“Hốt bạc” từ nghề sản xuất, kinh doanh giống cây rừng
Trên địa bàn huyện miền núi Khánh Vĩnh ( Khánh Hòa) hiện đang có hàng chục cơ sở kinh doanh, sản xuất giống cây lâm nghiệp và đây được xem là nghề “hốt bạc” của người dân địa phương.
Theo người dân Khánh Vĩnh, trước đây trên địa bàn rất ít cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp. Xu hướng thị trường ngày càng tiêu thụ mạnh các loại giống cây rừng trồng, dẫn tới nở rộ nhiều cơ sở gieo ươm. Nguồn cây giống chủ yếu được đưa từ các tỉnh miền Nam về và cung cấp cho người dân địa phương.
Các cơ sở giống cây lầm nghiệp đang chăm sóc keo chuẩn bị cung cấp ra thị trường.
Tại Khánh Vĩnh, nông dân đang chuộng trồng rừng keo lai, mỗi năm trồng 2 đợt. Cứ sau cơn mưa dông là bà con tiến hành mua cây giống về trồng. Đặc biệt, do ảnh hưởng cơn bão số 12 năm ngoái, nhiều rừng keo bị ngã đổ nên nhu cầu tiêu thụ giống keo tái sản xuất đang tăng mạnh. Chạy dọc theo các xã Khánh Nam, Khánh Thành, thị trấn Khánh Vĩnh (huyện Khánh Vĩnh) đang xuất hiện rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh giống keo rừng.
Video đang HOT
Giống keo rừng chủ yếu cung cấp cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa). Ảnh: C.T
Ông Văn Đình Bình, một người kinh doanh giống keo rừng, cho biết: “Gia đình tôi gắn bó với nghề này hơn 5 năm qua. Thời gian đầu, người dân mua cây keo còn khiêm tốn, cơ sở chỉ xuất bán từ 700 – 800 cây/năm. Gần đây, nhiều hộ mạnh dạn mua cây giống về trồng nên gia đình bán liên tục, bình quân cung cấp 1 triệu cây/năm. Với giá bán dao động từ 600 – 650 đồng/cây, mỗi năm tôi thu nhập trên 90 triệu đồng”.
Nhờ nghề ươm giống mà nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh kiếm lãi cao. Ảnh: C.T
Theo ông Bình, toàn huyện có trên 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây rừng. Mỗi hộ trồng ít nhất từ 3 – 4 sào, nhiều nhất 7ha; số lượng trồng dao động từ 4.000 – 4.500 cây/ha. Nhờ nghề này mà gia đình ông cũng như nhiều hộ khác có thu nhập tương đối ổn định.
Ông Bình cho biết thêm, cây keo mang lại giá trị kinh tế cao nhưng trồng trên 6 năm mới cho thu hoạch. Theo ông, những hộ trồng keo rừng nên tìm những cơ sở sản xuất có uy tín để mua cây giống. Việc chọn cây giống là một trong những khâu quan trọng, quyết định đến sản lượng gỗ thu hoạch.
Theo Danviet
Khánh Hòa: Khoảng 100ha rừng phòng hộ bị cháy, thiệt hại hàng tỷ đồng
Ông Nguyễn Văn Tân, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm sản Khánh Hòa, cho biết đến ngày 27/8, một số điểm cháy rừng trong rừng trồng phòng hộ của đơn vị tại các tiểu khu 146, 148, 154 thuộc địa bàn xã Khánh Thượng, huyện miền núi Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) đã lần lượt được dập tắt sau khi liên tục xảy ra cháy rừng trong những ngày qua.
(Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN)
Để ngăn ngừa các điểm cháy có thể bùng phát trở lại, các lực lượng vẫn tổ chức bám hiện trường và thực hiện các biện pháp cần thiết.
Qua khảo sát sơ bộ, khoảng 100ha rừng, trong đó có nhiều diện tích rừng trồng chủ yếu các loại cây sao, dầu rái ở độ từ 1-5 năm tuổi đã bị cháy, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Các điểm cháy nằm trong khu vực núi hẻo lánh, cách khu dân dân cư gần nhất hơn 10km, địa hình hiểm trở nên khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường cũng như tổ chức các biện pháp chữa cháy bằng cơ giới.
Điểm cháy đầu tiên xảy ra tại tiểu khu 154 từ ngày 20/8. Mặc dù đã huy động hàng trăm người tham gia dập lửa, tạo ranh cản lửa, có thời điểm đã tạm thời khống chế đám cháy nhưng do thời tiết khô hanh, gió tây nam thổi mạnh nên đám cháy tái diễn và lan sang các khu vực khác.
Trong hai ngày 25 và 26/8, nhờ sự tăng cường của hàng trăm cán bộ, chiến sỹ thuộc các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Bộ Chỉ huy quân sự và Kiểm lâm tỉnh, phối hợp với người dân và các lực lượng chức năng địa phương của 5 xã phía tây huyện Khánh Vĩnh, đẩy mạnh các biện pháp chữa cháy, các điểm cháy mới được dập tắt.
Các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đang tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân gây cháy rừng./.
Theo vietnamplus
"Lâm tặc" trả nợ rừng: Phủ kín đồi trọc bằng cam, nhãn, táo đại Anh Đinh Văn Độ (SN 1976) ở bản Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã từng có thời vác dao làm lâm tặc tàn sát rừng. Nay anh lại trở thành người nông dân gương mẫu, tích cực nhất bản Tráng trong việc cải tạo vườn tạp, phủ xanh đồi trồng núi trọc bằng nhiều giống cây ăn quả...