“Hot girl” Quỳnh Anh – An Japan
1. Họ tên: Lê Ngọc Hoài An
Nickname: An Xù, An Japan
Ngày sinh: 19/7/1996
Lớp 10B8 THPT Lê Quí Đôn, Hà Nội.
Sở thích: hát, nghe nhạc, đọc sách, chụp ảnh và dạo phố cùng bạn bè….
2. Họ và tên: Phí Quỳnh Anh
Ngày sinh: 2/12/1996
Học sinh lớp 9A12 Trường THCS Giảng Võ.
Thành tích
Video đang HOT
9 năm học sinh giỏi
Giải nhì Tin học trẻ không chuyên Quận Hoàn Kiếm năm 2007
Giải nhì Tin học trẻ không chuyên TP Hà Nội năm 2007
Giải ba Tin học trẻ không chuyên Toàn Quốc năm 2007
Làm mẫu cho 1 số báo giấy và báo mạng.
Theo Kenh14
"Tốc độ là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông"
"Theo nghiên cứu chung của thế giới, tốc độ là nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn giao thông (TNGT). Các tính toán cho thấy nếu tốc độ tăng 5% thì TNGT tăng 10% và tai nạn chết người tăng 20%".
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho biết như vậy tại buổi đối thoại trực tuyến Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ sáng nay 2/7.
Các tính toán trên thế giới cho thấy, nếu tốc độ tăng 5% thì TNGT tăng 10% và tai nạn chết người tăng 20%. Và trong 6 tháng đầu năm 2013, số vụ TNGT gây chết người tăng thì nguyên nhân tốc độ là chủ yếu.
Vì vậy, trong chiến dịch kiểm soát tốc độ vừa phát động, ông Hiệp cho biết sẽ làm đồng bộ các giải pháp về hạ tầng, xóa điểm đen, cắm biển báo tốc độ, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, tăng cường tuần tra, kiểm tra giám sát tập trung và lưu động. Tuy nhiên, muốn giảm tai nạn phải kiểm soát tốc độ, muốn kiểm soát chuyện này cần sự vào cuộc của tất cả các lực lượng.
Hơn 80% vụ TNGT nghiêm trọng do lỗi người điều khiển phương tiện
Nói về các vụ TNGT thảm khốc xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, ông Hiệp cho hay: "Trên 80% các tai nạn nghiêm trọng là do lỗi người điều khiển phương tiện. Vấn đề đặt ra là tại sao lỗi người điều khiển phương tiện lại cao như vậy? Ở đây là có phần nguyên nhân sâu xa từ công tác quản lý nhà nước. Rõ ràng là chúng ta phải xem lại khâu quản lý nhà nước".
Vụ TNGT thảm khốc ở Khánh Hòa xảy ra mới đây
Được biết, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã phối hợp với các Bộ, ngành để có kế hoạch rà soát một loạt. Trong đó, Bộ GTVT có các đoàn thanh tra đi kiểm tra rất nhiều địa phương, tập trung vào kinh doanh vận tải, từ đó phát hiện nhiều vấn đề cần chấn chỉnh, sửa đổi, kể cả văn bản pháp luật đến tinh thần, trách nhiệm thi hành công vụ, nhất là các Sở GTVT.
"Với sự quyết liệt của Bộ GTVT, trong thời gian tới những lỗ hổng về công tác quản lý nhà nước sẽ được khắc phục, xác lập lại trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Tôi tin là tai nạn sẽ giảm" - ông Hiệp nhìn nhận.
Cũng theo ông Hiệp, tai nạn thường xảy ra ở các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Bình, Quảng Trị. Ở đây có câu chuyện về cung đường. Khi xe chạy từ TPHCM hoặc Hà Nội đến những địa phương này, mà người ta gọi là khoảng trắng, khoảng trống, lái xe bắt đầu có cảm giác mệt mỏi. Theo quy định là lái xe không được liên tục 4h để đảm bảo an toàn. Thứ hai là về mật độ phương tiện, những địa phương này có điều kiện về du lịch nên lưu lượng khách đến rất đông (ví dụ như ở Nha Trang vừa rồi liên tiếp xảy ra tai nạn).Thứ ba là một phần do yếu tố thời tiết. Ví dụ lúc trời nắng nóng cao điểm cũng gây ra mệt mỏi cho người lái xe. Tuy nhiên, còn có các lý do nữa tùy theo từng vụ tai nạn như về hạ tầng, do tuần tra kiểm soát.
Trên thực tế, rất nhiều ý kiến cho rằng lái xe bất cẩn trên đường do chủ xe ép tiến độ, thời gian. Đứng từ phía góc độ quản lí nhà nước, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT chỉ ra giải pháp kiên quyết đề xử lý vấn đề này đó là quy định và xử phạt phương tiện qua thông tin trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình (hộp đen).
"Từ 1/7/2013 trở về trước, thiết bị này bắt buộc nhưng chưa kiểm tra, mục tiêu để các chủ phương tiện tự giác thực hiện, trên cơ sở đó, bảo vệ cho chủ xe, an toàn cho hành khách và bản thân. Những chủ xe không thực hiện thì họ chưa thấy được tầm quan trọng quản lý đội xe, lái xe, tôi tin rằng số đó là không nhiều.
Từ 1/7/2013 trở đi, sẽ tiến hành xử phạt đối với tất cả chủ xe và lái xe không lắp thiết bị hành trình cũng như không hoạt động, tất cả những thông số trên hộp đen sẽ báo hành trình của xe cũng như điều kiện xử lý doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ sửa đổi nghị định 71 tới đây, nhưng những chủ xe vi phạm nhiều lần, chúng tôi tính xấp xỉ 2%, thì sẽ nghiên cứu để dừng cấp giấy phép vận tải, đồng thời không cho lái xe khách nữa đối với lái xe đó" - Thứ trưởng Trường cho biết.
6 tháng: 20 trường hợp CSGT, 29 cán bộ đăng kiểm vi phạm
Đối với công tác đăng kiểm xe - đây là một phần quan trọng để quyết định chất lượng xe tham gia giao thông. Trong khi đó việc giám sát cơ quan đăng kiểm chưa thực sự công khai và hiệu quả nên dễ để lọt trường hợp vi phạm.
Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Trường cho hay, hiện cả nước có trên 100 trung tâm, đơn vị cơ sở. Các cơ quan đăng kiểm xây dựng quy trình, quy phạm để đảm bảo tính khách quan, kiểm định thông qua hệ thống máy móc tự động; in kết quả công bố để lái xe được biết; lắp hệ thống camrera giám sát để lãnh đạo các cấp giám sát hoạt động các trạm đăng kiểm; có đường dây nóng để các lái xe phản ánh về các cơ quan quản lý nhà nước... Vì vậy hiện tượng tiêu cực được giảm tối đa. Chúng tôi mong các quý vị khán giả nếu phát hiện thì gửi thông tin về các cơ quan chức năng để xử lý.
Cũng theo Thứ trưởng Trường, vừa qua Bộ GTVT đã thành lập các đoàn kiểm tra các trung tâm đăng kiểm, qua đó dừng hoạt động 4 trung tâm, xử phạt 29 cán bộ đăng kiểm, đưa ra khỏi dây chuyền 3 cán bộ đăng kiểm... Theo quy định, cứ 6 tháng Bộ GTVT sẽ thực hiện 1 lần để làm trong sạch đội hình.
Tình trạng mãi lộ của Cảnh sát giao thông (CSGT) cũng là nội dung được nhiều người dân đặc biệt quan tâm, nhiều ý kiến cho rằng đây cũng là nguyên nhân "góp phần" làm tăng vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Về vấn đề này, ông Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt (C67) giải thích: "80% nguyên nhân tai nạn là do người điều khiển phương tiện. Rõ ràng vi phạm quá phổ biến trong khi lực lượng của chúng ta quá mỏng. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, lực lượng xử lý gần 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông với số tiền phạt lên tới khoảng 1.500 tỷ đồng.
Chúng tôi xử lý trên 20 trường hợp CSGT có vi phạm quy trình, thậm chí có vụ nhận tiền tiêu cực cũng bị xử lý nghiêm túc như chuyển khỏi lực lượng, hoặc xử lý trước pháp luật. Cũng trong 6 tháng chúng tôi lập biên bản trên 400 trường hợp lái xe, chủ hàng vi phạm giao thông xuống đưa tiền cho cảnh sát".
Theo Dantri
Giọng hát Việt Nhí: Lộ diện thế hệ Hàn Quốc hóa? Trào lưu yêu thích nhạc Hàn biểu hiện khá rầm rộ thời gian gần đây trong giới trẻ nhưng có vẻ chưa lan đến được những cuộc thi như Giọng hát Việt, nhưng mới đây đã có dấu hiệu "cập bờ" Giọng hát Việt Nhí. Rất nhiều thí sinh Giọng hát Việt Nhí hát tiếng Anh và chẳng mấy ai đặt câu hỏi...