Hottrend: Điểm mặt những cổ phiếu nóng tuần qua (5-9/10/2020) – Cổ phiếu trụ nổi sóng
Trong 25 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua đa số có vốn hóa nhỏ, nhưng nổi bật nhất lại là 2 mã vốn hóa lớn là MSN và GVR.
Cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan dẫn đầu về mức đóng góp cho chỉ số chứng khoán trong tuần qua
Cổ phiếu MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan và cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dẫn đầu về mức đóng góp cho chỉ số chung trong cả 5 phiên giao dịch tuần qua, đặc biệt là MSN khi giá tăng 25,9% so với mức 11,8% của GVR.
Giá cổ phiếu MSN tăng từ 54.100 đồng/cổ phiếu lên 68.100 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ đầu năm; giá cổ phiếu GVT tăng từ 12.250 đồng/cổ phiếu lên 13.700 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong 1 năm qua.
Giá tăng giúp giá trị vốn hóa của MSN tăng thêm 16.466 tỷ đồng, đạt gần 80.000 tỷ đồng, còn vốn hóa của GVR tăng thêm 5.800 tỷ đồng, đạt 54.800 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cổ phiếu MSN tăng giá trong cả 5 phiên và thu hút dòng vốn đầu tư lớn khi giá trị giao dịch tăng hơn 5 lần so với tuần trước, luôn nằm trong Top 5 về giá trị giao dịch, trung bình đạt trên 300 tỷ đồng/phiên.
Hầu hết chứng quyền có bảo đảm dựa trên cổ phiếu MSN đều tăng mạnh, từ 100 – 300%, riêng mã CMSN2005 tăng gần 600%.
Giá cổ phiếu MSN tăng là diễn biến không nhiều bất ngờ khi 2 tháng trước đó đi ngang trong bối cảnh thị trường chung tăng điểm, nhưng giá tăng vọt là diễn biến bất ngờ khi đặt trong bối cảnh kết quả kinh doanh năm 2020 được một số công ty chứng khoán dự báo thấp xa so với năm 2019 do dự kiến sẽ phải hợp nhất khoản lỗ lớn từ Vincommerce (VCM).
Năm 2020, MSN đặt kế hoạch doanh thu từ 75.000 – 85.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng (năm 2019, MSN đạt doanh thu 37.354 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 5.557,4 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu là 4.766 đồng). 6 tháng đầu năm, Công ty đạt 35.404 tỷ đồng doanh thu, 117,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Ngày 24/8, Công ty Chứng khoán Phú Hưng đưa ra báo cáo dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm nay của MSN là 79.048 tỷ đồng và 1.026 tỷ đồng.
Với GVR, động lực tăng giá được cho là đến từ thông tin Tập đoàn và các công ty thành viên sẽ thoái hết vốn tại Công ty cổ phần Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG). Hiện GVR đang nắm giữ hơn 4 triệu cổ phiếu VRG, tương đương tỷ lệ sở hữu 15,46%; cộng với tỷ lệ sở hữu của các công ty thành viên khác, tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm GVR là 59,41%, tương đương gần 15,4 triệu cổ phiếu.
GVR và các đơn vị thành viên dự kiến chào bán toàn bộ số cổ phiếu VRG đang sở hữu trong thời gian từ nay đến cuối năm 2020, giá khởi điểm chào bán là mức giá cao hơn giữa hai mức giá sau: mức giá theo chứng thư thẩm định giá và giá tham chiếu bình quân 30 ngày giao dịch liên tiếp.
Hiện cổ phiếu VRG đang đăng ký giao dịch trên UPCoM, tuần qua tăng giá 22,3% sau khi có thông tin thoái vốn nêu trên, đạt 22.800 đồng/cổ phiếu.
Liên quan đến thoái vốn, trước đó, ngày 28/8, VGR công bố Tập đoàn không thành công trong việc thoái 956.970 cổ phiếu tại Công ty cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư (CIC).
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình, cổ phiếu OGC của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương trong 4 tuần gần nhất có diễn biến tăng giảm đan xen (tính theo tuần), tuần vừa qua bật tăng 26,3%, đạt 8.350 đồng/cổ phiếu, với hàng triệu đơn vị được chuyển nhượng mỗi phiên.
Được biết, Công ty quyết định sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu trong tổng số gần 120 triệu cổ phiếu OCH tại công ty con là Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ (OGC sở hữu 59,85%) để tạo nguồn tiền thanh toán công nợ và phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Đáng lưu ý, ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị OGC đăng ký bán 5 triệu cổ phiếu trong số 15 triệu cổ phiếu OGC đang sở hữu từ ngày 14/9 đến 13/10.
Cổ phiếu TTF của Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành tăng giá 17,6%, đạt 6.420 đồng/cổ phiếu, sau khi 2 tuần trước đó lần lượt tăng 8,6% và 5%. Thanh khoản duy trì ở mức cao khi giá trị giao dịch mỗi phiên đạt hàng chục tỷ đồng. Nhà đầu tư đang kỳ vọng kế hoạch tái cơ cấu công ty của TTF cũng như hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ có tiến triển, dù đơn vị kiểm toán khi soát xét báo cáo tài chính bán niên 2020 lưu ý, sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm Công ty.
Cổ phiếu NBB của Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy tuần qua có thanh khoản tăng vọt, nhất là phiên cuối tuần, với giá trị giao dịch gần 21 tỷ đồng khi giá có 6 phiên tăng liên tiếp, riêng 5 phiên tuần qua tăng 14%, đạt 22.450 đồng/cổ phiếu.
Thông tin hỗ trợ của cổ phiếu NBB là ngày 7/10, Công ty công bố sẽ mua lại hơn 15 triệu cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 16/10 đến 13/11/2020, giá mua vào theo giá thị trường nhưng không quá 25.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, từ ngày 23/9 đến 5/10, ông Mai Thanh Trúc, Phó tổng giám đốc NBB đã bán ra 112.500 cổ phiếu như đăng ký.
Một cổ phiếu vốn hóa trung bình khác tiếp tục thu hút nhà đầu tư là VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, tuần qua tăng giá 15%, đạt 8.180 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong 1 năm rưỡi, với giá trị giao dịch mỗi phiên hàng chục tỷ đồng. Mức tăng giá của VND là cao nhất trong nhóm chứng khoán (tuần trước đó, VND có mức tăng thấp hơn BSI, VCI, HCM, SSI). Nhóm chứng khoán vẫn được nhà đầu tư quan tâm với kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III sẽ khả quan nhờ thanh khoản thị trường chứng khoán duy trì ở mức cao và chỉ số có diễn biến tăng.
Cũng trong nhóm vốn hóa vừa, cổ phiếu DAT của Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch và Phát triển Thủy sản có mức tăng giá mạnh nhất sàn HOSE, tăng 29,1%, đạt 36.800 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này liên tiếp tăng trần sau khi tuần trước đó liên tiếp giảm sàn. Thanh khoản ở mức thấp dù giá tăng hay giảm.
Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, mã DTT của Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành tăng 26,4%, nhưng lâu nay gần như mất thanh khoản. Nhiều mã nhỏ khác có chung tình trạng giá tăng nhưng thanh khoản nhỏ giọt như TCO của Công ty cổ phần Vận tải đa phương thức Duyên Hải, EMC của Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức, TN1 của Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ TNS Holdings, BTT của Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ Bến Thành, SVI của Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa…
Tuy nhiên, một số mã tăng giá đi kèm với thanh khoản tăng hoặc duy trì thanh khoản, với giá trị giao dịch hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng mỗi phiên như PET của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí, TCL của Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng, IDI của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I.
25 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất tuần qua trên HOSE
Mã chứng khoán
Tỷ lệ tăng giá
Thị giá (đồng/CP)
DAT
29,1%
36.800
DTT
26,4%
11.300
OGC
26,3%
8.350
MSN
25,9%
68.100
TCO
25,4%
11.400
VCF
20,5%
255.300
PTL
20,2%
7.690
TTF
17,6%
6.420
ITA
17,5%
5.300
VDS
15,0%
8.180
EMC
14,2%
18.850
NBB
14,0%
22.450
TN1
12,8%
61.500
TRA
12,7%
64.800
SGR
12,6%
27.700
GIL
12,0%
28.900
VND
11,9%
Video đang HOT
15.950
PET
11,9%
10.800
GVR
11,8%
13.700
TCL
11,3%
32.500
LGC
10,9%
64.900
HAX
10,6%
15.600
SVI
10,2%
80.000
IDI
10,2%
5.640
BTT
10,0%
38.500
Diễn biến VN-Index và giá trị giao dịch trên HOSE
Ngày
VN-Index (điểm)
Tăng/giảm (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
28/9
912,50
0,47
7.250,99
29/9
903,98
-0,93
8.527,35
30/9
905,21
0,14
6.358,63
1/10
914,09
0,98
6.761,68
2/10
909,91
-0,46
8.592,17
5/10
914,68
0,52
7.302,21
6/10
915,67
0,11
8.205,02
7/10
919,72
0,44
8.784,48
8/10
918,84
-0,10
7.946,26
9/10
924,00
0,56
6.644,66
Hottrend: Điểm mặt những cổ phiếu nóng tuần qua (28/9 - 2/10/2020) - Dòng tiền tìm tới điểm nóng
Trong Top 30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua có gần một nửa là các mã đạt thanh khoản hàng chục tỷ đồng mỗi phiên như ASM, DIG, DCM, DPM, FLC, VCI, HDC, HCM, SSI, DRC, PVT...
Cổ phiếu ASG của ASG của Công ty cổ phần Tập đoàn ASG có mức tăng giá cao nhất tuần qua, gần 40%, từ 38.500 đồng/cổ phiếu lên 53.800 đồng/cổ phiếu.
Đây là "tân binh" mới lên niêm yết trong tuần trước, ngày 24/9 - giá tăng hết biên độ 20% trong phiên giao dịch đầu tiên, đạt 36.000 đồng/cổ phiếu, từ đó đến nay liên tục tăng trần, 7% mỗi phiên.
Giá trị giao dịch mỗi phiên trong tuần qua lần lượt là 3,8 tỷ đồng, 10,3 tỷ đồng, 4 tỷ đồng, 6,9 tỷ đồng, 10,5 tỷ đồng (tổng cộng cả tuần là 35,6 tỷ đồng, với gần 663.000 cổ phiếu được chuyển nhượng).
ASG có hơn 63 triệu cổ phiếu đang lưu hành, hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là dịch vụ logistics, dịch vụ hàng không sân bay và phát triển hạ tầng, khu công nghiệp, với 12 công ty con và 2 chi nhánh, hơn 1.200 cán bộ, nhân viên.
Năm nay, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng.
Cổ phiếu ASM của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai có mức tăng giá nhiều thứ hai khi đạt 22,2%, đóng cửa tại 9.980 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, dòng tiền lớn tiếp tục cuồn cuộn đổ vào mã này. Cả 3 phiên cuối tuần, ASM đều tăng giá trần, đóng cửa tại 9.890 đồng/cổ phiếu, với giá trị giao dịch lần lượt đạt 70 tỷ đồng, 93,1 tỷ đồng và 93,9 tỷ đồng.
Trong hai tuần trước đó, cổ phiếu ASM lần lượt có mức tăng giá 23% và giảm 1%. Như vậy, sau khi điều chỉnh nhẹ, cổ phiếu này tiếp tục thu hút dòng tiền lớn. Sức hấp dẫn của ASM được cho là đến từ mảng hoạt động mới là năng lượng tái tạo.
Một công ty con của ASM là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (IDI, tỷ lệ sở hữu của ASM là 51%) cũng thu hút dòng tiền, giúp cổ phiếu tăng giá 5,6% trong tuần qua, đạt giá trị giao dịch đạt cả chục tỷ đồng mỗi phiên.
Cổ phiếu DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng tăng giá trần trong phiên cuối tuần qua, nâng mức tăng cả tuần lên 18,6%, đạt 17.250 đồng/cổ phiếu. Giá trị giao dịch trung bình đạt 56,8 tỷ đồng/phiên, tăng 120% so với tuần trước đó.
Trên thị trường không thấy thông tin hỗ trợ cụ thể cho đợt tăng giá này của DIG, trong khi chủ trương hợp tác với Him Lam trong dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu chưa được thông qua.
Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của DIG tăng trưởng trong những năm qua và năm 2020 vẫn có dấu hiệu khả quan. 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt gần 899 tỷ đồng, tăng 30%; lợi nhuận sau thuế hơn 55 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào 6 tháng cuối năm nên Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đánh giá, DIG có thể hoàn thành kế hoạch 2020, cụ thể, doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 18%; lợi nhuận sau thuế 522 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019. Các dự án Vũng Tàu Gateway, Hiệp Phước, Đại Phước sẽ đóng góp chính vào kết quả kinh doanh năm nay.
Cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cũng thu hút dòng tiền lớn khi thanh khoản tăng vọt và giá tăng cao sau khi Công ty công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm tăng trưởng.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm ước đạt hơn 424 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm (gần 52 tỷ đồng), chủ yếu nhờ giá dầu giảm kéo theo giá khí đầu vào thấp hơn giá kế hoạch.
DCM đang xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2020 (do thận trọng nên kế hoạch cũ đặt ở mức thấp hơn nhiều mức thực hiện năm 2019).
Sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu DCM có 2 phiên tăng trần, đạt 11.700 đồng/cổ phiếu ngày 29/9, với giá trị giao dịch tăng cao, lần lượt đạt 67 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Phiên sau đó, cổ phiếu tăng giá thêm 1,3% lên 11.850 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, hai phiên cuối tuần, giá DCM giảm lần lượt 0,8% và 0,4%, còn 11.700 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản duy trì mức cao khi giá trị giao dịch 2 phiên này là 44,6 tỷ đồng và 63,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPG của Công ty cổ phần Đạt Phương tuần qua tăng 13,4%, trong đó phiên 1/10 tăng trần, lên 29.200 đồng/cổ phiếu, với giá trị giao dịch 37 tỷ đồng. Giá cổ phiếu DPG tăng sau khi Công ty công bố trúng một gói thầu thi công xây dựng. Phiên cuối tuần, cổ phiếu này đứng giá.
Một cổ phiếu có giá tăng trần và thanh khoản tăng vọt vào phiên cuối tuần là FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, giá trị giao dịch phiên này đạt 108,2 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, cổ phiếu FLC tăng 12,8% với hơn 100 triệu đơn vị trị giá trên 350 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Diễn biến giá và thanh khoản của FLC là khá bất ngờ trong bối cảnh ngày 11/9 bị HOSE công bố không được giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 là số âm (lỗ hơn 1.582 tỷ đồng).
Cổ phiếu HDC của Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu lập kỷ lục mới khi đạt 23.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi niêm yết năm 2007. Trong tuần qua, mã này tăng giá cả 5 phiên, tổng cộng 10,6%, với giá trị giao dịch hàng chục tỷ đồng mỗi phiên.
Thị trường bất động sản nói chung vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng HDC được một số công ty chứng khoán nhận định là một trong những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tích cực hơn mặt bằng chung, đang đẩy mạnh phát triển dự án đã được cấp phép và tình hình bán hàng khả quan.
Trong lĩnh vực vận tải dầu khí, cổ phiếu PVT của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí có mức tăng 7,2% trong tuần qua, sau khi đã có mức tăng 5,6% trong tuần trước (so với đầu tháng 8 thì mức tăng còn mạnh hơn nhiều), nhờ thông tin về cổ tức và kết quả kinh doanh khả quan so với kế hoạch (dù kế hoạch cả năm giảm so với năm ngoái).
Cụ thể, ngày 2/10, PVT công bố sẽ trả cổ tức 4% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu, thực hiện trong quý IV/2020. Bên cạnh đó, Công ty ước tính doanh thu đạt 5.345 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 565 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (kế hoạch cả năm 2020 là doanh thu 6.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 433 tỷ đồng) (giảm 47% so với năm trước).
Cổ phiếu PVT có thanh khoản cao, riêng phiên cuối tuần có giá trị giao dịch 70 tỷ đồng.
Trong tuần qua, nhiều cổ phiếu chứng khoán thu hút được dòng tiền khi giá và thanh khoản tăng. Cụ thể, cổ phiếu BSI của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tăng trong cả 5 phiên, tổng cộng 11,9%; cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt tăng 11,3%; cổ phiếu HCM của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cùng tăng 7,9%, cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT...
Trong các mã này, ngoại trừ BSI có thanh khoản kém hơn, các mã khác đều được giao dịch sôi động, giá trị giao dịch đạt hàng chục tỷ đồng mỗi phiên.
Một số cổ phiếu khác đáng chú ý là TCM của Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công tăng 6,1% nhờ tin tốt về kết quả kinh doanh, cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tăng 4,4% với thanh khoản trong phiên cuối tuần tăng vọt, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng 2,9% sau khi huy động được phần lớn trái phiếu chào bán, cổ phiếu CVT của Công ty cổ phần CMC có giá tăng trần trong phiên cuối tuần với 1,5 triệu đơn vị trị giá 31,5 tỷ đồng được chuyển nhượng...
30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua
Mã CK
Tỷ lệ tăng giá
Thị giá cổ phiếu (đồng)
ASG
39,7%
53.800
ASM
22,2%
9.980
DIG
18,6%
17.250
TNC
14,6%
33.000
ATG
14,3%
720
DCM
14,1%
11.700
HAR
13,9%
4.100
DPG
13,4%
29.200
FLC
12,8%
3.610
EVE
12,3%
11.400
CVT
12,0%
21.050
BSI
11,9%
9.300
VCI
11,3%
31.500
SAV
11,3%
12.800
HDC
10,6%
23.000
HTL
10,4%
15.900
VID
10,1%
9.300
IJC
9,9%
13.300
LCG
8,5%
9.340
BCG
8,0%
8.600
HAH
8,0%
14.150
HCM
7,9%
21.800
SSI
7,9%
17.750
SVI
7,9%
72.600
DRC
7,6%
20.600
PVT
7,2%
14.100
VSC
7,2%
37.200
TN1
6,9%
54.500
KPF
6,8%
14.100
SFI
6,8%
21.150
Diễn biến VN-Index và giá trị giao dịch trên HOSE
Ngày
VN-Index (điểm)
Tăng/giảm (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
21/9
907,94
0,78
7.716,50
22/9
906,19
-0,19
6.745,96
23/9
912,50
0,70
6.483,86
24/9
908,58
-0,43
6.408,17
25/9
908,27
-0,03
6.275,15
28/9
912,50
0,47
7.250,99
29/9
903,98
-0,93
8.527,35
30/9
905,21
0,14
6.358,63
1/10
914,09
0,98
6.761,68
2/10
909,91
-0,46
8.592,17
Hottrend: Điểm mặt những cổ phiếu nóng tuần qua (14 - 18/9/2020) Cổ phiếu SFG, ASM, HSG, TDG, LSS... tăng giá mạnh. Các mã MBB, HPG, ITA, TCB, VGC... không tăng giá nhiều, nhưng thu hút dòng tiền lớn. Nhiều cổ phiếu thu hút dòng tiền và mang lại lợi nhuận cao Cổ phiếu SFG của Công ty cổ phần Phân bón Miền Nam có mức tăng mạnh nhất sàn HOSE, gần 29%. Tuy nhiên,...