HỐT HOẢNG: Chanel nhăm nhe “hất cẳng” vị thế độc tôn của Hermès với động thái mới nhất
Cho tới hiện tại, giá của Chanel Classic Flap cỡ vừa chỉ kém chiếc Hermès Birkin da bê có… 2,3 triệu đồng.
Ngoi cao đến tầng trời không khác gì những tòa địa ốc tại Dubai, đó chính là giá của những chiếc túi Chanel. Với lý do lạm phát cũng như thắt chặt nguồn cung, nhà mốt nước Pháp đã tăng phi mã giá cả hàng loạt mẫu túi kinh điển – nổi bật nhất chính là Classic Flap Bag cỡ vừa.
Với mức giá 1.150 USD vào năm 1990 và lên tới 7.800 USD vào tháng 7 năm nay, Classic Flap Bag luôn được đưa ra làm minh chứng hiện sinh cho màn “thổi giá” của nhà mốt Pháp. Cho tới thời điểm hiện tại, nếu bạn mua một chiếc Classic Flap Bag cỡ vừa ngay giữa kinh đô ánh sáng hẳn sẽ thảng thốt khi phát hiện giá của nó chỉ kém Hermès Birkin 30 da bê có… 100 USD (tức 2,3 triệu đồng).
Túi hiệu nào cũng đắt đỏ, nhưng thật ngỡ ngàng khi biết giá của Chanel và Hermès hiện tại đã xêm xêm nhau.
Chanel sắp “hất cẳng” vị thế độc tôn của Hermès?
Theo Charles Gorra, Giám đốc điều hành của Rebag (nền tảng chuyên bán đồ cao cấp second-hand), thì Chanel đang phấn đấu để những chiếc túi mang logo 2 chữ C ngày càng quý giá, khan hiếm và mang tính biểu tượng cao hơn. Hermès đương nhiên trở thành chướng ngại vật nếu nhà mốt này muốn vươn lên ngôi vị cao nhất.
“Chanel muốn thò chân vào thế giới của Hermès trong khi dần rút ra khỏi lãnh địa của Louis Vuitton và Gucci”, Charles cho biết.
Bên cạnh đó, thương hiệu xa xỉ còn siết chặt nguồn cung khiến việc thong dong bước vào store để mua IT bag hầu như không còn. Động thái này nhằm tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng, đồng thời nhắn nhủ thông điệp ngầm: “Sở hữu được chiếc túi của chúng tôi tức là bạn vô cùng đặc biệt!”
Video đang HOT
Không phải ai cũng dễ dàng bị tẩy não. Nhiều đám đông dắt díu nhau đổ xô đi mua túi trong hiện tại để tránh giá leo thang về sau, trong khi không ít người bất bình với chất lượng sản phẩm. “Túi Chanel ngày nay sờ vào có cảm giác nhừa nhựa, không mềm mịn như xưa, chắc do họ xịt thêm một lớp bảo vệ để chống bụi bẩn và trầy xước”, một cộng tác viên của Vogue Hong Kong lên tiếng trên tài khoản Instagram Bag Hag.
Dân tình đang tranh cãi xem những chiếc túi Chanel có xứng đáng để người mua “đu” theo mức giá ngày càng tăng, chưa kể phải chầu chực từ tinh mơ tới tối mịt mới mua được. Cũng có ý kiến thẳng thắn rằng: giá mà cao như thế thì tôi thà mua túi Lindy bên nhà Hermès còn hơn!
Chanel Classic Flap vs Hermès Birkin
Vài năm đổ lại đây, giới sành đồ hiệu hay nêu quan điểm trong bài toán cân đo đong đếm: Cùng tầm tiền ấy thì mua Chanel hay Hermès? Vô số tranh cãi đã nổ ra xung quanh bài toán lợi ích này.
Hãy chọn Team: Bạn sẽ về phe Hermès hay Chanel???
Trước hết phải nhấn mạnh, không ít chị em tá hỏa khi nhận ra giá Chanel đã xấp xỉ Hermès trong khi cách đây không lâu còn chưa chạm ngưỡng 1/2. Và cách hiệu quả nhất để so sánh giá trị của chúng là hướng về giá bán lại (resell).
Tiếp đến, hãy ứng dụng kiến thức toán học một chút…
Theo nghiên cứu kèm số liệu cụ thể từ nhiều nền tảng chuyên về resell, một chiếc túi Birkin 30 giữ giá y nguyên hoặc tăng… gấp rưỡi sau một thời gian sử dụng. Thế nên mới có chuyện các chị kháo nhau mua túi Birkin không khác gì trữ vàng trong nhà.
Trong khi đó, túi Classic Flap lại hụt xuống còn một nửa (hoặc kém hơn, tùy vào hiện trạng) nếu được rao bán lại. Điều này cho thấy tuy giữ giá khá tốt nhưng so với Hermès thì Chanel vẫn chưa có cửa!
Rõ ràng Hermès áp đảo tuyệt đối! Chẳng hạn trên nền tảng Vestiaire Collective, một chiếc Birkin hiếm có giá 112.000 EUR trong khi mức sơ khai chỉ ở 18.500 EUR. Cũng trên nền tảng này, giá bán lại cao nhất của Chanel tới 30.000 EUR là kịch kim.
Đó là sơ qua về giá trị sử dụng lâu dài của mỗi chiếc túi. Nếu gạt sở thích sang một bên và mong muốn tìm được món đầu tư xứng đáng, chắc chắn bạn đã có câu trả lời. May ra một số mẫu Chanel đã ngừng sản xuất, giá bán lại sẽ cao hơn ban đầu một chút – với điều kiện bạn phải kiên nhẫn và giữ gìn xuyên suốt hơn chục năm.
“Hố đen” của Chanel
Thật khó để hướng sản phẩm theo lối mua bán nhỏ giọt mà vẫn có lợi nhuận tăng ầm ầm, đó chính là cái khó của nhà mốt với biểu tượng hoa trà. Âu cũng bởi theo chân Hermès nên Chanel quyết nói không với thương mại điện tử, mảng miếng giúp Louis Vuitton và Dior gồng qua đại dịch.
Vì muốn kèn cựa với đối thủ mà Chanel quyết làm ngơ với bán hàng online.
Chanel đã công bố báo cáo tài chính, trong đó doanh thu giảm 18% và biên lợi nhuận hoạt động giảm 41%. So với đối thủ, Hermès chỉ giảm 6% doanh thu và 15% biên lợi nhuận hoạt động. Đầu tháng 12, nhà mốt đã bổ nhiệm Leena Nair (cựu Giám đốc nhân sự Unilever) vào vị trí CEO toàn cầu.
Một chuyên gia phân tích của Jefferies cho rằng CEO mới cùng phương thức tăng giá là giải pháp để nhà mốt bù đắp cho sụt giảm doanh thu. Tuy nhiên, đường xa mới biết ngựa hay, và Hermès vẫn còn đang chờ Chanel ở phía trước!
SỐC: LVMH - tập đoàn sở hữu Louis Vuitton bị cáo buộc thuê gián điệp theo dõi người khác
LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton - tập đoàn chuyên bán xa xỉ phẩm bị cáo buộc thuê cựu lãnh đạo cơ quan tình báo trong nước của Pháp để theo dõi các nhà phê bình.
Liên tục bị cướp phá, Giám đốc sáng tạo qua đời, bị quân biểu tình làm gián đoạn show diễn thời trang,... tưởng như Louis Vuitton đã có một thời kỳ hứng chịu đủ vận hạn thì mới đây, thương hiệu đình đám này lại gặp điều không may. Tập đoàn LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton đang đứng trước những cáo buộc thuê gián điệp để theo dõi cá nhân.
Theo một số đơn tố cáo, các công dân khẳng định tập đoàn LVMH thuê cựu giám đốc tình báo trong nước của Pháp để theo dõi người bất hợp pháp, đặc biệt là về một nhà làm phim đã thực hiện một bộ phim tài liệu được yêu thích rộng rãi nhắm vào CEO của tập đoàn.
Năm 2019, ông Francois Ruffin - một nhà báo, nhà làm phim và hiện là chính trị gia đã đệ đơn kiện LVMH với tội danh ký hợp đồng với cựu lãnh đạo cơ quan tình báo trong nước DGSI của Pháp, Bernard Squarcini, để theo dõi anh ta trong gần ba năm khi quay bộ phim Merci Patron. Phim kể về cuộc hành trình hai cựu nhân viên dệt may bị một trong những nhà thầu phụ của LVMH cho nghỉ việc.
Ông Bernard Squarcini
Đứng trước cáo buộc của ông Francois Ruffin, tập đoàn LVMH đề nghị giải quyết toàn bộ sự việc với số tiền gần 260 tỷ đồng. Đáp lại, nhà báo người Pháp từ chối thẳng thừng và thúc giục toà án xét xử với lý do: "gần 260 tỷ đồng chỉ là 0,02% trong số gần 45 tỷ euro doanh thu năm ngoái của LVMH, với các thương hiệu bao gồm Louis Vuitton, Dior, Givenchy và chuỗi mỹ phẩm Sephora".
LVMH Mot Hennessy Louis Vuitton SE (LVMH) có trụ sở tại Paris (Pháp). Tập đoàn nắm trong tay hơn 70 thương hiệu hàng xa xỉ gồm: Louis Vuitton, Givenchy, Marc Jacobs, Dior,... Năm 2017, tập đoàn này có doanh thu lên tới hơn 1 tỷ đồng. Chủ tịch và Giám đốc điều hành của LVMH - ông Bernard Arnault là người giàu thế giới với tài sản gần 2 tỷ đồng (số liệu tháng 9-2018).
"Bánh bèo" 5 châu 4 bể lại phát sốt với mẫu giày được dự đoán sẽ gây bão của Louis Vuitton Archlight Slingback - "hậu duệ của Archlight Sneaker là "cơn bão" mới nhất mà Louis Vuitton mới trình làng. Không chỉ thể hiện tính hiện đại dựa trên những BST may đo thượng cấp đầy tính hàn lâm, Louis Vuitton còn theo sát thực tế, hiện hữu trong đời sống thường nhật và len lỏi vào tủ đồ của những quý cô thế...