sự đã góp phần giải quyết đầu ra cho các hộ nông dân, khắc phục được nhược điểm của kinh tế hộ cá thể là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
Nhiều HTX kiểu mẫu
Công nhân HTX Phước An đang sơ chế rau trước khi đưa vào hệ thống siêu thị ở thành phố. Ảnh: T.Đ
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, HTX nông nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ Phước An ở huyện Bình Chánh đã trở thành mô hình HTX kiểu mới tiêu biểu trong lĩnh vực trồng rau sạch. Các sản phẩm rau của HTX đã có mặt tại các siêu thị lớn như Big C, Co.op Mart, Metro, Vinatex Mart…, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Hầu hết thành viên của HTX đều khá giả, con cái được học hành đầy đủ.
Trong khi đó, tại huyện Hóc Môn, HTX Nuôi trồng và cung cấp thực phẩm sạch Nên Ăn cũng cung cấp mỗi ngày khoảng 500kg rau sạch cho thị trường. Đất sản xuất rau được khử sạch trước khi gieo hạt. Hạt giống mua từ Công ty Giống cây trồng miền Nam, đảm bảo chất lượng và độ sinh trưởng tốt. Đặc biệt, rau không sử dụng phân bón hóa học mà được bón từ phân hữu cơ. Với chính sách phân phối sản phẩm linh hoạt, HTX Nên Ăn chủ trương kết hợp với những hộ gia đình có mặt bằng tại các chung cư để hợp tác thành lập các showroom rau sạch trực thuộc HTX. Với chính sách này, HTX đã đưa sản phẩm trực tiếp đến tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý, do giảm chi phí phân phối trung gian.
Xây dựng HTX tiên tiến
Video đang HOT
Ông Trần Văn Thích – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Phước An cho biết, nhờ những cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố mà HTX liên tục tăng trưởng, từ chỗ chỉ có 7 thành viên (năm 2006), đến nay đã tăng lên 43 thành viên với 7 tổ hợp tác. Nhờ được bao tiêu sản phẩm với giá có lợi hơn so với giá thị trường nên bà con rất yên tâm khi vào HTX.
Theo Sở NNPTNT TP.HCM, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là cơ bản hình thành hệ thống HTX liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông dân trong các vùng sản xuất tập trung; phấn đấu nâng tỷ lệ HTX hoạt động có hiệu quả đạt trên 70%.
Để thực hiện mục tiêu này, theo ông Thái Quốc Dân – Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNT TP.HCM, cần nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế hợp tác; xây dựng một số mô hình phù hợp với quy hoạch nông nghiệp đô thị thành phố; có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp…
Theo ông Dân, sắp tới thành phố sẽ thí điểm mô hình HTX nông nghiệp tiên tiến, hiện đại phù hợp với lợi thế sản xuất từng địa bàn gắn với mô hình cánh đồng mẫu lớn. Theo đó, ít nhất mỗi huyện sẽ thành lập 1 mô hình HTX này.
Theo Danviet
"Làm mới" HTX để nhà nông bớt thua thiệt
Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu xây dựng được các mô hình HTX kiểu mới gắn sản xuất với tiêu thụ trong các chuỗi giá trị nông sản và có khả năng nhân rộng ở các tỉnh, thành ĐBSCL.
Hôm qua (14.7), tại Hậu Giang, Bộ NNPTNT phối hợp Bộ KHĐT, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND các tỉnh, thành ĐBSCL tổ chức Hội nghị triển khai Đề án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL giai đoạn 2016-2020.
Tăng lợi ích cho nông dân
HTX chanh không hạt Thạnh Phước, huyện Châu Thành, Hậu Giang là mô hình có hiệu quả. Ảnh: C.L
Ông Võ Kim Cự - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho rằng: Vấn đề hiện nay là mỗi tỉnh phải chọn ra một mô hình HTX có hiệu quả để triển khai nhân rộng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh quá trình liên kết để hỗ trợ cho HTX phát triển, trong đó các bộ, ngành T.Ư và địa phương phải cụ thể hóa những nghị định, chính sách có liên quan để hỗ trợ giai đoạn đầu cho các HTX. Đồng thời, phải quan tâm hơn đến vấn đề thị trường tiêu thụ, sẽ phải hình thành các liên hiệp liên minh HTX, hướng tới giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Theo Bộ NNPTNT, hiện toàn vùng ĐBSCL có 1.242 HTX nông nghiệp (trong đó có 38% HTX có hiệu quả hoạt động khá, 30% HTX trung bình và 32% HTX yếu kém). Đề án đặt mục tiêu củng cố và phát triển khoảng 300/1.242 (chiếm 30%) HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trong 3 lĩnh vực- lúa gạo-trái cây-thủy sản; tập trung thí điểm hoàn thiện mô hình HTX, Liên hiệp HTX với các thành viên là HTX thành viên và các hộ nông dân, thực hiện từ 2016-2020.
Cụ thể, đối với mỗi loại mô hình thí điểm cần thực hiện theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2016-2017): Thí điểm hoàn thiện mô hình HTX; giai đoạn 2 (từ năm 2017- trở đi): Thí điểm hoàn thiện mô hình Liên hiệp HTX lúa gạo quy mô tỉnh; giai đoạn 3 (từ 2018- 2020 và sau đó): Thí điểm hoàn thiện mô hình Liên hiệp HTX lúa gạo, trái cây, thủy sản quy mô vùng.
Theo ông Nguyễn Văn Đoàn - Vụ trưởng Vụ HTX, Bộ KHĐT, sau 2 năm hoạt động kể từ ngày hoàn thành việc xây dựng mô hình thí điểm, Bộ NNPTNT sẽ cùng Bộ KHĐT phối hợp Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các cơ quan liên quan, các địa phương trong vùng sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời xây dựng phương án nhân rộng trong phạm vi toàn vùng và cho cả nước.
Không nên "hành chính hóa" các HTX
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: "Quá trình chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2012 vẫn còn gặp một số khó khăn như: Nhận thức của cán bộ và người dân về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế HTX trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa chưa sâu sắc. Nhiều HTX còn lúng túng trong định hướng hoạt động và đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, chưa có sản phẩm dịch vụ tốt để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa; thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa HTX và các thành viên...".
"Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn quy định không yêu cầu có tài sản thế chấp nhưng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên các HTX không thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Vì thế, đề nghị các HTX nông nghiệp nên xem xét phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để cho vay" - ông Đồng đề xuất.
Ông Lê Đức Thịnh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) thông tin: "Trong thí điểm củng cố các HTX, việc phát triển, mở rộng liên kết sản xuất và đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản là nội dung quan trọng. Phải làm sao tăng cường hỗ trợ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giữa HTX với các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng phát triển vùng nguyên liệu, cánh đồng lớn; hỗ trợ quảng bá thương hiệu, nhãn mác sản phẩm; gắn kết các chương trình khuyến nông, chương trình đào tạo nghề, mô hình thực hành nông nghiệp tốt".
Về vấn đề này, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng: "Về số lượng HTX được lựa chọn để làm thí điểm, trong các cuộc họp chuyên ngành sắp tới sẽ tiếp tục bàn. Tuy nhiên, bao nhiêu cũng phải làm chắc và có hiệu quả. Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở các HTX thí điểm, chúng tôi đề xuất đào tạo gắn với kỹ sư khuyến nông ở cơ sở. Bên cạnh đó, không nên chọn cán bộ xã về làm cán bộ quản trị HTX vì chúng ta không nên hành chính hóa HTX, mà phải chính xác với thực tế người nông dân.
"Quyết định triển khai Đề án xây dựng HTX kiểu mới phải được gắn với quyết định liên kết vùng và thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị. Đồng thời phải suy nghĩ đến ý tưởng thí điểm mô hình các chợ đầu mối, trên cơ sở vùng sản xuất để làm một chợ đầu mối đảm bảo cung ứng đầu vào, đầu ra cho sản xuất" - ông Trần Thanh Nam nói.
Ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang: "6 không" nên khó vay Các HTX nông nghiệp khó tiếp cận được các nguồn vốn từ các ngân hàng, tuy ngành ngân hàng cũng rất muốn cho HTX vay vốn nhưng đa số các HTX không đáp ứng được các yêu cầu. Hiện nay các HTX nông nghiệp rơi vào tình trạng "6 không" nên không thể vay vốn, đó là: Không có trụ sở, vốn điều lệ quá nhỏ coi như không vốn, không có phương án sản xuất kinh doanh, không có sổ sách ghi chép, không hợp đồng bao tiêu và không có uy tín.
Ông Trần Hữu Hiệp - Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ: Chọn sản phẩm theo điều kiện đặc thù địa phương Việc chọn lựa 3 dòng sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây để thực hiện là hợp lý, tuy nhiên, tùy vào điều kiện đặc thù của từng địa phương có thể sẽ lựa chọn những dòng sản phẩm khác. Việc lựa chọn số lượng HTX để thực hiện thí điểm, tôi rất đồng tình với việc chúng ta phải tổ chức khảo sát, đánh giá trên cơ sở tự nguyện làm. Thứ 2 là xét tới điều kiện cơ sở sản xuất của địa phương có đáp ứng với yêu cầu của ngành hàng đó không. Thứ 3 là sự quyết tâm của địa phương và sự sẵn sàng của các ngành. Chúc Ly (ghi)
Theo Danviet
Chủ tịch Liên minh các HTX Việt Nam: "Không liên kết là chết" Bên lề Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Luật Hợp tác xã (HTX) 2012 và triển khai nhiệm vụ kinh tế hợp tác năm 2016 trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Võ Kim Cự - Chủ tịch Liên minh các HTX Việt Nam đã trả lời báo chí xung quanh vấn đề phát triển HTX kiểu mới hiện nay. Thưa ông,...