Houthi leo thang thách thức Mỹ ở Biển Đỏ
Thông qua các cuộc tấ.n côn.g dồn dập vào tàu chiến Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay USS Abraham Lincoln, Houthi cho thấy chiến lược chuyển hướng từ các mục tiêu thương mại sang các mục tiêu quân sự, đán.h dấu một bước leo thang mới.
Con tàu bị lực lượng Houthi tấ.n côn.g trên Biển Đỏ. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post ngày 13/11, lực lượng Houthi tại Yemen đang gia tăng các hành động thách thức nhắm vào lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đỏ. Kênh truyền thông Al-Masirah của Houthi đưa tin, nhóm này đã thực hiện nhiều cuộc tấ.n côn.g vào các tàu chiến Mỹ, thể hiện sự thay đổi chiến thuật từ nhắm vào tàu thương mại sang trực tiếp thách thức hải quân Mỹ.
Trong đợt tấ.n côn.g mới nhất, Houthi tuyên bố đã nhắm mục tiêu vào tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng hai tàu khu trục lớp Arleigh-Burke là USS Stockdale và USS Spruance. Theo thông tin từ phía Mỹ, lực lượng Houthi đã sử dụng tổng cộng 8 thiết bị bay không người lái ( UAV), 5 tên lửa đạn đạo chống hạm và 3 tên lửa hành trình chống hạm trong các cuộc tấ.n côn.g này.
Sự leo thang của Houthi có liên quan mật thiết đến tình hình khu vực. Từ năm 2015, khi nội chiến Yemen bùng nổ, Iran đã tích cực hỗ trợ nhóm này về công nghệ bay không người lái và tên lửa. Điều này giúp Houthi nhanh chóng phát triển năng lực tấ.n côn.g tầm xa, có thể vươn tới cả lãnh thổ Saudia Arabia.
Đáng chú ý, các hoạt động gần đây của Houthi được xem là một phần trong chiến lược phối hợp rộng lớn hơn với các nhóm thân Iran khác trong khu vực, bao gồm Hamas, Hezbollah và các lực lượng ở Iraq. Khi Hamas tấ.n côn.g Israel vào ngày 7/10/2023, Houthi đã nhanh chóng phản ứng bằng cách gia tăng các cuộc tấ.n côn.g vào tàu thuyền ở Biển Đỏ.
Video đang HOT
Houthi cũng đang phát triển các khả năng quân sự mới. Họ tuyên bố sẽ sớm có khả năng đ.e dọ.a máy bay chiến đấu F-16 và F-35 của Mỹ. Trước đó, nhóm này đã từng bắ.n hạ được thiết bị bay không người lái Reaper của Mỹ.
Theo Al-Masirah, Houthi khẳng định sẽ duy trì lập trường cứng rắn đối với các tàu chiến Mỹ chừng nào cuộc xung đột ở Gaza, Liban và Yemen còn tiếp diễn. Họ cũng tuyên bố đã chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dài hạn với Mỹ và các đồng minh.
Gần đây nhất, Houthi còn thực hiện một số cuộc tấ.n côn.g tầm xa vào lãnh thổ Israel, như vụ phóng tên lửa nhắm vào Nahal Sorek ở phía Nam Tel Aviv vào ngày 11/11. Động thái này cho thấy khả năng phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa Houthi với các lực lượng ở Iraq và Hezbollah trong việc thực hiện các cuộc tấ.n côn.g phức tạp hơn trong khu vực.
Thách thức an ninh năng lượng của Israel trong xung đột ở Trung Đông
Israel đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh năng lượng khi xung đột ở Trung Đông leo thang.
Sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên, mối đ.e dọ.a từ các nhóm vũ trang và các tuyến đường vận chuyển dễ bị gián đoạn khiến cho nguồn cung cấp năng lượng trở thành điểm yếu chiến lược.
Theo tờ Politico châu Âu ngày 28/8, khi xung đột ở Trung Đông leo thang, việc duy trì nguồn điện đã trở thành một ưu tiên an ninh quốc gia hàng đầu của Israel.
Bóng tối bao trùm vào đầu năm nay, khi mất điện trên diện rộng xảy ra ở các khu vực như Tel Aviv, Petah Tikva và Beersheba, phơi bày sự yếu kém trong hệ thống năng lượng của đất nước này.
Sự cố mất điện kéo dài hàng giờ, khiến các khu dân cư bị ảnh hưởng nặng nề, tàu hỏa phải dừng lại, và chính phủ phải lập danh sách các thiết bị thiết yếu cần duy trì trong trường hợp mất điện dài hạn. Dù lỗi được quy cho nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng sự cố này đã nhấn mạnh sự mong manh của hệ thống năng lượng, một vấn đề gây lo ngại cho an ninh quốc gia Israel suốt nhiều thập kỷ.
Xung đột leo thang với Hezbollah ở biên giới với Liban là một ví dụ rõ rệt về những nguy cơ mà Israel phải đối mặt. Chuck Freilich, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Israel, cảnh báo rằng các cuộc tấ.n côn.g của Hezbollah vào các nhà máy điện có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhóm vũ trang này sở hữu các tên lửa chính xác có khả năng nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả các nhà máy điện. Điều này khiến cho việc điều hành một quốc gia hiện đại như Israel mà không có điện và công nghệ trở nên vô cùng khó khăn.
Ngoài ra, Israel phụ thuộc chủ yếu vào khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện của mình. Tuy đã thành công trong giảm phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng bằng cách khai thác khoảng 1.000 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên ngoài khơi bờ biển, Israel vẫn phải đối mặt với rủi ro về an ninh năng lượng. Mỏ Tamar, một trong ba mỏ khí đốt lớn, đã tạm thời đóng cửa vì lý do an toàn, và mỏ Leviathan gần biên giới phía Bắc có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấ.n côn.g tên lửa.
Theo Elai Rettig, Phó Giáo sư về địa chính trị năng lượng tại Đại học Bar-Ilan, việc Israel cố gắng tránh một cuộc chiến 2 mặt trận với cả Hezbollah và Hamas là do không đủ khả năng đảm bảo an toàn để duy trì hoạt động cho hai mỏ khí đốt này cùng lúc. Nếu các mỏ này bị tấ.n côn.g, Israel không chỉ chịu tổn thương về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các đối tác trong khu vực.
Khí đốt không chỉ là nguồn năng lượng mà còn là công cụ ngoại giao của Israel trong khu vực. Jordan và Ai Cập phụ thuộc vào khí đốt của Israel để cung cấp điện, khiến việc cô lập Israel trở nên khó khăn hơn. Khoảng 70% năng lượng của Jordan và một phần lớn nguồn cung cấp của Ai Cập phụ thuộc vào Israel. Tuy nhiên, xung đột leo thang có thể đ.e dọ.a các mối quan hệ này, đặc biệt khi các mỏ khí đốt nằm gần biên giới trở thành mục tiêu tấ.n côn.g.
Vấn đề tiếp cận dầu thô, xăng và dầu diesel cũng là một thách thức lâu dài đối với Israel. Việc thiếu nguồn cung từ khu vực đã khiến Israel phải dựa vào các đối tác xa hơn, như Azerbaijan, để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Trong khi số liệu thống kê nhập khẩu dầu chính xác của Israel là bí mật quốc gia, Azerbaijan hiện đã nổi lên như đối tác hàng đầu của nước này khi đã bán cho Israel lượng dầu thô trị giá 300 triệu USD chỉ riêng trong tháng 1 năm nay, đồng thời nhận được khối lượng vũ khí khổng lồ để sử dụng trong cuộc xung đột với nước láng giềng Armenia.
Cùng với đó, Israel còn đối mặt với mối đ.e dọ.a từ các tuyến đường vận chuyển bị gián đoạn, đặc biệt là bởi lực lượng Houthi thân Iran ở Biển Đỏ. Hoạt động quấy rối liên tục của nhóm này đã làm gián đoạn dòng chảy hàng hóa và nhiên liệu, làm tăng giá cả và khiến việc vận chuyển khí đốt trở nên tốn kém hơn.
Theo Phó Giáo sư Rettig, viễn cảnh mất điện khi xung đột kéo dài còn làm mất tinh thần của người dân Israel. Người Israel không quen với tình trạng mất điện kéo dài và chỉ cần nghĩ đến việc mất điện trong hai ngày là đã gây ra sự hoảng sợ, trong khi người dân Gaza đã quen với tình trạng thiếu điện do cơ sở hạ tầng bị hư hại nặng nề trong các cuộc xung đột.
Tóm lại, năng lượng rõ ràng là một điểm yếu chiến lược của Israel, không chỉ vì sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu dễ bị tổn thương, mà còn bởi vì những rủi ro địa chính trị và các cuộc xung đột đang diễn ra trong khu vực.
Iran tuyên bố không khuất phục trước áp lực, Hội đồng Bảo An LHQ họp khẩn Trung Đông ngày 12/8, Iran tuyên bố không khuất phục trước áp lực, Hội đồng Bảo An LHQ họp khẩn về cuộc chiến của Israel ở Gaza. Bản đồ xung đột Israel - Hamas ngày 12/8. (Ảnh: Rybar) Quân sự Dải Gaza: Lực lượng Israel đã giế.t chế.t 42 người Palestine ở Dải Gaza trong 24 giờ qua, gồm 10 người ở phía...