Hot boy sinh năm 1993 khiến fan Thái ‘phát cuồng’
James Jirayu đang là cái tên tạo nên một cơn bão mới trong làng giải trí xứ chùa vàng bằng chính sự quyến rũ của mình.
James Jirayu bắt đầu nhận được rất nhiều sự yêu mến từ khán giả Thái Lan qua việc thể hiện vai diễn Khun Chai Puttipat bảo thủ ngốc nghếch thuộc phần 3 của series phim Quý ông nhà Jutathep – series được phát sóng trên đài CH3 Thái Lan. Kể từ đó, James Jirayu đã tạo nên một cơn bão trong làng giải trí Thái Lan, thu hút sự chú người hâm mộ bằng chính sự quyến rũ của mình.
Anh là một trong những ngôi sao Thái Lan lần đầu ra mắt có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế, kể cả trước giới truyền thông và người hâm mộ. Cư dân mạng thậm chí đã đưa một cảnh báo cho các ngôi sao khác phải “coi chừng đứa trẻ này”.
Nụ cười ngọt ngào của James Jirayu khiến các fan phát cuồng.
James Jirayu hiện giờ được gọi một cách trìu mến là James Ji. Anh sinh ngày 19/11/1993. Không chỉ có gương mặt điển trai hút hồn, James Ji còn sở hữu chiều cao nổi bật 1m84 khiến vẻ ngoài của nam diễn viên trẻ càng thêm hoàn hảo.
Sau vai diễn Khun Chai Puttipat, James Ji cũng trở thành người mẫu ảnh ăn khách trên hàng loạt các tạp chí của Thái và có nhiều lời đề nghị quảng cáo với cát xê khủng.
Vì bận bịu với làng giải trí, James Jirayu hiện phải tạm gác việc học và đang cố gắng quay lại trường sớm nhất. Giờ đã là 1 năm kể từ khi James Jirayu nghỉ học.
Trong phim Quý ông nhà Jutathep, James Jirayu đóng vai người em trai thứ 3, là một bác sĩ phẫu thuật trẻ và tài năng, sinh ra trong gia đình thương gia giàu có. Cuộc sống yên bình của anh hoàn toàn bị đảo lộn khi anh gặp một cô gái – người vừa đoạt ngôi Miss Sri Siam, trong hoàn cảnh cô đột nhiên bị ngất xỉu ngã xuống sân khấu, được đưa đến bệnh viện nơi Chai Pat đang làm việc.
James Jirayu và Bella.
Họ đến với nhau trong hoàn cảnh Keaw bị ép làm vợ 2 cho một kẻ thế lực. Để giúp cô gái thoát khỏi số phận bị ép làm vợ 2, Khun Chai Puttipat đã đồng ý chấp nhận kết hôn giả với cô. Nhưng cuối thì anh nhận ra rằng, cô chính là tình yêu đích thực của đời mình.
Khi được hỏi về chuyện phim giả tình thật với Bella – nữ diễn viên đóng vai Keaw với James Jirayu trong Quý ông nhà Jutathep, James Jirayu thẳng thắn chia sẻ họ chỉ là đồng nghiệp và bạn bè: “Tôi khẳng định là trái tim tôi vẫn chưa có ai. Tôi vẫn đang độc thân. Trước khi gia nhập làng giải trí, tôi đã có bạn gái nhưng rồi chúng tôi chia tay. Tôi cũng không có giấu giếm người yêu đâu.” Sau phát ngôn chắc nịch này, James Jirayu càng thêm sức hút với fan, đặc biệt là các cô gái trẻ.
Biệt tài khác của James là khả năng ca hát. James cover bài Glai Kae Nai Keu Glai của Getsunova khá thành công và nhận được nhiều lời khen từ đông đảo người hâm mộ. Rất có thể, chàng trai trẻ này sẽ còn lấn sân vào con đường âm nhạc nếu được tôi luyện thêm- điều đó là hoàn toàn có thể.
Video đang HOT
James vẫn còn một con đường dài để đi. Người hâm mộ hy vọng, chàng trai trẻ sẽ đi tới đích là một siêu sao đích thực của làng giải trí Thái Lan trong tương lai.
Những hình ảnh bảnh bao của James Jirayu.
Theo Trí thức trẻ
Chuyện bi hài về Bạch Long Mã của 'Tây du ký'
Đoàn phim của đạo diễn Dương Khiết cuối cùng cũng đã có riêng một chú ngựa bạch gắn bó, cùng trải qua 5 năm để hoàn thành bộ phim với bao nỗi buồn vui lẫn những kỷ niệm để đời.
Sau khi hoàn thành tập phim Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh, thời gian tháng 6, 7 và 8/1983, đoàn phim tập trung ở trường quay Bắc Kinh để tiến hành quay nội cảnh các cảnh quay trên thiên đình như Lăng Tiểu bảo điện, bàn đào viên, Nam Thiên môn...
Đến tháng 9, ê-kíp đến vùng Xilinhot ở Nội Mông để thực hiện cảnh Ngộ Không thả đàn ngựa trên thiên đình. Lúc này, Ngộ Không bị lừa giữ chức Bật Mã Ôn, sau khi phát hiện "yêu hầu" tức tối thả ngựa thiên đình chạy loạn xạ. Với cảnh quay này, điều khiến đạo diễn Dương Khiết vui không tả xiết là ở khu vực bản địa có quá nhiều ngựa, thật không bù cho thời gian ở Trương Gia Giới - "bói" cũng không có một con ngựa. Trong đám ngựa ở Nội Mông, có một cặp bạch mã, trong đó một con đẹp nhất với thân cao lớn, cơ bắp bóng lưỡng, thần thái oai phong, lông bờm mượt như tơ, không có lấy một sợi bờm nào hỗn tạp.
Dương Khiết tỏ ra thích thú với một trong hai chú ngựa bạch đẹp nhất ở Nội Mông.
Tuy nhiên, tính cách của chú ngựa này lại khá hoang dại, người thường muốn thuần cũng không phải chuyện đơn giản. Chú ngựa kia là con ngựa đầu đàn, thân mình nhỏ hơn con còn lại một chút, dáng dấp, tướng tá đều đẹp, chỉ có điều xuất hiện một vài sợi bờm tạp lẫn bên trong, còn tổng thể không có gì để chê. Chú ngựa này cũng đã chở Đường Tăng trên lưng và gắn bó trên trường ngựa mấy ngày trời. Những cảnh quay cần thiết cũng đã hoàn thành, giữa người và ngựa dần trở nên thân thiết.
Trước lúc đoàn Tây du ký rời đi, đạo diễn Dương Khiết có hỏi người trông giữ ngựa ở đây có thể cho đoàn mượn hoặc bán lại chú ngựa bạch từng quay với đoàn mấy ngày qua hay không. Người chủ ngựa thật thà chia sẻ, về đạo lý, "quân mã" là không thể mang bán, trừ trường hợp "khai trừ" ra khỏi quân đội. Tuy nhiên, nếu đoàn phim muốn dùng để quay phim, họ sẽ thưa lại chuyện với lãnh đạo. Dương Khiết dặn lại, đoàn phim đang rất cần ngựa, bà sẽ liên lạc trực tiếp với người phụ trách chính ở trang trại, hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận.
Sau khi trở về Bắc Kinh, đạo diễn Dương đề xuất phòng sản xuất phim truyền hình của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc về việc cần mua một chú ngựa bạch cho đoàn Tây du ký. Bà không nghĩ yêu cầu trên lại bị hai lãnh đạo ra sức phản đối. Họ đưa ra không biết bao nhiêu lý do, nào là thêm một con ngựa là lại phải chi thêm hàng mấy chục ngàn tệ. Hơn nữa, mỗi lần di chuyển lại phải dùng đến xe chở ngựa, phải cắt cử cả nhân viên chăm sóc. Điều này sẽ càng làm tăng thêm rắc rối và phiền phức...
Chú ngựa bạch đã gắn bó với đoàn phim 5 năm trời, cùng bao kỷ niệm buồn vui.
Về phía Dương Khiết, bà vẫn kiên quyết phải mua một con ngựa bạch cho đoàn toàn quyền sử dụng trong mọi trường hợp mà không bị động. Bà trình bày những tình huống phiền phức và khốn khổ khi không có ngựa riêng.
Ngoài ra, mỗi lần quay một nơi lại là một con ngựa khác nhau, điều này vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nghệ thuật của bộ phim nói chung. Thêm vào đó, kinh phí cho một con ngựa cũng không quá lớn so với việc mất thời gian và tiền bạc lẫn công sức khi mỗi lần di chuyển lại phải tìm một con ngựa để quay.
Hai bên tranh luận khá gay gắt, ai nấy mặt đỏ tía tai, không ai chịu phục ai. Dương Khiết biết không thể đôi co với hai vị lãnh đạo của phòng ban nên chỉ còn cách đề xuất trực tiếp lên lãnh đạo của đài, vì việc mua một con ngựa bạch cho đoàn là điều không thể không làm trong lúc này. Ngay khi nhận được báo cáo của đạo diễn Dương, lãnh đạo đài lập tức phê chuẩn và đồng thời cấp kinh phí cho phép đoàn Tây du ký mua một chú ngựa bạch, phục vụ cho việc thực hiện bộ phim.
Với yêu cầu nhanh chóng được chấp thuận, Dương Khiết liền liên lạc với người phụ trách trang trại ngựa ở Nội Mông để có thể mua chú ngựa bạch lần trước từng tham gia đóng phim với đoàn. Nào ngờ phía trại ngựa đã tiến hành khai trừ "quân tịch" của chú ngựa bạch mà Dương Khiết từng nhắm đến lần trước, chỉ còn đợi bà đến đưa đi. Việc giao dịch chú ngựa chỉ hết 800 NDT (2,7 triệu đồng).
Chú ngựa bạch được xem như đồ đệ thứ 4 của Đường Tăng.
Chỉ sau vài ngày, đồ đệ thứ tư của Đường Tăng đã chính thức về với đoàn Tây du ký. Chú ngựa từ khi vào đoàn đã cống hiến và phục vụ hết mình, làm tròn trách nhiệm cùng thầy trò Đường Tăng hoàn thành nhiệm vụ đi thỉnh kinh. Gia nhập đoàn khi 4 tuổi, chú ngựa này đã cùng đoàn phim đi khắp đất nước Trung Quốc, trèo đèo lội suối, trải bao gian nan vất vả. Tổng cộng thời gian nó gắn bó với đoàn phim là 5 năm.
Trong ê-kíp có 2 nhân viên chuyên trách chăm sóc cho chú ngựa bạch. Nhiều lần, ngựa và đạo cụ, phục trang của đoàn được xếp cùng một khoang khi di chuyển bằng tàu hỏa trong những chặng đường dài. Ngoài ra, hai nhân viên trông coi ngựa cũng phải ngồi chung toa với chú ngựa bạch của đoàn. Những đoạn đường ngắn, ngựa lại được chuyển sang chở bằng xe tải, tất nhiên vẫn được xếp chung cùng với đạo cụ và phục trang.
Nhân viên chăm sóc và trông giữ ngựa là những người hết sức tận tụy, không kể ngày đêm họ đều phải chăm cho ngựa ăn đầy đủ. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo của hai nhân viên này, chú ngựa bạch từ khi về đoàn đã trở nên béo tốt, lông bóng lượt, trông càng có thần thái, thật xứng với một chú Bạch Long Mã mà đoàn phim đang cần.
Vương Bá Chiêu được chọn vào vai Tam Thái Tử hóa thân thành Bạch Long Mã.
Tam Thái Tử và công chúa Long Nữ giao đấu ở Long Cung.
Hóa thân của Bạch Long Mã là Tam Thái Tử, nhân vật này hẳn phải là một anh chàng khôi ngô, tuấn tú. Diễn viên thể hiện nhân vật Tam Thái Tử được đạo diễnDương Khiết giao cho nam diễn viên Vương Bá Chiêu từ Xưởng phim điện ảnh Bắc Kinh.
Trong kịch bản có cảnh giao đấu giữa Tam Thái Tử với Ngộ Không và Long Nữ - công chúa động Bích Ba (Trương Thanh đóng), vì vậy, yêu cầu diễn viên phải biết võ thuật. Tuy nhiên Vương Bá Chiêu lại không biết võ. Đạo diễn trước khi tiến hành quay đã gợi ý cho anh dùng diễn viên đóng thế hay tự mình thể hiện cảnh võ thuật. Tuy nhiên, anh mong muốn được tự thể hiện cảnh hành động, đồng thời anh sẽ dành thời gian học thêm võ nghệ chứ không muốn sử dụng người đóng thế.
Thế nhưng đạo diễn Dương cảm thấy hồ nghi, chỉ còn vài ngày nữa là khởi quay, làm sao Bá Chiêu có thể học võ cho kịp? Bà nghĩ chắc chắn sẽ phải dùng đến diễn viên đóng thế. Trái với suy nghĩ của bà, anh không quản vất vả, tập luyện võ nghệ ngày đêm cùng chỉ đạo võ thuật của đoàn là Lâm Chí Khiêm. Tinh thần làm việc của anh khiến đạo diễn Dương thực sự khâm phục. Trong quá trình tập luyện, dù có bị ngã hay lăn lộn đau đớn đến đâu, anh vẫn nhất quyết học cho bằng được những đường võ sẽ sử dụng cho cảnh quay sắp tới.
Vương Bá Chiêu đã hoàn thành tốt cảnh quay giao đấu với Ngộ Không mặc dù trước đó vài ngày anh không hề biết võ thuật.
Đến ngày quay cảnh của Bá Chiêu, quả nhiên anh đã làm Dương Khiết hài lòng với đường võ hết sức thuần thục và điêu luyện. Nữ đạo diễn nói với Lâm Chí Khiêm khi có ý khen ngợi tinh thần dạy và học của hai người, nhờ có sự tận tụy và quyết tâm đó mà đoàn phim đã nhanh chóng hoàn thành cảnh quay mà không phải làm lại nhiều.
Sau khi Tam Thái Tử hóa thân thành Bạch Long Mã, cũng coi như vai diễn của Vương Bá Chiêu đã gần như hoàn thành. Cảnh quay cuối của Bá Chiêu phải đến tháng 1/1985 mới quay tiếp. Dương Khiết cho mời anh đến lễ đường của Nhà hát Nghệ thuật Quân đội Bắc Kinh, thực hiện cảnh quay đoạt lại bảo vật dưới long cung trong tập 18 - Quét tháp biện kỳ oan.
Vì không tìm được Vương Bá Chiêu, đoàn phim phải để cho chú ngựa kiêm luôn vai diễn của người thông qua cuộc trò chuyện với Bát Giới.
Tháng 4/1985, khi đoàn phim đến chùa Huyện Hoa ở Kôn Minh, có cảnh Bạch Long Mã cứu Đường Tăng trong tập 11 - Cầu viện Mỹ Hầu Vương, cảnh này cần đến hiện hình của Tam Thái Tử. Thế nhưng, khi đoàn liên hệ đến đơn vị của Bá Chiêu không được, gọi điện đến đơn vị của anh nhưng không có ai nhấc máy. Thời đó còn chưa có di động. Đạo diễn Dương Khiết bèn nghĩ ra cách, để chính chú ngựa bạch thể hiện cảnh diễn này. Nhân vật Trư Bát Giới sẽ có màn đối thoại với Bạch Long Mã.
Khi quay, Mã Đức Hoa (Trư Bát Giới) cố gắng nói to, trong khi nhân viên ghi hình sẽ ghi lại toàn bộ động tác, phản ứng của chú ngựa. Sau đó khâu biên tập sẽ lồng thêm tiếng vào, thử xem hiệu quả có thực sự như ý đồ của đạo diễn Dương hay không.
Để quay những hình ảnh của chú ngựa bạch, đoàn phim đã phải mất cả đêm để ghi lại toàn bộ động tác của ngựa, từ đó về lọc những hành động nào hợp với lời thoại sẽ được lấy ra ghép lại với nhau. Kết quả đúng như Dương Khiết đã tính toán, hành động của chú ngựa bạch sau khi qua biên tập tỏ ra rất khớp với lời thoại lồng vào, y như đang đối thoại với Mã Đức Hoa vậy, từ động tác gật đầu, lắc đầu cho đến cắn vào vạt áo của Bát Giới... đều hết sức tự nhiên.
Theo Khám phá
'Bom tấn' TVB bị chỉ trích vì nhiều cảnh nóng, diễn xuất dở Bộ phim "Bao la vùng trời 2" đang dần mất lòng tin từ phía người xem bởi có quá nhiều cảnh nội dung không phù hợp. Mặc dù Bao la vùng trời 2 nhận được nhiều đánh giá tích cực kể từ khi ra mắt, nhưng thời gian gần đây phim lại bội thực cảnh nóng khiến người xem phải khó chịu. Trên...