HOT: Một TikToker bị tố bán đồ ăn chất lượng kém khiến khách nhập viện vì nhiễm trùng ruột
Trong khi nhiều người lên án TikToker này, vẫn có những ý kiến cho rằng không nên “đạp đổ chén cơm” của người khác.
Không chỉ đơn thuần là KOLs trên mạng xã hội, hiện nay, còn có rất nhiều TikToker tận dụng sự nổi tiếng của mình để mở hàng quán, bán đồ ăn. Đây là chuyện hết sức bình thường và cũng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như mới đây không xuất hiện 1 bài tố, bóc phốt một TikToker bán đồ ăn kém chất lượng, khiến khách phải nhập viện vì nhiễm trùng ruột.
Cụ thể, vừa mới đây, một cô gái đã đăng bài lên group “ Hội Review đồ ăn có tâm”, tố một TikToker bán lạp sườn. Theo chia sẻ của cô gái này, do thấy TikToker trên quá nổi tiếng, lại có nhiều người từng mua nên cô cũng đặt về ăn. Không ngờ rằng sau khi ăn xong thì bất ngờ bị đau bụng, ngộ độc tới mức nhập viện. Kết quả kiểm tra cho thấy cô đã bị nhiễm trùng đường ruột. Đáng nói hơn là sau khi báo lại với phía TikToker trên thì không được xin lỗi mà đại diện bên bán còn cho rằng nguyên nhân có thể là do cô gái ăn thứ khác hoặc có bệnh nền. Điều này khiến cô gái quá bức xúc nên đã đăng bài tố, bởi theo cô, cô không hề ăn thứ gì khác, khẳng định ngộ độc là do ăn lạp sườn.
Bài tố của bạn P.T.D
Video đang HOT
Hình ảnh của TikToker bị tố
P.T.D cho biết, bạn đã siêu âm, xét nghiệm và được chẩn đoán là nhiễm trùng đường ruột
Ngay sau khi chia sẻ, bài post của cô gái đã nhận lại đủ các ý kiến trái chiều. Rất nhiều người cho rằng shop này bán sản phẩm kém chất lượng, không trung thực về nguồn gốc sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến đối lập, bởi từng mua ăn mà không gặp vấn đề gì. Những người này cho rằng nên xem kỹ lại trước khi phốt bởi có thể hành động tố ở trên là đang “đạp đổ chén cơm” của người khác.
Hiện tại, chủ đề này vẫn đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Chúng tôi đã liên hệ với phía TikToker trên nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Nguồn: Tổng hợp
Content độc hại đang gây ô nhiễm mạng xã hội, cái giá phải trả vô cùng đắt, hối hận cũng đã quá muộn
Có lẽ đã đến lúc cộng đồng cần phải có hành động để loại bỏ những content rác và độc hại đang tràn lan trên mạng xã hội.
Trong bối cảnh bùng nổ về các nền tảng mạng xã hội từ Facebook, YouTube, TikTok... cùng với sự mọc lên như nấm sau mưa của các streamer/TikToker/YouTuber khiến cho mảnh đất này trở thành "mỏ đào của nhiều bạn trẻ. Nhưng để có được view, có được sự theo dõi của khán giả trong bối cảnh có rất rất nhiều đối thủ cạnh tranh thì không ít các streamer/TikToker/YouTuber đã nghĩ đến những chiêu trò câu view, câu like rẻ tiền.
Nội dung bậy bạ
Để có được sự nổi tiếng, không ít người đã nghĩ ra những loại hình content "rẻ tiền" và độc hại, có tác dụng vô cùng tai hại tới những người xem nhỏ tuổi. Từ "cho gà vẫn còn nguyên lông vào nồi cháo", "chui vào giường ngủ cùng nữ streamer", "troll quản lý làm hai nữ streamer có bầu" cho đến các hành động tại hại hơn như giả vờ bị tai nạn xe hơi hoặc các nội dung bất chấp luân thường đạo lý...
Những content đó dễ xem, dễ kích thích sự tò mò của khán giả, nhất là người xem nhỏ tuổi. Nhưng hệ lụy mà nó để lại thì thật sự khôn lường. Đối với người xem trưởng thành sẽ phân biệt được thật/giả, trắng/đen, đúng/sai, những gì nên làm và không nên làm và việc trải nghiệm video có thể chỉ là để... cho vui và phục vụ cho sự tò mò của bản thân khi click.
Song với người xem nhỏ tuổi, các em chưa biết được rằng đó là hành động đáng lên án/phê phán và hoàn toàn có thể học và bắt chước theo. Điều này thậm chí còn tai hại hơn khi các em có thể bị tác động cộng hưởng từ những nội dung độc hại khác trên các nền tảng như web đen...
Cho đến dung tục, đi ngược luân thường đạo lý
Lấy ví dụ như mới đây, một channel TikTok đã đăng tải một video clip, trong đó từ nội dung, ngôn từ cho đến biểu cảm của người làm clip đều thực sự đi ngược với luân thường đạo lý. Sẽ nguy hiểm như thế nào nếu như người xem nhỏ tuổi, vốn là một bộ phận người dung rất lớn trên TikTok xem được những video clip này, tác hại của chúng vô cùng khôn lường khi hậu quả không xảy ra trực tiếp mà cứ âm thầm ngấm dần theo thời gian.
Thế nhưng, vẫn có không ít người xem hiện nay trên mạng xã hội cổ súy cho các loại hình content độc hại như thế này, để bảo vệ thần tượng của mình mà không cần phân biệt đúng/sai, đen/trắng. Đó mới là vấn nạn thực sự đáng quan ngại đầy nguy hiểm.
Tiktoker gây tranh cãi vì khẳng định ăn sáng gây tăng cân, nhịn ăn sáng giúp giảm cân: Thực hư thế nào? "Tôi đã ngừng ăn sáng rồi. Ngày của tôi vẫn ổn cả. Thực chất, tôi càng có nhiều năng lượng hơn. Tôi thấy tôi càng khỏe mạnh nhờ không ăn sáng. 3 bữa/ ngày thực sự là quá đà"... Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok, một Tiktoker có tên T.P chia sẻ việc ăn 3 bữa mỗi ngày là quá nhiều, chỉ...