HTX đất 9 rồng “thay áo” (Bài 4): Đổi mới để xóa bỏ “lời nguyền”
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, các bộ, ngành, địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải vào cuộc quyết liệt giúp các hợp tác xã (HTX) phát triển hơn nữa trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), thoát khỏi “lời nguyền” nông sản Việt Nam cạnh tranh kém vì “chi phí cao, chất lượng kém”.
Phát triển mạnh sau chính sách
Sau khi Luật HTX 2012 có hiệu lực và nhiều chính sách hỗ trợ HTX ra đời (Quyết định 62/2013/QĐ-TTg, Quyết định 445/QĐ-TTg, Quyết định 461/QĐ-TTg, Quyết định 461/QĐ-TTg), các HTX nông nghiệp ở vùng ĐBSCL ngày càng được củng cố, phát triển.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan gian hàng giới thiệu mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Ảnh: H.X
“Đến nay, sau gần 2 năm, Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH” được ban hành. Sau 1 năm Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 461/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Phát triển 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020″, các HTX đã nâng cao chất lượng, bước đầu mang lại hiệu ứng tích cực trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” – ông Lê Minh Hoan – Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nói.
Theo thống kê của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ NNPTNT, toàn vùng ĐBSCL có 1.803 HTX nông nghiệp (chiếm 13% tổng số HTX nông nghiệp của cả nước). Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và công nghệ sản xuất tiên tiến vào sản xuất, nhiều HTX đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Hiện nay, nhiều HTX ở ĐBSCL sử dụng công nghệ thông minh 4.0 (thông qua hệ thống cảm biến, sử dụng năng lượng mặt trời, công nghệ trong quan trắc và tự động tưới) vào sản xuất, áp dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Ngoài ra, các HTX còn biết tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, tro, trấu để sản xuất, chế biến ra nhiều sản phẩm có giá trị, giúp tăng doanh thu” – Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam thông tin.
Riêng về hiệu quả của các HTX tham gia Đề án thí điểm hoàn thiện, nhận rộng mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL theo Quyết định 445 của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay, đến nay, có 102/176 HTX tham gia thí điểm được tập huấn, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, 98 HTX xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh hàng năm, trên 100 HTX xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh dài hạn; 13 HTX áp dụng quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng sản xuất.
Video đang HOT
Những việc cần làm ngay
Để các HTX ở ĐBSCL phát triển tốt hơn trong điều kiện BĐKH, Bộ NNPTNT đề nghị các HTX chủ động lập kế hoạch ứng phó song song với kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Bộ NNPTNT đề nghị một nhiệm vụ bổ sung trong Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ ngày 17.11.2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH là xây dựng Đề án phát triển HTX nông nghiệp ĐBSCL thích ứng với BĐKH.
Mục tiêu của đề án là hỗ trợ HTX nông nghiệp lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo kỹ năng ứng phó với BĐKH, kỹ năng quản lý và vận hành máy móc, thiết bị quan trắc môi trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và nhân rộng các HTX hình mẫu…, từ đó cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao tinh thần hợp tác của cộng đồng lớn nông dân vùng ĐBSCL.
Đề nghị trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ xem xét báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đưa đề án trên vào một trong các danh mục quan trọng của Nghị quyết 120.
Tại Diễn đàn “Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL” được Bộ NNPTNT tổ chức tại Đồng Tháp vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, 3 năm gần đây, tốc độ phát triển HTX nhanh về số lượng và chất lượng. Riêng ĐBSCL là 1 trong 3 vùng có tốc độ phát triển HTX nhanh nhất toàn quốc, với nhiều mô hình, cách làm hay.
“Trong điều kiện BĐKH như hiện nay, các HTX không thể tự lực làm mà phải có sự tham gia hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tôi đề nghị, mỗi địa phương ĐBSCL phải có chương trình, hành động cụ thể hỗ trợ các HTX phát triển trong điều kiện BĐKH. Các địa phương không chạy theo số lượng, tốt nhất nên có nguồn quỹ cho các HTX phát triển” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó, có việc xoá nợ khê đọng của HTX kiểu cũ, tạo thuận lợi cho HTX chuyển đổi sang mô hình mới. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ NNPTNT nghiên cứu xây dựng nghị định riêng về HTX nông nghiệp.
Theo Danviet
HTX đất 9 rồng "thay áo" (Bài 3): Doanh nghiệp đứng ngoài cuộc chơi
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, các hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, rất cần Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ, khắc phục.
Thiếu năng lực và vốn
Cà Mau là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo đó, đời sống của người dân, nhất là người dân ở vùng giáp biển ngày càng khó khăn khi diện tích đất bị thu hẹp.
Nhiều HTX ở ĐBSCL vẫn chưa liên kết tiêu thụ được với doanh nghiệp. Ảnh:Huỳnh Xây
Để ứng phó với tình trạng này, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp hỗ trợ người dân thành lập các HTX. Theo lãnh đạo tỉnh này, đây là giải pháp sản xuất lớn phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay.
"Các HTX này phát triển theo hướng thích ứng với BĐKH, nổi bật nhất là mô hình lúa - tôm. Theo đó, vào mùa mưa, xã viên trồng lúa, mùa khô có nước mặn sẽ nuôi tôm. Mô hình này cũng được nhiều nước có nền nông nghiệp hiện đại đánh giá là thông minh, ứng phó được với điều kiện BĐKH" - ông Lê Thanh Triều - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau nói.
Tuy vậy, theo ông Triều, mặc dù đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhưng nhiều HTX trong tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn. "Toàn tỉnh 128 HTX nông nghiệp nhưng chỉ có 33% đạt loại khá trở lên. Nguyên nhân là do năng lực điều hành của HTX, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều dẫn đến khó khăn trong khâu chế biến của doanh nghiệp" - ông Triều cho biết thêm.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, địa phương này có diện tích bờ biển khá dài nên khi BĐKH xảy ra thì thiệt hại sẽ rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2016, đã có 30.000ha diện tích sản xuất của tỉnh bị ảnh hưởng.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do BĐKH gây ra, ngoài làm cống đập điều tiết nước, tỉnh Kiên Giang cũng hỗ trợ cho 352 HTX nông nghiệp phát triển theo hướng điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất. Đặc biệt, tỉnh này đang có 100.000ha nằm trong vùng bán đảo Cà Mau làm theo mô hình lúa - tôm.
Cũng theo Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang, một trong khó khăn lớn nhất của HTX trong tỉnh là không vay được vốn ngân hàng. Khó khăn lớn thứ hai là các HTX rất khó liên kết đầu vào cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm (do doanh nghiệp đầu tư vào vùng nông thôn rất ít).
Doanh nghiệp "đứng ngoài cuộc chơi"
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết, thời gian qua, tỉnh có nhiều nỗ lực giúp HTX nông nghiệp phát triển nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là tài chính và công nghệ thấp, năng lực quản trị của HTX yếu, thiếu khả năng tìm kiếm thị trường.
"An Giang có 132 HTX nhưng chỉ có 37 HTX đạt khá tốt, 45 HTX trung bình. Nguyên nhân là do các HTX chưa có sự tham gia của hộ dân có kinh tế khá, nhiều doanh nghiệp vẫn "đứng ngoài cuộc chơi" (do không có chính sách hỗ trợ)" - ông Nưng nói.
Vì vậy, tới đây, cần các bộ, ngành Trung ương cùng với tỉnh khắc phục tình trạng trên, cụ thể là nghiên cứu đưa người dân giàu cũng như doanh nghiệp tham gia HTX. "Hiện có nhiều chính sách hỗ trợ HTX nông nghiệp nhưng có một số không còn phù hợp. Vì vậy, cần loại bớt chính sách đã lỗi thời, có định hướng phát triển HTX một cách mạnh mẽ hơn" - ông Nưng nhấn mạnh.
Theo thống kê, toàn tỉnh Đồng Tháp có 166 HTX nông nghiệp. Những HTX này đang được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của lãnh đạo và xã viên, đầu tư thêm máy móc, thiết bị để nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. Nhiều HTX tăng cường liên kết với các doanh nghiệp nhằm bao tiêu nông sản. Tuy đã đạt được nhiều kết quả, song các HTX nông nghiệp ở Đồng Tháp vẫn còn nhiều hạn chế.
Tới đây, tỉnh Đồng Tháp sẽ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với HTX bằng cách bố trí cán bộ chuyên trách quản lý nhà nước về HTX, bổ sung cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng làm việc tại HTX. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào HTX.
Ông Lê Minh Hoan - Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp cho rằng, người dân phải vào HTX, hợp tác với nhau một cách tự nguyện, bỏ qua quan điểm "mạnh ai nấy làm".
"Quy mô HTX càng lớn, thành viên càng nhiều sẽ giúp hạ giá thành sản xuất, tăng chất lượng do cùng quy trình, tăng khả năng đàm phán. HTX không chỉ dừng lại ở việc liên kết tiêu thụ nông sản cho các thành viên mà còn phải tổ chức các hoạt động phân loại, bảo quản, sơ chế, chế biến trong một hay nhiều công đoạn nào đó của chuỗi ngành hàng" - ông Hoan nói.
Theo Danviet
Chính phủ sẽ tiếp tục phát triển hợp tác xã kiểu mới Chiều 26.11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các vị đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV tại huyện Hương Khê. Cử tri Hà Tĩnh đánh giá cao Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp, đặt biệt là việc...