HSC báo lãi quý III giảm 14%, cho vay ký quỹ tăng hơn 1.500 tỷ đồng
Sau 9 tháng, HSC ghi nhận gần 1.152 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 305 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt sụt giảm 41% và 49% so với cùng kỳ năm trước.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 công bố mới đây, CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC – mã HCM) với kết quả kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.
Cụ thể, doanh thu hoạt động quý III của HSC đạt 388,8 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ chủ yếu do mảng môi giới giảm mạnh 26% xuống 117 tỷ đồng và hoạt động tư vấn tài chính giảm tới 79% xuống 11,2 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh 42% lên 129,2 tỷ đồng trong khi lãi từ các khoản cho vay và phải thu cũng tăng 14% lên 129 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động tiết giảm 7,7% xuống mức 201,4 tỷ đồng nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 31% lên 46,7 tỷ đồng. Kết quả quý III, HSC lãi 112,6 tỷ đồng sau thuế giảm 14,3% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng đầu năm, HSC ghi nhận gần 1.152 tỷ đồng doanh thu hoạt động và 305 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt sụt giảm 41% và 49% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả đạt được, HSC mới thực hiện chưa được một nửa kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019.
Thời điểm 30/9, tổng tài sản của HSC đạt 6.628 tỷ đồng, tăng 26% so với đầu năm nhờ đẩy mạnh hoạt động cho vay ký quỹ (margin) với gần 4.670 tỷ đồng, tăng 48,5% so với đầu năm. Trong khi đó, khoản FVTPL giảm 10,6% xuống còn 746,6 tỷ đồng chủ yếu do giảm quy mô danh mục cổ phiếu từ 672,5 tỷ đồng xuống 197 tỷ đồng.
Video đang HOT
Thanh Hà
Theo Bizlive.vn
Đầu tư chỉ số: Xu hướng và ý tưởng đầu tư
Hứa hẹn sẽ còn tiếp diễn theo xu hướng chung của các thị trường trên thế giới.
Ảnh: TL
Đầu tư thụ động thông qua các quỹ đầu tư vào chỉ số (Exchange Traded Fund, ETF) là xu hướng đầu tư phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Xu hướng chung trên thế giới
Số liệu thống kê của Morning Star cho thấy, tại thời điểm cuối năm 2018, trên phạm vi toàn cầu, tổng tài sản của các quỹ đầu tư chủ động chỉ còn chiếm 63,2%, trong khi tổng tài sản của các quỹ thụ động đã tăng lên 38,2%. Nếu tiếp tục tốc độ tăng trưởng hiện tại, dự báo đến năm 2024, tổng tài sản của các quỹ đầu tư thụ động sẽ vượt hẳn so với các quỹ chủ động. Tính riêng ở thị trường Mỹ, tổng tài sản của các quỹ ETF dự báo sẽ vượt các quỹ đầu tư chủ động khi tỉ lệ này đã lên tới 51,3/48,7% tại thời điểm cuối năm 2018.
Có nhiều lý giải cho xu hướng trên, trong đó những luận điểm nổi bật bao gồm: (1) ETF có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các quỹ đầu tư chủ động; (2) các quỹ đầu tư chủ động bị hoài nghi trong khả năng đánh bại thị trường; (3) danh mục các quỹ ETF mô phỏng chỉ số và được đa dạng hóa tốt hơn, mức độ biến động thấp hơn khi thị trường có biến động lớn.
Tính đến nay, số lượng và quy mô của các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng. Hiện tại, tổng tài sản (AUM) của các quỹ hoạt động trên thị trường Việt Nam đã lên tới 1,9 tỉ USD, trong đó lượng cổ phiếu Việt Nam được nắm giữ ước khoảng 1,2 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2019, ước tính có khoảng 200 triệu USD được bơm thêm thông qua các ETF.
Sự xuất hiện của các ETF dẫn đến việc dòng tiền bị phân hóa mạnh, đặc biệt từ sau năm 2017, tiền đổ mạnh vào quỹ VFMVN30 ETF và sự ra đời của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Nếu quan sát thị trường trong thời gian qua, không khó để nhận nhận thấy dòng tiền có xu hướng tập trung vào nhóm các cổ phiếu lớn, đặc biệt các cổ phiếu trong nhóm VN30, được thể hiện qua thanh khoản và diễn biến giá của các nhóm cổ phiếu này. Chỉ số VNMidcap và đặc biệt là chỉ số VNSmallcap diễn biến tệ hơn so với VN30. Rất nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ có mức định giá tốt trong thời gian qua cũng bị nhà đầu tư bỏ lơ với thanh khoản rất kém.
Để lý giải cho hiện tượng này, ở thời điểm hiện tại, có một số nguyên nhân: (1) kỳ vọng nâng hạng nếu có xảy ra thì nhóm cổ phiếu chính được hưởng lợi sẽ là nhóm các cổ phiếu trụ; (2) sản phẩm chứng quyền chỉ dành cho cổ phiếu cơ sở nằm trong nhóm VN30; (3) sự kỳ vọng lớn dành cho các ETF hiện tại và các ETF sắp được triển khai. Trong đó kỳ vọng dành cho các ETF mới là rất lớn và có cơ sở.
Thị trường Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung trên thế giới với sự trỗi dậy của đầu tư thụ động. Ở góc nhìn đó, một số động thái nổi bật trong thời gian qua có thể quan sát thấy đó là: kỳ vọng các ETF và hợp đồng tương lai trên chỉ số VNX50 và VN100; VFM với kỳ vọng thành lập các quỹ ETF cho nhóm cổ phiếu hết room và ETF cho nhóm ngành tài chính.
Hiện tại, trên thị trường phái sinh Việt Nam chỉ có các mã hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30. Điều này khiến cho nhà đầu tư có ít lựa chọn giao dịch và việc đưa vào giao dịch hợp đồng tương lai của chỉ số VNX50 và VN100 nếu được triển khai sẽ rất hợp lý. Tất nhiên việc thành lập các ETF trên các bộ chỉ số này là hoàn toàn có thể, nhưng nếu nhìn vào diễn biến dòng tiền chảy vào quỹ SSIAM VNX50, ETF với các bộ chỉ số trên có lẽ không thực sự hấp dẫn. Các ETF ở một quốc gia nhất định và hút tiền thường cũng không lấy có quá nhiều cổ phiếu trong danh mục, ví dụ Vaneck hay FTSE thường xuyên cũng chỉ có chừng 20-30 cổ phiếu tùy thời điểm. Còn nếu muốn thực hiện kinh doanh chênh lệch giá, việc dùng từ 30-40 cổ phiếu là hoàn toàn có thể đại diện cho 50-100 cổ phiếu. Do đó, kỳ vọng vào ETF và hợp đồng tương lai trên 2 chỉ số VNX50 và VN100 có lẽ phần nhiều giải quyết bài toán có thêm sản phẩm giao dịch cho nhà đầu tư.
ETF cho nhóm cổ phiếu hết room và nhóm tài chính
Ý tưởng thành lập các quỹ ở trên có lẽ sẽ là ý tưởng khả thi hơn rất nhiều. Đối với quỹ cho cổ phiếu hết room, điều này sẽ giải quyết cho việc các cổ phiếu hết room đối với nhà đầu tư nước ngoài (tỉ trọng ngành ngân hàng trong chỉ số ngày khoảng 40%). Còn đối với ETF cho nhóm ngành tài chính, với việc tỉ trọng của các công ty chứng khoán trong rổ sẽ là rất thấp, thực chất ETF này là ETF cho nhóm ngành ngân hàng (chiếm hơn 90%) và giải quyết trực tiếp bài toán room ngoại cho nhóm ngành ngân hàng. Một số ngân hàng chưa hết hẳn room như VCB, CTG, BID, STB cũng có trong rổ nhưng tỉ trọng lớn nhất của ETF nhóm ngành tài chính vẫn là TCB, HDB, VPB và MBB, những cổ phiếu ngân hàng hết room.
Với việc đánh thẳng vào hạn chế các cổ phiếu hết room và cụ thể hơn cho nhóm ngân hàng, khả năng 2 quỹ ETF trên sẽ thu hút mạnh dòng tiền bởi nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Sẽ là so sánh khập khiễng nhưng có thể nói khi ra đời, 2 quỹ ETF nói trên là giải pháp kỹ thuật cho vấn đề room ngoại. Nếu nhìn sang thị trường chứng khoán Thái Lan với những điều NVDR (Non-Voting Depositary Receipt - Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết) đã làm được thì có thể kỳ vọng dòng vốn chảy vào các ETF là hoàn toàn khả thi, khi NVDR hiện tại chiếm khoảng 20% giá trị giao dịch hằng ngày và 40-50% giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET).
Thúy Vũ
Theo nhipcaudautu.vn
20 mã CW sắp lên giao dịch trên HoSE 4 công ty chứng khoán SSI, HSC, VNDS và KIS phát hành 20 mã chứng quyền có bảo đảm (CW) dựa trên 10 cổ phiếu cơ sở. SSI góp nhiều CW nhất trong đợt phát hành này với 10 mã. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Chỉ trong vòng khoảng 1 tháng qua, một số công ty chứng khoán tiếp tục thực hiện phát...