HoSE xây dựng bộ chỉ số VN Diamond, VNFIN Lead và VNFIN Select dành cho cổ phiếu gần hết room và ngành tài chính
HoSE xây dựng 3 bộ chỉ số cho các cổ phiếu gần hết room ngoại và cổ phiếu ngành tài chính.
VN Diamond có 10-20 cổ phiếu thành phần với tiêu chí FOL cao nhất, vốn hóa tối thiểu 5.000 tỷ đồng.VNFIN Select có tối thiểu 10 cổ phiếu thành phần thuộc VNAllshare Financials Index, vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng. VNFIN Lead cũng là chỉ số ngành tài chính nhưng không thua lỗ năm gần nhất.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo Quyết định Ban hành Quy tắc xây dựng và quản lý các Bộ chỉ số Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Leading Financial Index (VNFIN Lead) và Vietnam Select Sector Index (VNFIN Select).
Với VN Diamond, số lượng cổ phiếu thành phần là 10-20 cổ phiếu, giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15% với cổ phiếu đơn lẻ và 40% với nhóm cổ phiếu ngành. Tính ưu tiên được xem xét theo FOL (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài) cao nhất, tiếp đến là giá trị vốn hóa mà nước ngoài có thể mua thấp nhất và giá trị giao dịch bình quân lớn nhất. Chỉ số cơ sở là 1.000 điểm.
Để có tư cách tham gia vào rổ chỉ số VN Diamond, cổ phiếu phải thuộc VN Allshare, vốn hóa thị trường tối thiểu 5.000 tỷ đồng, giá trị giao dịch khớp lệnh tối thiểu 15 tỷ đồng, FOL tối thiểu 95%, giá trị vốn hóa mà nước ngoài còn có thể mua tối đa 500 tỷ đồng… Nếu không đủ 50 cổ phiếu thỏa điều kiện thì sẽ xem xét lựa chọn cổ phiếu theo giá trị vốn hóa giảm dần đến đủ 50 cổ phiếu.
Nguồn: HoSE.
Với VNFIN Select, đây là các cổ phiếu thuộc chỉ số ngành tài chính – VNAllshare Financials Index hiện hành. Rổ chỉ số gồm tối thiểu 10 cổ phiếu thành phần, giới hạn tỷ trọng vốn hóa 15% với cổ phiếu đơn lẻ. Chỉ số cơ sở là 1.000 điểm.
Video đang HOT
Chỉ số lựa chọn các cổ phiếu có giá trị vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng và giá trị giao dịch tối thiểu 1 tỷ đồng. Nếu không đủ 10 cổ phiếu sẽ xem xét lựa chọn theo giá trị giao dịch giảm dần.
Nguồn: HoSE.
Với VNFIN Lead, đây cũng là các cổ phiếu thuộc chỉ số ngành tài chính -VNAllshare Financials Index hiện hành nhưng có lợi nhuận sau thuế không âm theo BCTC kiểm toán năm gần nhất. Chỉ số sẽ có tối thiểu 10 cổ phiếu với giới hạn tỷ trọng 15% đối với cổ phiếu đơn lẻ. Chỉ số cơ sở là 1.000 điểm.
Các cổ phiếu lọt chỉ số phải có giá trị giao dịch tối thiểu 10 tỷ đồng và tỷ suất quay vòng tối thiểu 0,1%. Nếu không đủ 10 cổ phiếu sẽ xem xét theo giá trị giao dịch giảm dần và vốn hóa lớn hơn.
Nguồn: HoSE.
Trước đó, theo nguồn tin của Người đồng hành, Quản lý Quỹ Đầu tư Việt Nam (VFM) đang huy động vốn cho 2 quỹ đầu tư chỉ số (ETF) cho các cổ phiếu gần hết room và cổ phiếu ngành tài chính.
Theo Huy Lê/NDH
NDH
Lên sàn, bao nhiêu ngân hàng gọi được vốn mới?
Các ngân hàng mong chờ lên sàn sẽ tạo thanh khoản tốt hơn cho cổ phiếu và huy động vốn hiệu quả, nhưng xem ra khó đạt được như kỳ vọng.
Đưa cổ phiếu lên sàn được xem là một giải pháp nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn. Bởi với các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ công bố thông tin sẽ giúp nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, các nhà băng niêm yết trong thời gian qua không dễ dàng gọi dòng vốn mới. Hoạt động kinh doanh ngân hàng dù đã tích cực hơn, nhưng vẫn còn những khó khăn nhất định nên nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư, vì vậy không dễ phát hành gọi vốn mới.
Không chỉ nhà băng nhỏ, mà ngay cả ngân hàng đã có tiềm lực vốn lớn như Vietinbank, BIDV, ACB, VPBank, MB, OCB, Techcombank... chủ yếu tăng vốn điều lệ thông qua chia thưởng cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Cá biệt, BIDV vừa chốt phát hành hơn 603,3 triệu cổ phiếu (ứng với 15% vốn điều lệ ngân hàng) cho đối tác nước ngoài là KEB Hana Bank, dự kiến thu về gần 20.300 tỷ đồng.
Theo giới phân tích, việc mở room ngoại sẽ tạo điều kiện để ngân hàng huy động vốn, đặc biệt từ nước ngoài dễ hơn, khi đó cổ phiếu nhóm ngành này sẽ hút dòng tiền và trở thành tâm điểm thực sự. Còn việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chưa hẳn kỳ vọng huy động thêm vốn đã thành công.
Thực tế, nhiều nhà băng đã chọn cách lấp room ngoại trước khi niêm yết trên sàn. Chẳng hạn, trước khi niêm yết đầu năm 2018, HDBank bán trên 21% cổ phần cho không dưới 10 nhà đầu tư ngoại, thu về 300 triệu USD (hơn 6.800 tỷ đồng). Việc nhận sáp nhập PGBank sẽ được hoàn thành tới đây cũng giúp room ngoại đã lấp kín tại HDBank trống ra khoảng 900 tỷ đồng mệnh giá, tương đương khoảng 7%. Điều này sẽ làm tăng tính hấp dẫn cho cổ phiếu HDBank.
Tương tự, Techcombank lấp kín room ngoại bán cổ phần cho Warburg Pincus, thu về 370 triệu USD trước niêm yết trên sàn HOSE trong năm 2018.
OCB, hiện tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại chỉ chiếm 5% trong hạn mức 30% theo quy định, nên còn nhiều cơ hội cho cổ đông ngoại và ngân hàng chốt room ngoại trước khi niêm yết.
Tại Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm, Tổng giám đốc cũng cho hay, Ngân hàng sẽ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trước khi niêm yết cổ phiếu. Năm 2018, Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn từ hơn 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng, song chưa hoàn tất, nên sẽ tiếp tục triển khai trong năm nay, trong đó có hút vốn nước ngoài.
TS. Nguyễn Văn Thuận, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, quá trình thoái vốn ở lĩnh vực ngân hàng tiếp tục được thúc đẩy, nhằm đáp ứng lộ trình thoái vốn ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng như lộ trình của Thông tư 36/2014/TT-NHNN. Cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng tăng trong thời gian tới khi hoạt động tích cực, song chỉ ở nhà băng lớn, nhưng cũng khó tăng nhanh, nhất là ngân hàng nhỏ, nợ xấu tồn đọng.
Đánh giá về triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh khá mạnh thời gian qua nên cơ hội đầu tư đón đầu trong nửa cuối năm.
Đây cũng là mùa kinh doanh cao điểm của ngành ngân hàng và lợi nhuận hai quý cuối năm luôn tăng cao hơn. Tuy nhiên, giá cổ phiếu ngân hàng cũng sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các nhà băng. Đà hồi phục chủ yếu rơi vào những cổ phiếu của ngân hàng có quy mô lớn, lợi nhuận tốt, nợ xấu xử lý nhanh như VCB, ACB, MB...
Nhà đầu tư hiện nay đã có cái nhìn khá sát với thực tế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, chứ không chỉ với thông tin lên sàn sẽ thu hút được nhà đầu tư. Vì thế, các ngân hàng mong chờ lên sàn sẽ tạo thanh khoản tốt hơn cho cổ phiếu và huy động vốn hiệu quả, nhưng xem ra khó đạt được như kỳ vọng.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Gỡ vướng nới room ngoại cho doanh nghiệp Cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ không có quyền biểu quyết (NVDR) được kỳ vọng sẽ giúp giải bài toán room ngoại cho các doanh nghiệp. Một trong những điểm mà Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp 2014 tới đây được nghiên cứu sửa đổi, là các quy định liên quan đến các nội dung quyền biểu quyết...