Hot girl Mờ Naive lên tiếng sau khi bị tố nhận vơ ca khúc
Hiện tượng cover trên mạng đã có những chia sẻ với Zing.vn sau lùm xùm quanh ca khúc “Điều còn lại”.
- Kể từ khi xảy ra những tin đồn không hay liên quan tới tác quyền âm nhạc, Mờ Nave dường như chưa lên tiếng về sự việc. Có phải chuyện này đang ảnh hưởng tới tâm lý của bạn?
- Thực sự tôi cũng mới chỉ biết về vụ việc này, bởi từ hôm qua khá bận nên không thường xuyên cập nhật Facebook.
- Trên trang cá nhân của mình, Mờ Nave có chia sẻ một dòng trạng thái về việc người sản xuất âm nhạc đã không nói đúng sự thật. Bạn có thể giải thích rõ hơn về điều này?
- Trước khi tôi thể hiện bài hát, anh ấy có nói đây là sáng tác của anh, nên mình có thể toàn quyền sử dụng.
Thực tế, tôi và anh Ngọc (nhà sản xuất âm nhạc) chơi khá thân nên việc thể hiện một bài hát do anh ấy nghĩ ý tưởng và đề tên mình sáng tác là điều bình thường. Do quen biết từ lâu nên mình cũng hiểu, anh ấy thường không muốn tên mình xuất hiện trước công chúng. Bởi vậy, tôi mới dám đứng tên tác giả cho ca khúc này.
Tôi đã khá bất ngờ khi mọi thông tin người sản xuất âm nhạc đưa ra không đúng với những gì anh ấy đã nói với mình. Khi chia sẻ đường dẫn bài hát trên mạng xã hội, tôi cũng chỉ tải lên và không đề tên tác giả. Có lẽ, do sự thiếu cẩn thận của anh ấy đã khiến sự việc trở nên rắc rối như thế này.
- Bạn cảm thấy thế nào khi người mình tin tưởng bấy lâu lại dành những lời lẽ không đúng sự thật để nói về bạn?
- Khi đọc được một tin nhắn thấy anh ấy nói không đúng về mình, tôi khá bực. Bởi anh ấy từng nói đó là bài hát do anh ấy sáng tác, mình có thể toàn quyền sử dụng. Bây giờ mọi việc như vậy khiến tôi khá thất vọng. Tuy nhiên, anh ấy cũng đã chủ động giải thích mọi chuyện trên trang cá nhân nên tôi cho rằng, anh cũng đã biết và hiểu về sai lầm của bản thân.
Song do luôn trân trọng tình cảm của 2 anh em nên khi mọi chuyện xảy ra, tôi khá bình tĩnh, cân nhắc đúng sai của sự việc.
- Tại sao bạn vẫn quyết định giữ im lặng khi quá nhiều luồng thông tin, ảnh hưởng không tốt tới bản thân?
- Tôi cho rằng, không việc gì phải lên tiếng giải thích quá nhiều khi có người lên tiếng công khai rằng mình ăn cắp bản quyền, trong khi đó, chính họ cũng không có bằng chứng pháp lý. Thực tế trong chuyện này, người thiệt hại nhất vẫn là tôi chứ không phải bất kỳ ai khác.
Tôi biết, hiện tại mọi thứ đang ảnh hưởng rất nhiều tới bản thân nhưng rồi mọi chuyện sẽ qua thôi. Còn về bản thân anh ấy cũng đang có khá nhiều chuyện đau đầu nên tôi không muốn anh phải chịu thêm nhiều phiền toái. Nhưng về bản chất, tôi chỉ vô tình sai.
- Bạn có cho rằng bản thân mình có lỗi?
- Bản thân tôi cũng có một phẩn lỗi nhưng về bản chất, mình không sai. Lỗi là ở nhà sản xuất không nói rõ ràng về người sáng tác ca khúc. Tuy nhiên, tôi không muốn lên tiếng vì mối quan hệ thân thiết giữa 2 anh em, cũng như không muốn gây ảnh hưởng tới cộng sự của mình.
Mờ Naive (trái) và facebooker Chim Sau (phải).
- Bạn đã từng tiếp xúc với Chim Sau – người được cho là tác giả của ca khúc này chưa?
Video đang HOT
- Tôi chưa từng nói chuyện, làm việc hay hợp tác và cũng không biết chị ấy là ai. Trong suốt thời gian phát hành bài hát, cũng chưa có một ai từng liên hệ hay phản ánh gì với tôi về việc đăng tải ca khúc này.
- Có hay không chuyện người ấy nhắn tin, bạn đã đọc và không trả lời như những cáo buộc mà họ đề ra cho bạn?
- Như chia sẻ ở trên, trong suốt quãng thời gian phát hành bài hát, tôi chưa từng gặp một ai liên lạc với mình về bất cứ vấn đề nào liên quan tớiĐiều em muốn nói. Mà nếu có, tôi cũng chưa xem vì có thể tin nhắn của họ đã rơi vào phần người lạ. Tôi không có thói quen kiểm tra phần thư này. Bởi vậy, việc chị ấy nói mình đã xem là không đúng.
Đây cũng là lý do chính khiến tôi đi đăng ký bản quyền bài hát để tránh kiện tụng. Hơn ai hết, tôi hiểu, đây là việc cần thiết để bảo vệ chính mình trước những ý kiến và sự dồn nén từ cộng đồng mạng.
- Không chỉ những anti-fan, mà cả nhiều người từng là bạn bè cũng lên tiếng, thay đổi thái độ với Mờ Nave. Điều này có ảnh hưởng tới tâm lý của bạn?
- Tôi khá bất ngờ với điều này. Vì đây không phải chuyện hiếm gặp trong giới âm nhạc. Trong đoạn trạng thái của chị Chim Sau, có khá nhiều bạn bè, những người từng chơi với mình vào bình luận.
Mọi thứ ập đến khá bất ngờ, nhưng tôi cho rằng, đây có lẽ cũng là điều tốt. Bởi sau sự việc này, tôi biết được tình cảm của mọi người dành cho mình đến đâu và nhận ra được nhiều điều khác. Có lẽ, đó cũng chính là lý do khiến mình không cố gắng để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp.
Trong khi đó nhạc sĩ Nguyễn Minh Ngọc, người phối khí ca khúc cũng là người đưa ca khúc đến với Mờ Naive, chia sẻ với Zing.vn: “Thực ra tôi không thực sự thân thiết với tác giả Chim Sau. Tôi nhận bài hát qua một người khác, thực hiện phối khí ca khúc và đưa cho Mờ Naive hát. Tôi thấy một phần lỗi thuộc về mình bởi đã nói đùa đó là sáng tác của tôi, mong Mờ Naive hát thật hay nhưng cô bé còn trẻ con và đã tiến hành làm việc với Trung tâm bản quyền tác giả quá nhanh”. Anh cho biết thêm: “Sau khi chia sẻ trên facebook, tôi đã trực tiếp nói chuyện với Mờ Naive và cả tác giả Chim Sau. Tôi thấy mình có lỗi khi không nêu rõ tác giả ca khúc là ai. Sau khi thống nhất, hai người có thể sẽ ngồi lại đối thoại để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất”.
Vào ngày 10/7 vừa qua, một tài khoản facebook có tên Chim Sau đã lên tiếng tố cáo “hot girl cover” Mờ Naive (tên thật Trần Hà My) “nhận vơ” ca khúc Điều em muốn nói do chính cô sáng tác và phát hành trên mạng.
Tài khoản này đưa ra dẫn chứng cụ thể trong chương trình Bữa trưa vui vẻ ngày 8/7, Mờ Naive thể hiện ca khúc Điều em muốn nói và tuyên bố mình chính là tác giả của ca khúc này trên sóng truyền hình. Chim Sau cho biết cô chỉ đồng ý cho Mờ Naive sử dụng ca khúc thông qua người phối khí Minh Ngọc, còn việc Mờ Naive tự nhận ca khúc này do mình sáng tác là vi phạm luật bản quyền.
Theo Zing
4 vụ tranh chấp bản quyền ảnh nổi tiếng thế giới
Không chỉ tại Việt Nam, thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ tranh chấp bản quyền lớn. Ở mỗi trường hợp, quan điểm và cách hành xử của mỗi bên đều khác nhau.
Tranh chấp bản quyền hình ảnh, video trở nên phổ biến khi Internet xuất hiện. Dù vậy, ứng xử tại mỗi quốc gia, sản phẩm lại có những khác biệt.
Vogue Tây Ban Nha dùng ảnh của người dùng
Năm 2012, tạp chí TMW phát hiện trang Vogue Spain sử dụng nhiều hình ảnh của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng, viết lời dẫn và thậm chí tự ý chỉnh sửa, thêm bộ lọc.
Ngay sau đó, Vogue Spain đăng lời xin lỗi về "thiếu sót", và hứa bồi hoàn cho các tác giả, nhưng lời xin lỗi bị cho là quá chung chung và tối nghĩa.
Một người dùng tố cáo Vogue Spain ăn cắp hình ảnh. Ảnh: TMW.
Cho rằng Vogue Spain thiếu thiện chí khi không xóa các hình ảnh đánh cắp, một trong số các nạn nhân - nhiếp ảnh gia Fullana - yêu cầu họ xin lỗi công khai tất cả các tác giả.
Sau lời nhắn trên, Vogue Spain đã lên tiếng trên trang Twitter chính thức.
"Vogue Spain bày tỏ sự không hài lòng về việc sử dụng hình ảnh không phù hợp trên Instagram. Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi đến Fullana và cộng đồng photographer về điều đã xảy ra. Đồng thời, Vogue Spain sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự bất tiện này, cũng như cam kết không lặp lại sự việc tương tự."
Vogue Spain sau đó cũng đồng ý bồi thường giá trị các bức ảnh cho Fullana.
Daily Mail phải bồi thường vì dùng ảnh không phép
Năm 2012, blogger Joshua Dunlop đăng tải một mẹo chụp ảnh trên blog cá nhân. Rất nhiều trang lớn như PetaPixel, Gizmodo, HardOCP... đã dẫn lại bài viết đó, sử dụng hình ảnh, trích dẫn các câu chữ của anh và đặt link bài viết gốc ở cuối bài. Joshua cho rằng đây là điều "hoàn toàn chấp nhận được, dù họ không xin phép sử dụng, nhưng đã ghi nguồn, đồng thời tăng traffic cho trang web của tác giả, do đó không vấn đề gì".
Thế nhưng, Daily Mail của Anh đã sao chép bài viết, tự ý chỉnh sửa hình ảnh cũng như không hề dẫn link hay ghi tên tác giả, và điều này khiến doanh thu từ blog của anh này giảm sút nghiêm trọng.
Ngay sau đó, Joshua cố gắng liên lạc với tác giả và trang Daily Mail thông qua Twitter cũng như email, nhưng không có phản hồi. Anh tiếp tục đăng một dòng yêu cầu gặp mặt lên Twitter cá nhân. 24 giờ sau đó, Daily Mailâm thầm đính link bài viết gốc lên trang.
Bài viết và bức ảnh gây nên tranh chấp giữa Joshua và tờ Daily Mail. Ảnh: PixePeta.
Không thỏa mãn với cách giải quyết trên, Joshua trực tiếp gọi điện thoại đến tòa soạn Daily Mail để đòi công bằng. Người đại diện của tờ báo đưa ra đề nghị trả đủ phí theo mức nhuận bút chuẩn, và nếu Joshua yêu cầu được đề tên, họ sẽ liên hệ tác giả bài viết.
Joshua sau đó đồng ý với mức nhuận bút tiêu chuẩn, dù anh cho rằng "lẽ ra anh đáng nhận được nhiều hơn, cũng như tiền bồi thường vì sử dụng hình ảnh không phép". Joshua không tiếp tục vụ kiện, vì anh "đang rất bận" cũng như cho rằng vụ việc đã được giải quyết thỏa đáng.
Trên bài viết của mình tại PetaPixel, Joshua cho rằng mọi vấn đề bản quyền cần được thực hiện nghiêm túc, không được để các trang báo lớn trộm bản quyền và trốn thoát. Đổi lại, người đi đòi quyền lợi cũng cần ứng xử chuyên nghiệp, làm rõ vấn đề một cách bình tĩnh, chậm rãi.
Tranh cãi bản quyền trên Instagram
Việc bảo vệ bản quyền sản phẩm trên mạng xã hội đang khá khó khăn và phức tạp. Ngay cả điều khoản sử dụng cũng như khả năng can thiệp của các nhà quản lý cũng còn khá hạn chế, các vụ việc thường phụ thuộc nhiều vào thiện chí của đôi bên.
Tháng 5/2015, nghệ sĩ Richard Prince mở triển lãm New Portraits với nhiều hình ảnh từ Instagram, chỉnh sửa và trưng bày. Có bức ảnh đã được bán với giá lên tới 100.000 USD tại Hội chợ Frieze Art.
Việc đóng góp đến mức nào để không bị coi là ăn cắp hình ảnh vẫn còn nhiều tranh cãi. Ảnh: Fortune.
Vào năm 2011, Prince từng bị kiện vì dùng hình ảnh từ cuốn sách Yes Rasta mà không xin phép tác giả Patrick Cariou, một trong số đó có giá lên đến 2,5 triệu USD, theo New York Times. Tòa án Manhattan tuyên bố Prince đã phá luật "fair use" khi dùng hình ảnh của Cariou, rằng anh này không hề thay đổi hay "tăng giá trị" cho sản phẩm gốc. Prince sau đó kháng án thành công vào năm 2013. Trong một email đến Art in America, giáo sư Luật về Nghệ thuật Amy Adler cho rằng "tòa án quyết định rằng một tác phẩm không cần phải chú giải cho sản phẩm gốc để quyết định đó là "fair use".
Thực tế, khái niệm sử dụng hợp pháp (fair use) rất phức tạp, bao hàm nhiều đánh giá chủ quan, khó đo đạc. Mỗi trường hợp kiện tụng bản quyền đều đặc thù, ít có khả năng tham khảo từ các trường hợp tiền lệ. Prince cho rằng, bằng cách tách rời bức ảnh khỏi bối cảnh của họ, anh ta có thể tạo ra các tác phẩm mới mẻ, nhiều giá trị hơn. Khi người dùng bỏ hàng đống tiền ra để mua, họ chắc chắn đang trả cho danh tiếng của Prince, chứ không phải cho một bức ảnh Instagram phóng lớn.
Phản ứng của các chủ bức ảnh cũng khá khác nhau, một người dùng tên Sciortino nói với Business Insider: "Tôi không hiểu có gì phải giận dữ, thật vinh dự vì được đóng góp vào sản phẩm của nghệ sĩ nổi tiếng". Ngược lại, nhà sáng lập Suicide Girls là Missy Suicide nói với The Creator's Project rằng việc này "là một vi phạm bởi những kẻ không hiểu luật".
Instagram không bình luận gì về vụ việc.
Nhiếp ảnh gia tranh chấp bản quyền với khỉ
Năm 2014, một vụ tranh chấp hi hữu đã diễn ra. Nhiếp ảnh gia David Slater vào năm 2011 đã bị một chú khỉ trộm camera. Chú khỉ này sau đó vô tình dùng chính chiếc máy đó chụp hàng trăm tấm ảnh tự sướng, một trong số đó được lan truyền trên khắp các báo lớn toàn thế giới.
Những bức ảnh làm dấy lên vụ kiện tụng kỳ lạ. Ảnh: Wikimedia.
Sau đó, Wikimedia - trang đa phương tiện của Wikipedia đã thêm bức ảnh này vào hệ thống hình ảnh miễn phí trực tuyến, cho phép bất kỳ người xem nào được dùng ảnh này và miễn trừ mọi cáo buộc bản quyền.
Slater cho rằng quyết định này gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của anh, và than phiền đến Wikimedia, nhưng ban biên tập của Wikimedia cho rằng chú khỉ đã chụp ảnh mới thực sự giữ bản quyền sản phẩm.
Slater sau đó đứng trước quyết định kiện tụng có thể khiến anh tiêu tốn đến 10.000 bảng Anh.
"Wiki cho rằng con khỉ chụp bức ảnh này, nên nó sẽ sở hữu bản quyền, không phải tôi, nhưng việc quyết định là của tòa án". - Slater nói với The Telegraph.
Bức ảnh sau đó bị gỡ xuống, nhưng nhiều người dùng tiếp tục đăng nó lên. "Vài biên tập viên nghĩ rằng bức ảnh nên được đăng lên lại. Tôi bảo họ đây không phải tài sản công cộng, mặc dù đúng là con khỉ đã chụp ảnh, tôi là người khởi nguồn cho mọi việc, chuyến đi tốn của tôi khoảng 2.000 bảng, chưa kể chi phí dụng cụ khoảng 5.000 bảng, và nhiều chi phí khác".
Các biên tập viên của Wikimedia cũng không thực sự thống nhất vấn đề này. Một người dùng tên Saffron Blaze nói trong mục bình luận: "Tôi không chắc việc không ai sở hữu bản quyền là hợp lý. Hành xử theo cách này sẽ rất thiếu tôn trọng nhiếp ảnh gia, người đã tạo ra tình huống mà kết quả là bức ảnh".
Trong một khảo sát nhanh trên The Telegraph, với hơn 50.000 người tham gia bình chọn, 44% cho rằng bức ảnh thuộc về Slater, 40% cho rằng chú khỉ sở hữu bức ảnh và chỉ hơn 16% đồng ý nó là tài sản công cộng.
Cho đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ.
Lê Phát
Theo Zing
Thời trang xuống phố nhìn là mê của hot girl Việt Khả Ngân trẻ trung xuống phố, Ngọc Thảo linh hoạt với nhiều phong cách khác nhau... Khả Ngân trẻ trung với set đồ đơn giản là áo hai dây trắng, quần đen, giày thể thao. Chiếc ba lô đính đá cũng là phụ kiện xuống phố được nhiều cô gái yêu thích. Áo thiết kế cổ yếm, chân váy dài ôm sát mang...