Hot girl đeo đầy vàng trên người quỵt 1 nghìn đồng tiền vệ sinh ở bến xe
Dân mạng phẫn nộ với hành vi của cô gái đeo đầy vàng bỗng xách vali chạy thục mạng để trốn nộp phí 1 nghìn đồng vệ sinh cho nhân viên.
Bà Nguyễn Thị Thủy – nhân viên trông coi, quản lý nhà vệ sinh ở bến xe Giáp Bát.
Bà Nguyễn Thị Thủy (SN 1961) làm nhân viên trông coi, dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng tại bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã nhiều năm.
Đối tượng khách đi vệ sinh ở đây phần lớn là khách vãng lai, đi xe khách ở các tỉnh, thành về. Chi phí mỗi lần khách giải quyết nhu cầu là 1.000 đồng. Số tiền đó được bà Thủy dùng để mua giấy vệ sinh, dụng cụ và hóa chất, thông tắc cống.
“Số tiền đó chẳng đáng là bao nhưng cũng thêm thắt phần nào cho việc duy trì nhà vệ sinh được sạch sẽ hơn.
Tuy nhiên nhiều trường hợp khách vào vệ sinh xong không muốn trả tiền. Tôi nhắc nhở, họ còn sửng cồ, định gây sự. Một số khác thì tìm cách trốn vé”, bà Thủy chia sẻ.
Bà Thủy kể, cách đây 1 tuần, hai cô gái trẻ ăn mặc khá lịch sự, người đeo đầy vàng, mặt mũi sáng sủa, kéo chiếc vali vào khu vệ sinh.
Do đông người đi vệ sinh, họ phải xếp hàng, đợi bên ngoài cửa, chính bà Thủy còn nhắc khách cẩn trọng với số nữ trang trên người, kẻo bị cướp giật.
10 phút sau, hai cô gái từ nhà vệ sinh ra, đi thẳng, không hề đả động đến việc nộp phí. Bà tưởng họ quên, liền gọi lại đóng tiền.
Một cô đáp giọng xấc xược: “Chưa có tiền lẻ, phải đi đổi. Có mấy đồng lẻ mà lắm chuyện”. Cô gái đeo đầy vàng thì xách vội chiếc vali, cắm đầu cắm cổ chạy thục mạng.
Vẫn theo lời bà, 5 năm trở lại đây, nhà vệ sinh bến xe Giáp Bát đã được nâng cấp, cải tạo sạch sẽ hơn rất nhiều. Trước đó, cứ nhắc đến nhà vệ sinh bến xe nhiều người phải hãi hùng.
Để tăng thêm thu nhập, bà mở thêm quầy bán nước, thuốc lá, kẹo cao su phía trước cửa nhà vệ sinh bến xe.
Video đang HOT
Thỉnh thoảng bà lại chạy vào ngó nghiêng xem họ đã giật nước xả bồn cầu hay chưa. Tiện tay bà dọn dẹp, dội nước cho át mùi xú uế.
Buồng vệ sinh dành cho nam giới tại bến xe Giáp Bát.
Người phụ nữ sinh năm 1961 cho hay, tình trạng nặng mùi hiện đã giảm bớt vì bà thường xuyên tẩy rửa. Một ngày bà phải dọn dẹp trên dưới 8 lần. Công việc dùng hóa chất nhiều như vậy, bà cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
“Lúc cọ rửa, tôi dùng găng tay nhưng dọn nhiều quá, tháo ra tháo vào cũng bất tiện nên đôi khi cứ tay không làm.
Vì vậy tôi bị ngứa ngáy, tróc da, phải chữa bệnh da liễu. Môi trường ô nhiễm, ẩm ướt, tôi cũng không tránh khỏi căn bệnh thấp khớp.
Thời gian mới đi làm, đến bữa tôi không dám ăn cơm vì bị ám ảnh mùi nước thải. Sau đó, tôi cũng quen dần”, bà bộc bạch.
Tuy nhiên theo lời bà Thủy, những điều đó chỉ là chuyện nhỏ. Với bà việc khách gặp sự cố khi đi vệ sinh mới là điều đáng lo.
Theo Infonet
Hành động oái ăm của nam thanh niên ở cửa nhà vệ sinh công cộng
Không chỉ ném rác bừa bãi, đi tiểu tiện, đại tiện không đúng chỗ, nhiều khách sử dụng nhà vệ sinh công cộng còn có những hành xử khiến nhân viên vệ sinh "khóc thét".
Suốt 6 năm làm công việc lau dọn, quản lý một nhà vệ sinh công cộng ở bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), chị H (38 tuổi) vẫn không ngừng bức xúc với ý thức của một bộ phận người dân.
Theo người phụ nữ này, khu vực bờ hồ có khá nhiều nhà vệ sinh công cộng. Ngày bình thường, lượng người sử dụng nhà vệ sinh không quá nhiều nên các nhà vệ sinh ở đây được đánh giá sạch sẽ.
Tuy nhiên, vào ngày lễ Tết, để giữ được nhà vệ sinh sạch sẽ, không bốc mùi xú uế, các nhân viên ở đây phải làm việc hết công suất.
"Có lúc đoàn người xếp hàng vào nhà vệ sinh dài cả chục mét" - chị H nói.
Phần lớn, mọi người đều có ý thức xếp hàng nghiêm chỉnh. Khi nhân viên vệ sinh đề nghị nhường chỗ cho người già, trẻ em mọi người thường không phản ứng. Tuy nhiên, cũng có những thanh niên thích chen ngang. Khi bị nhắc nhở thì cự cãi, gây gổ đánh nhau.
Để giữ được nhà vệ sinh sạch sẽ, các nhân viên phải dọn rửa và liên tục nhắc khách xả nước, bỏ rác đúng nơi quy định.
Chị H nhớ, hôm đó là lễ hội Halloween. Rất đông người đang xếp hàng thì một thanh niên chừng 30 tuổi chen vào giữa. Người này cao to, vạm vỡ.
Trước hành động đó, 1 vị khách nước ngoài đã đặt tay lên vai anh ta kéo lại. Đồng thời, ra hiệu cho nam thanh niên không được chen ngang. Tuy nhiên, người thanh niên này không biết xấu hổ mà còn lớn tiếng dọa dẫm, đòi đánh người đàn ông ngoại quốc.
May sao, mọi người trong hàng đều lên tiếng bênh vực vị khách nước ngoài và chỉ trích nam thanh niên. Lúc này, người thanh niên mới chịu rút lui.
"Trong trường hợp cấp bách, nếu người đó mở lời xin đi vệ sinh trước, tôi nghĩ, mọi người cũng không quá khó khăn. Thế nhưng, anh ta lại hành động thiếu ý thức nên mới bị phản ứng như vậy", chị H nói tiếp.
Lần khác, chị H cho biết, chính đồng nghiệp cùng ca của chị cũng bị một thanh niên dọa đánh.
Theo lời chị H, người đàn ông này đeo kính cận, mặc áo sơ mi quần tây, trông rất trí thức. Thế nhưng, trong khi mọi người đang xếp hàng thì anh ta lại hành xử thiếu văn hóa, chạy lên đầu hàng.
Đồng nghiệp của chị H nhắc nhở thì anh ta văng tục rồi đòi xông lên đánh nữ nhân viên.
Tuy nhiên, vì hành động chen ngang của anh ta là thiếu lịch sự nên mọi người xung quanh đều bênh vực nữ nhân viên. Vụ việc cũng nhanh chóng bị đám đông dập đi.
"Chính vì thế, suốt nhiều năm làm nghề, chúng tôi may mắn chỉ bị dọa chứ chưa ai bị đánh", chị H cười nói, giọng chua chát.
Tại một nhà vệ sinh công cộng khác ở bờ hồ Hoàn Kiếm, ông Đ.T (58 tuổi) còn chỉ ra những tình huống khó đỡ khác của khách đi vệ sinh.
Rất nhiều tình huống oái oăm đã xảy ra ở nhà vệ sinh công cộng.
Trong số những tình huống đó, ông Đ.T nói, ông bức xúc nhất là những khách có tính trộm cắp.
"Nhà vệ sinh công cộng được mở cửa miễn phí. Tuy nhiên, sau khi đi vệ sinh, nhiều người vẫn tự nguyện ủng hộ chút tiền lẻ. Số tiền này được bỏ trong chiếc giá nhựa đặt trước cửa nhà vệ sinh.
Vậy mà, có khách đi vệ sinh xong, tranh thủ chúng tôi không để ý đã bốc luôn số tiền đó rồi bỏ vào túi của mình", ông Đ.T nói.
"Có lần, một người nào đó còn bỏ cả chiếc giá đựng tiền vào trong túi của mình rồi xách đi", ông Đ.T chia sẻ, giọng bức xúc.
Vẫn lời ông T, sau khi phát hiện mất cả giá cả tiền, ông ngồi ngẩn người. "Số tiền chẳng đáng là bao nhưng cũng là khoản khách ủng hộ để nhân viên có thêm tiền mua thiết bị lau rửa, thông tắc cống thường xuyên", nam nhân viên chia sẻ .
Ông Đ.T nói, khi bị mất trộm ông tiếc đứt ruột. Ông ngồi nhớ lại những vị khách vừa xuất hiện trước đó và lọc ra những người khả nghi.
Tuy nhiên, việc này cũng không giúp ông lấy lại số tiền đã mất. Vì vậy, ông và các nhân viên vệ sinh chỉ biết nhắc nhau cẩn thận hơn trong ca trực của mình.
"Cái nghề tưởng nhàn hạ, không phải lao động khổ cực nhưng cũng lắm chuyện oái ăm cô ạ", ông Đ.T thở dài.
Thanh Tâm - Đức Tuấn
Theo VNN
Doanh nhân Anh mất gần 200 ngàn mỗi lần đi vệ sinh ở Bình Dương Dù đã được công nhận là đô thị loại 1 nhưng ngay giữa trung tâm TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), người dân phải "dở khóc dở cười" khi tìm nhà vệ sinh công cộng. Ông Tony Fields - cố vấn đầu tư người Anh trong lĩnh vực gỗ tại Bình Dương kể: Mỗi lần đi vệ sinh, tôi mất ít nhất 8...