Hot girl bình luận bóng đá: Coi thường phụ nữ đội lốt tôn vinh?
Các hotgirl xuất hiện trên VTV trong phần bình luận World Cup 2018 cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Họ trang điểm thật đậm, ăn mặc gợi cảm trong một hoàn cảnh không đòi hỏi quá nhiều về việc đó, ít nhất là từ phía khán giả
Khi Trâm Anh lên truyền hình quốc gia với chiếc áo hở sâu, trên mạng, nhiều tài khoản Facebook (hầu hết là nam giới) chia sẻ ảnh cô nhưng cắt gần hết, “zoom” thẳng vào bộ ngực.
Những người chia sẻ bức ảnh nghĩ họ đang tôn vinh vẻ đẹp (vật lý) của một cô gái. Nhà đài cũng cho rằng họ tôn vinh phụ nữ với việc đưa phụ nữ (đẹp) vào vị trí trang trọng trong một chương trình phát sóng quan trọng.
Trong những cuộc tranh luận, nhóm người phản đối thường bị xếp vào nhóm “thủ cựu”. “Giải trí, rửa mắt thôi mà” là một trong những cách lý giải phổ biến nhất.
Nhưng nếu World Cup năm nay đã khởi đầu thiếu máu lửa với nhiều tranh cãi về bản quyền và “quyền được xem ở quán cafe”, thì những chuyện ngoài lề như vậy càng kéo World Cup xa khỏi cốt lõi, và cũng là vẻ đẹp gốc của nó là: Bóng đá.
Coi thường phụ nữ đội lốt tôn vinh?
Trường hợp Trâm Anh nên được chọn là điển hình vì hiện tại, mọi lời đề cập về cô trên mạng đều tập trung vào vòng 1. Với Cao Diệp Anh, cô gái bình luận trận Brazil với câu nói gây cười về Pele, cũng bị phàn nàn trên mạng vì mặc áo khoác quá kín đáo, kém “mát mắt” (tất nhiên là đối với khán giả nam giới).
Trên mạng, hình ảnh các cô gái được đăng tải nhiều lần, với những ví von khiếm nhã như “hai quả bóng” hay so sánh các cô với những phụ nữ hành nghề mại dâm. Dường như họ bình luận mà không mảy may suy nghĩ nếu đó là em gái hay con gái họ thì sẽ như thế nào?
Bức ảnh cô gái tên Trâm Anh được chia sẻ nhiều sau trận Iran – Morocco . Ảnh: Chụp màn hình.
Đó chính xác là quấy rối tình dục chứ không phải là bình phẩm thông thường. Nhưng từ lâu, thói xấu này đã được bình thường hóa bởi một cộng đồng mạng có thói quen buông tuồng, cợt nhả về thân thể phụ nữ.
“Đưa phụ nữ đẹp lên sóng nhưng chỉ để cười và trưng bày hay đưa ra vài câu trả lời ngô nghê, thiếu kiến thức bóng đá như VTV đang làm thì phái nữ đang bị xúc phạm”, khán giả Trang Chi bày tỏ trên mạng xã hội.
“Nói là tôn vinh phụ nữ, nhưng chỉ phụ nữ đẹp mới được lên sóng bất kể họ chẳng có kiến thức gì về bóng đá, còn phụ nữ nhan sắc bình thường nhưng hiểu biết về bóng đá cũng chẳng ai mời, thế phải gọi là coi thường phụ nữ mới đúng”, khán giả Phạm Ngọc An bày tỏ.
Và như khán giả Nguyễn Hương Giang nhận định: “Chương trình này rất đáng báo động về nhận thức giới”.
Video đang HOT
Việc đưa các cô gái này lên bình luận bóng đá đã mắc phải một lỗi rất phổ biến về giới: “women’s objectification” (coi phụ nữ như công cụ, thường là công cụ về tình dục). Ở đây, các cô gái bị biến thành “vật trưng bày” để ngắm nghía, thành công cụ thu hút khán giả (và cả những chỉ trích). Điều đó cũng giúp chương trình trở nên lan tỏa hơn trên mạng xã hội, một cách thiên về tiêu cực.
“Women’s objectification” là vấn nạn của truyền thông đại chúng từ hàng chục năm nay nên cũng không có gì là cởi mở như nhiều người nghĩ. Hình ảnh phụ nữ hở hang, khỏa thân được sử dụng để quảng cáo sữa cho trẻ con, quảng cáo xe hơi hay bất cứ sản phẩm thương mại nào dù ít hoặc không liên quan.
Trên thế giới, điều này đã vấp phải chỉ trích từ rất lâu nhưng vẫn còn phổ biến. Còn ở Việt Nam, nhận thức về việc này còn rất yếu.
Hình ảnh các cô gái được đăng tải trên mạng xã hội với nhiều bình luận thiếu lịch sự. Ảnh: FBNV.
Người đẹp và thể thao: Dễ rơi vào gợi dục?
Không mới khi việc gắn người đẹp với các môn thể thao, hình ảnh thể thao để mang lại sự gợi cảm cho những bộ môn vốn bị coi là khô khốc. Tờ tạp chí thể thao lớn Sports Illustrated là một trong những nơi dẫn đầu xu hướng này khi ra mắt ấn bản hàng năm Sports Illustrated Swimsuit từ năm 1964.
Nổi tiếng với hình ảnh người mẫu mặc đồ tắm trên trang bìa, Sports Illustrated Swimsuit rất thành công khi mang lại danh tiếng cho những người mẫu như Bar Refaeli, Heidi Klum, Irina Shayk, Kate Upton, Nina Agdal, Lily Aldridge, Chrissy Teigen… và cũng từng chụp các ngôi sao thể thao như Anna Kournikova, Maria Sharapova, Ana Ivanovic…
Nhưng ấn bản này cũng từng bị gọi là “Sports Illustrated Playboy” vì những hình ảnh táo bạo quá đà, vượt qua tính chất thể thao. Ấn bản vấp phải sự phản đối từ người hâm mộ thể thao cho rằng chẳng có gì liên quan giữa thể thao và những người mẫu mặc áo tắm hai mảnh hoặc bán khỏa thân, uốn éo.
Ảnh bìa có Hannah Davis khiến Sports Illustrated Swimsuit bị ném đá dữ dội.
Đỉnh điểm là năm 2015 với bức ảnh bìa chụp người mẫu Hannah Davis kéo cạp quần bơi xuống cực thấp bị 72% người xem của US Weekly đánh giá là “ảnh khiêu dâm”.
Khi Sports Illustrated Swimsuit cố gắng tham gia vào phong trào #MeToo bằng cách chụp ảnh các người mẫu khỏa thân với thông điệp cổ vũ nữ quyền viết lên người họ, tờ tạp chí bị chỉ trích đạo đức giả, vì “đã hơn 50 năm họ làm giàu bằng việc phô bày thân thể phụ nữ”.
Vì bản chất của phong trào #MeToo không chỉ là tố cáo hay thú nhận hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra, đó còn là nâng cao nhận thức về giới. Khi phụ nữ vẫn bị sử dụng làm vật trưng bày, và đàn ông bàn tán về những cô gái xinh đẹp xa lạ như thể họ là gái mại dâm, thì nhận thức đó chẳng thể gọi là cao.
Theo Mi Ly (Zing)
Lý giải về phụ nữ Pháp không cần đến ngày 8/3 các đàn ông Việt cần phải đọc!
Có một sự thật là tôi chưa bao giờ có quà tặng 8/3 từ người đàn ông của mình. Đơn giản bởi chúng tôi đang sống ở một đất nước mà chưa bao giờ coi ngày này là ngày mọi đàn ông già trẻ lớn bé đều thấy trách nhiệm "phải" tặng quà, "phải" tung hô hay "phải" tôn vinh phụ nữ... - Một phụ nữ Pháp có facebook bằng tiếng
Chưa bao giờ có quà tặng ngày 8/3...
Có một sự thật là tôi chưa bao giờ có quà tặng 8/3 từ người đàn ông của mình. Đơn giản bởi chúng tôi đang sống ở một đất nước mà chưa bao giờ coi ngày này là ngày mọi đàn ông già trẻ lớn bé đều thấy trách nhiệm "phải" tặng quà, "phải" tung hô hay "phải" tôn vinh phụ nữ cả. Tôn trọng phụ nữ, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để người phụ nữ có một cuộc sống không vất vả, thiệt thòi là những mối quan tâm thường nhật. Khác đi mới là vấn đề cần nói đến và cần quan tâm. Khác đi lập tức những người phụ nữ sẽ đấu tranh thông qua các tổ chức Công đoàn để đạt được những yêu sách của mình.
Ngày mồng 8 tháng 3 hàng năm ở đây (và cả ở nhiều nước khác trên thế giới nữa- tôi có thể khẳng định như thế) là ngày các tổ chức phụ nữ kiểm điểm lại mọi vấn đề còn tồn đọng trong năm liên quan đến phụ nữ và trẻ em để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm cải thiện tình hình không chỉ thể hiện ở các bản tham luận hay báo cáo.
Ở đất nước nào cũng luôn có những vấn đề cần giải quyết như chăm sóc y tế cho các lao động nữ, vấn đề bình đẳng giới hay những vấn đề liên quan đến bà mẹ và trẻ em... Đây cũng là ngày hơn mọi ngày khác trong năm, tiếng nói của người phụ nữ được các cơ quan đoàn thể lắng nghe, nguyện vọng của người phụ nữ được trình bày, thậm chí cả những uẩn khúc khó nói cũng được lắng nghe một cách kiên nhẫn và với thiện chí thay đổi dẫu chỉ là những biến chuyển từng bước một.
Tóm lại đây là ngày của nhìn nhận một cách nghiêm túc những vấn đề liên quan đến chị em phụ nữ và những việc làm thiết thực của toàn xã hội nhằm đem đến cho người phụ nữ một chất lượng cuộc sống được nâng cao và bảo đảm, chứ không phải là ngày các cửa hàng hoa và quà tặng đắt như tôm tươi thể hiện những ồn ào bề nổi.
... nhưng luôn được nương nhẹ và chiều chuộng mỗi ngày
Đi vào chuyện cụ thể hơn: ở đây, tôi đang sống với một người đàn ông luôn coi tôi là một đối tượng được nương nhẹ và chiều chuộng. Tôi được quan tâm để ý đến từng việc nhỏ như mở cửa xe, mở cửa ra vào, kéo ghế khi ngồi, giành phần bê vác các vật nặng... đến những việc lớn như cùng chăm sóc con cái, cùng lo chia sẻ việc nhà và những việc lớn hơn thế nữa. Chúng tôi có một mảnh vườn đủ rộng để tôi trồng mọi thứ hoa tôi thích. Việc của tôi chỉ là tưới cây và ngắt hoa cắm vào các lọ. Còn người đàn ông của tôi lo làm đất, dọn vườn, làm hàng rào xung quanh vườn, sơn hàng rào theo màu sắc mà con bé thứ hai của chúng tôi lựa chọn và quyết định.
Tôi luôn được người đàn ông của mình xem là đối tượng được nương nhẹ và chiều chuộng. Ảnh minh họa
Mọi thứ đồ đạc bằng gỗ trong nhà nếu hỏng hóc anh ấy sẽ sửa. Có những thứ do tự tay anh ấy làm. Vâng, "nhà tôi" mua đồ mộc rồi tự mày mò làm chứ không thuê thợ vì như thế sẽ rất tốn kém. Vả lại ở đây là thế. Ở đây ông đàn ông nhà tôi có thể làm mộc, làm điện, làm thợ sửa ống nước...nhưng vẫn không bao giờ xao nhãng trách nhiệm kiếm tiền để nuôi vợ nuôi con và chiều chuộng một cô vợ kém rất nhiều tuổi vốn khi xưa là sinh viên lớp anh ấy giảng dạy.
Vì là đã quanh năm tôi được bao bọc và nương nhẹ yêu chiều như thế nên tôi không biết là hóa ra ở Việt Nam có một 8/3 kiểu khác cho đến khi tôi có một tài khoản fb bằng tiếng Việt.
Tôn trọng phụ nữ được coi là hành xử văn minh của người đàn ông có giáo dục
Cũng xin được nói luôn, tôi không phải là một phụ nữ duy nhất được tôn trọng và chăm sóc ở đất nước này. Trái lại, tôi chỉ là một trong ngàn vạn phụ nữ Pháp được hưởng sự tôn trọng của người đàn ông của mình cũng như đồng nghiệp, anh em bạn bè và cả...bạn facebook! Tôn trọng phụ nữ ở đây được coi là một hành xử văn minh của người đàn ông có giáo dục. Hơn thế nữa, luật pháp luôn đứng về người phụ nữ để bảo về quyền lợi của họ nên có thể nói trên bình diện chung, người đàn ông biết là điều gì đang chờ họ nếu như họ ngược đãi người đàn bà của mình cũng như bất cứ một phụ nữ nào khác ngoài xã hội.
Tất nhiên tôi không có ý định đưa ra cho các bạn xem một bức tranh xã hội gồm toàn những màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Tôi chỉ muốn nói đến sự khác biệt trong cái nhìn về một ngày mồng 8 tháng 3 mà thôi.
Theo quan sát cá nhân tôi thì có quá nhiều sự khác biệt. Đầu tiên là "không khí rộn ràng" trong ngày mồng 8 tháng 3 ở các phố phường. Hàng hoa được dịp bán và được dịp ... "cắt cổ" những người mua nam giới.
Tiếp cận gần hơn để hỏi han thì mới biết, ngoài số đàn ông thấy vui và hạnh phúc thật sự khi mua hoa mua quà về tặng những phụ nữ của mình thì có những người thực sự "đau khổ", thực sự miễn cưỡng. Họ nói họ mua hoa để tặng... cho xong, để đỡ phải nghe mè nheo léo nhéo. Có ông còn công khai nói như khoe: "Mua cho vợ bó hoa để được tiếng là quan tâm còn mình thì hẹn cô "thư ký xinh đẹp" ở chỗ ... thích hợp rồi!". Nói xong ông ta còn cười cười giải thích thêm cho tôi hiểu: "đàn ông là phải thế. Đàn ông là phải bên vợ bên bồ, bên nào cũng phải chu đáo cả thì đời mới vui. Đời người ngắn lắm. Không hưởng thụ đi thì xuống đất mà cặp kè vui thú với giun à?".
Nghe thế thì biết thế chứ không biết thật hư ra sao. Chỉ mong tôi vừa gặp một ông nói "một tấc đến giời" thôi. Còn thì trên thực tế, đàn ông Việt Nam vẫn là những ông chồng chung thủy với những người phụ nữ của riêng mình.
Tôi còn thấy ngay từ mồng 6, mồng 7 tháng 3, tinh thần liên hoan, tặng hoa tặng quà đã lên cao lắm rồi. Tôi có cô bạn làm du lịch, 8/3 là dịp cô ấy nhận lời đi ăn của các đối tác khách hàng cũng như các phòng ban cấp dưới. Đấy là chưa nói đến bạn học các cấp và các mối quan hệ khác đấy. Nói chung là ...vất vả!
Giá hoa tươi thường tăng gấp đôi, gấp ba lần vào ngày 8/3 hàng năm. Ảnh internet
Tôi thấy rõ một không khí vui vẻ của hội hè ở một nhóm người này. Nhưng tôi lại thấy những điều ngược lại ở một nhóm người khác. Mồng 8/3, tôi có hỏi một chị chuyên nhận lau dọn cho các gia đình theo giờ thì được biết chị chả biết ngày 8 tháng 3 là ngày gì cho đến khi lên phố làm cho các gia đình. Biết là biết thế thôi chứ chị hiểu là chị không phải là đối tượng được tặng hoa tặng quà của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cả. Chị lặng lẽ chấp nhận việc mình bị bỏ quên đúng nghĩa.
Tiếc rằng người như chị nhiều lắm, có lẽ nhiều hơn cả số những phụ nữ có hoa có quà trong ngày mồng 8 tháng 3.
Nỗi buồn không hoa, không quà tặng trong ngày Quốc tế phụ nữ, theo tôi cũng chỉ là nỗi buồn nhỏ nếu như nhìn rộng ra cho tất cả các ngày còn lại trong năm.
Nếu muốn đánh giá xem những đối tượng là phụ nữ và trẻ em được quan tâm đến đâu thì phải nhìn vào cuộc sống hàng ngày của họ, lắng nghe những tiếng nói của họ.
Tung hô nhau hỉ hả trong một ngày mà không đem lại sự chăm sóc cũng như tôn trọng trong những ngày còn lại trong năm thì mới thực sự là thiếu sót.
Về phần mình, tôi thấy mình may mắn vì sống bên cạnh người đàn ông không mua hoa mua quà tặng vợ nhân mồng 8 tháng 3. Tôi biết anh ấy đang bận lắm, vì mấy hôm nay anh ấy phải cố sơn cho xong cánh cửa ra vào và lắp hệ thống chuông cửa mới!
Theo Afamily
Choáng với áo tắm dây mảnh bé xíu của bạn gái cũ Leonardo Cận cảnh bộ áo tắm táo bạo của bạn gái cũ tài tử Leonardo DiCaprio. Trong kỳ nghỉ mát ở Mexico mới đây, siêu mẫu áo tắm Nina Agdal gây chú ý lớn khi mặc cực gợi cảm, tình tứ bên tình mới sau khi chia tay Leonardo DiCaprio. Cô nàng công khai hẹn hò với 4 người là nam ca sĩ Adam...