Hsieh Su-Wei, người nổi tiếng… nghèo nhất làng banh nỉ
Với khiếu hài hước tinh tế và sự tự tin vào chính mình, Hsieh Su-Wei đã chinh phục những khán giả khó tính nhất của Australian Open.
Người ta càng ngưỡng mộ tay vợt 35 tuổi này khi cô gần như đơn thương độc mã trên con đường sự nghiệp, không người quản lý, không nhà tài trợ và ba năm không thay vợt.
Tập trung vào giá trị cốt lõi
Với VĐV thể thao chuyên nghiệp, giá trị cốt lõi của họ là gì? Chính là tài năng và nỗ lực phấn đấu mỗi ngày. Hsieh Su-Wei luôn giữ tâm niệm này ngay từ khi bắt đầu chơi quần vợt chuyên nghiệp vào năm 16 tuổi.
Sinh ra ở Đài Loan, nơi có rất ít cơ sở hạ tầng cho quần vợt, nhưng Hsieh Su-Wei đã thể hiện tiềm năng từ nhỏ và buộc bố cô dốc hết vốn liếng cho con gái theo nghiệp banh nỉ. Vấn đề với Hsieh Su-Wei khi còn trẻ là vóc dáng quá nhỏ bé của cô. Các nhà tài trợ không thích điều đó và luôn tìm cách thoái thác, hoặc hẹn cô trở lại khi trưởng thành hơn.
Không có tiền, Hsieh Su-Wei không thể thuê quản lý. Cô phải vật lộn đăng ký các giải đấu và tự lên kế hoạch cho bản thân. Tuy nhiên, chính hoàn cảnh đó đã giúp Hsieh Su-Wei ngày càng tự lập và cho đến tận bây giờ, cô vẫn tự do tự tại cho dù đã lọt vào top 50 tay vợt nữ xuất sắc nhất thế giới. Quan trọng hơn, Hsieh Su-Wei có thể tập trung vào thứ quần vợt của riêng cô mà không phải xao lãng giây phút nào cho chuyện ngoài lề.
“Mọi người luôn nói rằng tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài trợ, nhưng thực tế không phải vậy. Tôi không kiếm được hợp đồng vì không có người quản lý”, Hsieh Su-Wei trả lời CNN. “Với tôi, nếu tôi không thể tìm được ai đó có thể làm việc chung, thì tốt hơn hết là tôi nên tập trung vào quần vợt, bởi lẽ tôi vốn là một vận động viên quần vợt. Bạn không thể quên những gì bạn đang làm và ưu tiên hàng đầu của bạn là gì, đó là giá trị cốt lõi của bạn. Vì vậy, tôi tự đưa ra quyết định và mọi chuyện trở nên đơn giản. Tôi không nghĩ rằng có hay không có tài trợ là một vấn đề nghiêm trọng”.
Không quản lý, không nhà tài trợ, không có trang phục riêng,Hsieh Su-Wei thậm chí không cần thay vợt. Cô có thể dùng một cây vợt suốt 3 năm, miễn là nó còn dùng được.
Chính sự tập trung đó đã tạo ra một Hsieh Su-Wei bền bỉ lạ thường. Tại Australian Open 2021, cô lập kỷ lục trở thành tay vợt nhiều tuổi nhất có lần… đầu tiên lọt vào tứ kết. Sau 20 năm phấn đấu, danh tiếng của Hsieh Su-Wei đã thực sự được biết đến trên khắp thế giới. Số tiền thưởng cô kiếm được trong suốt sự nghiệp cũng gần chạm mốc 10 triệu USD.
Video đang HOT
Hsieh Su-Wei là tay vợt đỉnh cao hiếm hoi không nhà tài trợ
Bước ngoặt với Paul McNamee
Tuy nhiên, mọi chuyện không phải màu hồng với Hsieh Su-Wei. Cô đã trải qua một hành trình rất dài để có được ngày hôm nay. Hsieh Su-Wei ra mắt Grand Slam từ năm 2005, khi mới 19 tuổi. Cô mất 12 năm để có chiến thắng đầu tiên trong top 10. Đáng tiếc thay, đó cũng là thời điểm tay vợt người Đài Loan dính chấn thương mắt cá chân và bị văng ra khỏi bảng xếp hạng Top 100 đơn nữ. Chưa kể trong 3 năm đầu sự nghiệp, Hsieh Su-Wei phải chuyển đến Nhật Bản sinh sống vì chuyện gia đình.
Sự nghiệp của Hsieh Su-Wei không biết sẽ đi về đâu nếu cô không gặp được HLV Paul McNamee vào năm 2011. Cựu tay vợt người Australia không chỉ huấn luyện Hsieh Su-Wei mà còn giúp cô giải tỏa sức ép, giúp cô dành trọn vẹn thời gian cho quần vợt và giải phóng tiềm năng của cô.
Hơn thế nữa, Paul McNamee còn mở ra cho Hsieh Su-Wei một thế giới mới, giúp cô trở nên tự tin và yêu đời hơn. Với bản tính hài hước, Hsieh Su-Wei dần dần “chiếm sóng” là quần vợt nữ với các cuộc họp báo tràn ngập tiếng cười.
“Anh ấy không chỉ là một người thầy, mà còn giống như bố mẹ, như gia đình của tôi, và tất nhiên, là một người bạn tuyệt vời”, Hsieh Su-Wei nói về tầm ảnh hưởng của McNamee. “Anh ấy luôn ở phía sau tôi, sát cánh cùng tôi. Tôi cảm thấy thực sự được ủng hộ, hỗ trợ và mọi thứ rất ấm áp”.
“Trong 10 năm đầu tiên của sự nghiệp, tôi chỉ ở trong khách sạn hoặc xuất hiện trên sân quần vợt, không khác gì tự cách ly đời mình với bên ngoài. Cho đến khi làm việc với McNamee, chúng tôi đã tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Mọi thứ không chỉ còn gói gọn trong quần vợt nữa”.
Ngày sinh: 04/01/1986
Quê quán: Đài Loan
Chiều cao: 1m69
Tay thuận: Phải (Trái hai tay)
Bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp: 2001
Thứ hạng WTA cao nhất (đơn nữ): 23
Thứ hạng WTA hiện tại (đơn nữ): 50
Thành tích nổi bật: Tứ kết đơn nữ Australian Open 2021; Vô địch đôi nữ Roland Garros 2014, đôi nữ Wimbledon (2013 & 2019).
Số danh hiệu WTA (đơn nữ): 3
Số danh hiệu đôi nữ/đôi nam-nữ: 28
Tổng tiền thưởng: 9,1 triệu usd
Độc nhất vô nhị
Có lẽ, Hsieh Su-Wei là tay vợt hiếm hoi sót lại trong tennis đỉnh cao vẫn thi đấu với phong cách “thuận tay bằng hai tay”. Những cú đánh của cô dù là thuận hay trái tay đều được thực hiện bằng hai tay và nhược điểm của nó thì rất lớn. Hsieh Su-Wei không thể mở vợt quá rộng và động tác lấy đà cũng bị hạn chế, dẫn tới tốc độ bay của trái bóng chậm hơn mức trung bình tới 20 km/h. Hình ảnh của Hsieh Su-Wei khiến khán giả nhớ tới Marion Bartoli, nhà vô địch Wimbledon 2013.
Danh hiệu nhiều nước mắt của Nelly Korda
Hôm 28/2, Nelly Korda oà khóc khi vô địch ở điểm -16 tại Gainbridge LPGA - sự kiện LPGA Tour trên sân par72 với quỹ thưởng hai triệu USD ở Florida.
Korda khóc vì hạnh phúc và giải toả được căng thẳng tinh thần trong chặng về đích.
"Do áp lực quá nặng. Thật lòng, trận này tôi đánh kém, phát bóng không chính xác và tỷ lệ lên green theo chuẩn không ổn. Không hiểu sao lại thế. Hôm nay, tôi cảm thấy vất vả trên sân. Và nhờ caddie Jason McDede liên tục động viên, tôi mới đứng đây ẵm Cúp. Jason còn bảo, nếu cần tát ai thì cứ tát anh ấy cho nhẹ lòng mà tập trung thi đấu", Korda vừa ngấn lệ vừa kể trên green hố 18. Trước giải, cô đứng thứ tư bảng thứ bậc golf nữ thế giới - Rolex Rankings.
Vòng cuối, Korda đánh 69 gậy, không bogey và ghi ba birdie. Ngày bế mạc, cô phát bình quân 264 yard, trúng bảy trong 14 fairway và lên green theo chuẩn 12 hố.
Nelly Korda nâng cúp trên sân Lake Nona, Florida hôm 28/2. Ảnh: AP
Ở LPGA Tour, Korda sinh năm 1998, luôn giữ nét mặt điềm tĩnh, như thể lúc nào cũng kiểm soát được tình hình. Hôm qua cũng thế, trừ lúc pha trò với đấu thủ cùng nhóm.
Gainbridge LPGA 2020 là danh hiệu thứ tư của Korda ở LPGA Tour. Nhưng nó đặc biệt vì cô lần đầu đăng quang với sự chứng kiến của bố mẹ - Petr và Regina Korda.
Gia đình Korda giàu truyền thống thể thao. Petr và Regina từng đấu tennis chuyên nghiệp, và Petr là nhà vô địch grand slam, tại Australian Open 1998. Cậu út Sebastian sinh năm 2000, vào đến vòng bốn đơn nam Roland Garros 2020.
Trong khi đó, chị cả Jessica, sinh năm 1993, đã đoạt sáu chức vô địch LPGA Tour, gần nhất tại Tournament of Champions hôm 24/1 - sự kiện mở màn mùa 2021. Hôm qua, Korda lên bục đăng quang cùng khoản thưởng 300.000 USD còn cô chị về T31 ở điểm -3, nhận 14.000 USD. Lexi Thompson và cựu số một thế giới Lydia Ko ở T2 với điểm -13, mỗi người được 159.000 USD. Ko Jin Young - golfer đầu Rolex Rankings nhận 103.400 USD cho vị trí thứ tư (điểm -11).
Và qua hai chặng đấu, LPGA Tour trong hai thập kỷ qua lần đầu ghi nhận cặp chị em vô địch hai sự kiện kề nhau. Năm 2000, Charlotta và Annika Sorenstam lập thành tích tương tự. Annika Sorenstam về sau thành đấu thủ vĩ đại với 10 major trong 72 chức vô địch LPGA Tour, 17 cúp European Tour nữ, sở hữu bảng điểm hiếm - 59 gậy ở golf đỉnh cao, là thành viên Đền Danh vọng Golf thế giới.
Gainbridge LPGA năm nay ghi nhận cuộc tái xuất của Sorenstam sau 13 năm gác gậy. Sorenstam đứng thứ 74 (điểm 13) - vị trí cuối bảng thành tích chung cuộc.
Bố Djokovic: "Truyền thông phương Tây ghen tỵ với con trai tôi" Chia sẻ với báo giới, bố Novak Djokovic, ông Srdjan Djokovic cho rằng con trai mình bị bêu xấu do sự đố kỵ từ giới truyền thông châu Âu. Trước khi vô địch Australian Open 2021, Novak Djokovic đã tố truyền thông phương Tây tạo chiến dịch tấn công anh. Tay vợt số 1 thế giới tin rằng đó là một trong những...