Hot girl Yuu Lê tươi tắn trong bộ cosplay quảng bá game
Những hình ảnh của hot girl Yuu Lê trong bộ cosplay quảng bá cho một gMO. Trước đây chúng tôi từng đăng tải một clip hậu trường buổi chụp cosplay của một gMO với khá nhiều hot girl: Vy Hà, Thiện Đình, Phương Du. Mới đây NPH của tựa game này đã tung ra bộ ảnh cosplay của một trong những cô nàng xinh đẹp trên: Phương Du – nghệ danh Yuu Lê.
Thông tin thêm: Lê Phương Du, nghệ danh Yuu Lê, sinh năm 1991. Trước đó cô là sinh viên khoa quan hệ Quốc tế trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân văn, với khát khao được thử sức ở lĩnh vựa nghệ thuật nên đã tạm bảo lưu kết quả và lấn sân sang điện ảnh. Yuu Lê góp mặt trong nhiều bộ phim truyền hình Việt Nam như “Phía sau ánh hào quang, Chạm tới hoàng hôn, Bạn đời”,… Từ năm 14 tuổi, Yuu Lê đã sớm khẳng định năng khiếu nghệ thuật của mình bằng việc tham gia lồng tiếng cho phim truyện, quảng cáo.
Bộ ảnh cosplay của Yuu Lê:
Theo GameK
Video đang HOT
"Tự thú" trước... Facebook
"Phong trào" lên mạng xã hội, nhất là Facebook, khoe khoang, giãi bày hoặc thú nhận những hành vi quái gở, thậm chí phạm tội, ngày càng phổ biến. Điều gì đang diễn ra trong giới trẻ?
Giết người yêu, lên Facebook giãi bày. Gây tai nạn giao thông chết người, lên Facebook khoe khoang. Giết voọc dã man, cũng lên Facebook "khoe hàng"... Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đang trở thành một xã hội thu nhỏ và là tấm gương phản ánh những gì trong đời sống thật. Một trong số đó là việc giới trẻ lên mạng "tự thú" về những hành vi xấu, thậm chí tội ác của mình. Có những chuyện được cảm thông nhưng cũng không ít việc bị phản ứng, nặng hơn là bị xử lý hình sự.
Trút bỏ gánh nặng tâm lý
Bất kỳ vấn đề gì được nhiều người quan tâm đều lan tỏa và truyền đi nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng của chính người chủ Facebook. Chỉ bằng những bình luận hay chia sẻ chuyện gì đó lên mạng xã hội, không ai biết dư luận sẽ đẩy vấn đề đi đến đâu.
Điển hình gần đây nhất là trường hợp "sát thủ" Đặng Văn Khuyến (SN 1985, quê Thừa Thiên - Huế) lên Facebook giãi bày về việc giết người yêu. Chính Khuyến không thể ngờ được sự nổi giận của dân mạng với sự việc và nó cũng chính là một trong những manh mối để cơ quan điều tra vào cuộc.
"Giải mã" điều này, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam, cho rằng hiện tượng trên không phải bây giờ mới có mà nó chỉ là cách thể hiện mới mà thôi. "Bệnh" chia sẻ, tâm tình trên Facebook cũng thể hiện trạng thái dằn vặt khi có một hành vi lệch chuẩn, xâm hại hay bất cứ hành vi nào mà người ta cảm thấy có gì đó không ổn. "Nhu cầu giãi bày thường với là người thân, bạn gái, thậm chí cả với người mới quen biết... để cảm thấy nhẹ lòng hơn" - PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét.
Đặng Văn Khuyến và những lời "thú tội" trên Facebook. (Ảnh: Tân Tiến)
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, hành vi lên mạng "tự thú" vẫn có chút gì đó hướng thiện vì muốn nói cho nhẹ bớt nỗi lòng. Trường hợp khác là một thanh niên ở Yên Bái có nick "Kẹo mút chơi bời" đã lên Facebook khoe khoang về việc đã gây tai nạn giao thông khiến một người tử vong. PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét lúc đầu, "Kẹo mút chơi bời" không phải "tự thú" mà chỉ nói với cách khoái trá theo kiểu khoe khoang. Sau đó, bị cộng đồng mạng phản ứng thì thanh niên này mới nhận thức được hành vi của mình.
TS tâm lý Trần Thành Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, cho rằng "tự thú" trên mạng xã hội có thể coi là cơ chế phòng vệ của giới trẻ đối với những sự việc mà họ không thể giải quyết được trên thực tế. Mặt khác, nó cũng là cách trút bỏ gánh nặng tâm lý, mong được cảm thông và chia sẻ.
Không được giảm nhẹ hình phạt
Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là những lời "tự thú" trên mạng xã hội có được coi như căn cứ để xử lý về mặt pháp luật hay không.
Luật sư Vũ Trường Hùng, Công ty Luật Bình Minh, cho rằng khi xuất hiện trường hợp "tự thú" trên mạng xã hội, cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, nếu có cơ sở thì bắt buộc phải xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. "Đối với những trường hợp hoang tin nhưng thông tin đó vô hại và không có dấu hiệu phạm tội thì không thể xử lý" - luật sư Hùng nhận định.
Một chuyên gia tội phạm học cho rằng xét về mặt tâm lý tội phạm, việc giãi bày, chia sẻ là nhu cầu tự thân của mỗi người. Tuy nhiên, với tội phạm "máu lạnh" thì hầu như không có nhu cầu này. Một khi tội phạm chuyên nghiệp thực hiện hành vi tội ác, chúng phải tìm cách chôn vùi, xóa hết dấu vết. Trên thực tế, những kẻ phạm tội và "tự thú" trên các trang mạng xã hội, xét về bản chất, cũng chỉ là những tội phạm nghiệp dư do hoàn cảnh xô đẩy. Những lời "tự thú" trên mạng xã hội không phải là cơ sở để giảm nhẹ hình phạt vì nó chỉ tự nói ra chứ không phải đến các cơ quan có trách nhiệm để tự thú. "Bản thân việc tự thú cho thấy người đó không phủ định xã hội mà vẫn còn tin tưởng xã hội" - PGS-TS Trịnh Hòa Bình nói.
Lãng quên giáo dục nhân văn PGS-TS Trịnh Hòa Bình cho rằng xét trên phương diện xã hội, việc sử dụng các trang mạng để "tự thú" không phải là hành vi hay ho vì nó có tính chất lan truyền rất nhanh trong cộng đồng, gây ra những tác dụng xấu và hệ luỵ không đáng có. Xét về đạo lý, không nên khuyến khích hành vi này vì nó làm nhiễu loạn, mất ổn định xã hội. Ở góc nhìn khác, nó cho thấy nếu cá nhân không có được quá trình giáo dục đàng hoàng, không có sự kiểm soát của xã hội thì rất dễ đi đến sai lầm và trở nên cô đơn. "Lâu nay, chúng ta hay giáo dục những điều cao siêu, trong khi lẽ ra phải giáo dục tình yêu thương gia đình và biết sống vì người khác. Chúng ta đang lãng quên giáo dục có tính nhân văn, nhân bản" - PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận định.
Theo Dantri
Dở khóc dở cười văn học sinh tiểu học Một học sinh tả về ông nội rất thật như người ông béo, lùn, da ông ngăm đen, đầu ông bị hói vì tóc đã rụng nhiều. Thế nhưng, cháu được 5 điểm với lời phê "lạnh lùng" của cô rằng "tả về ông ngây ngô quá". "Bà ngoại em vẫn chưa già/ Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường/ Mắt bà...