HoSE: Khối ngoại bán ròng 3.350 tỷ đồng trong tháng 8/2020
Trong tháng 8, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 23,78 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,17% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
Diễn biến các chỉ số chứng khoán của HoSE trong tháng 8/2020 đều ghi nhận sự tăng trưởng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng, chỉ số VN-Index đạt 881,65 điểm, tăng 10,43%; VNAllshare đạt 797,34 điểm, tăng 10,81% và VN30 đạt 823,93 điểm, tăng 11,23% so với cuối tháng 7/2020. Các chỉ số ngành tăng nhiều nhất gồm: ngành năng lượng (VNENE) tăng 24,02%, ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 19,42% và ngành nguyên vật liệu (VNMAT) tăng 14,29%.
Tổng khối lượng giao dịch trong tháng đạt hơn 6,01 tỷ cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 106,47 nghìn tỷ đồng. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt hơn 5,07 nghìn tỷ đồng và khối lượng giao dịch đạt trên 286 triệu cổ phiếu/phiên, tương ứng tỷ lệ tăng lần lượt là 11,85% và 5,56%.
Trong tháng 8, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 23,78 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,17% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị hơn 3,35 nghìn tỷ đồng. Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm: VHM (723,57 tỷ đồng), PLX (244,34 tỷ đồng), PHR (144,29 tỷ đồng), HDB (64,04 tỷ đồng), và STB (52,93 tỷ đồng).
Sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 8,63 triệu CW, với giá trị giao dịch đạt khoảng 12,01 tỷ đồng/phiên, tương ứng tỷ lệ tăng lần lượt là 43% và 44% so với tháng 7.
Tổng số mã chứng khoán giao dịch trên HoSE tính đến hết ngày 31/08/2020, gồm: 381 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 6 chứng chỉ quỹ ETF, 90 chứng quyền có bảo đảm và 43 trái phiếu niêm yết. Tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt hơn 91,15 tỷ cổ phiếu, tổng giá trị vốn hóa niêm yết đạt gần 3,12 triệu tỷ đồng, tăng 11,64% so với tháng trước và đạt khoảng 43,2% GDP năm 2019 (GDP theo giá hiện hành sau khi tính toán lại).
Video đang HOT
Dòng tiền lớn luôn xuất hiện đúng thời điểm để hỗ trợ thị trường
Tính từ đầu năm đến nay khối ngoại đã bán ròng gần 4.000 tỷ đồng, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây chỉ là giai đoạn cơ cấu của khối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, có thể cuối năm nay hoặc đầu năm sau khối này sẽ mua ròng trở lại.
Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trầ n Trương Mạnh Hiếu - Trương nhom phân tich chiên lươc, Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam.
* PV: Ông đánh giá như thế nào về diễn biến thị trường chứng khoán thời gian qua và khả năng phục hồi của thị trường trong những tháng cuối năm?
Thị trường chứng khoán vẫn có thể giữ được xu hướng tăng từ tháng 3 và có thể đạt đến vùng 900 - 1.000 điểm ở thời điểm cuối năm.
Ông Tr ần Trương Mạnh Hiếu
- Ông Trầ n Trương Mạnh Hiếu: Thị trường chứng khoán trong thời gian qua đang biến động khá mạnh khi chịu tác động từ đại dịch Covid-19. Mức độ dao động của thị trường gia tăng kèm rủi ro điều chỉnh lớn với những sự kiện không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên, tôi cho rằng thị trường chứng khoán vẫn có thể giữ được xu hướng tăng từ tháng 3 và có thể đạt đến vùng 900 - 1.000 điểm ở thời điểm cuối năm.
Đầu tiên, giai đoạn xấu nhất có thể đã qua và những tín hiệu tích cực đang xuất hiện trở lại. Dòng tiền lớn luôn xuất hiện đúng thời điểm để giúp thị trường tạo đáy sau những phiên giảm mạnh trong tháng 3/2020 và tháng 7/2020.
Thứ hai, thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh tương đối so với vùng đỉnh 1.200 điểm năm 2018. Việc liên tục có những đợt điều chỉnh nhanh và mạnh làm mức định giá của các cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư lớn. Qua đó, kích hoạt dòng tiền từ nhóm này giải ngân cho những vị thế nắm giữ trung và dài hạn.
* PV: Thời điểm hiện tại hầu hết các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quý II với nhiều kết quả không quá tiêu cực. Điều này có tạo ra động lực giúp thị trường tăng điểm không, thưa ông?
- Ông Tr ần Trương Mạnh Hiếu: Chúng tôi theo dõi các doanh nghiệp trên sàn theo 2 nhóm lớn là nhóm tài chính và phi tài chính. Báo cáo tài chính quý II của 2 nhóm này có sự khác biệt rất lớn. Nếu các doanh nghiệp phi tài chính chứng kiến sự suy giảm mạnh trong lợi nhuận quý II thì nhóm tài chính lại cho thấy kết quả rất tích cực khi tăng trưởng mạnh 33%.
Với việc chiếm tỷ trọng lớn về vốn hóa thị trường thì sự tích cực trong kết quả kinh doanh của nhóm tài chính sẽ tạo ra hiệu ứng tốt lên giá cổ phiếu của nhóm này, giúp thị trường duy trì giai đoạn tăng trưởng trong 2 tháng qua. Do đó, hiệu ứng từ sự tích cực của báo cáo tài chính quý II là không thể phủ nhận.
* PV: Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã phần nào tác động lên thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư. Theo ông nhóm ngành nào có khả năng dẫn dắt thị trường trong thời gian tới?
- Ông Tr ần Trương Mạnh Hiếu: Sự bùng phát trở lại của Covid-19 vào cuối tháng 7 đã tác động không nhỏ đến thị trường, với 2 phiên bán tháo, giảm hơn 8%, nhưng dòng tiền bắt đáy sau đó đã giúp thị trường phục hồi và thu hẹp mức giảm một cách đáng kể. Vì thế, tôi nhận thấy một số nhóm cổ phiếu có thể trở thành nhóm dẫn dắt trong thời gian tới như nhóm ngân hàng. Trái ngược với sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của các ngành phi sản xuất thì cổ phiếu ngân hàng lại cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận trong quý II/2020 nhờ tiết giảm chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động. Với mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp như hiện tại, nhóm này tiếp tục được kỳ vọng là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường đi lên.
Bên cạnh đó, ngành năng lượng cũng có thể trở thành điểm sáng trong nửa cuối năm. Với sự phục hồi của giá dầu (giá dầu đang đạt đỉnh 5 tháng) sẽ thúc đẩy kết quả kinh doanh của nhóm được cải thiện trong tương lai và tạo nên hiệu ứng tốt với nhà đầu tư.
* PV: Vậy ô ng đánh giá như thế nào về khả năng nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng vào những tháng cuối năm?
- Ông Tr ần Trương Mạnh Hiếu: Tính từ đầu năm đến nay khối ngoại đã bán ròng gần 4.000 tỷ đồng, với một số nhà đầu tư thì đây có thể là tín hiệu xấu cho thấy dòng vốn ngoại đang có dấu hiệu rời đi. Tuy nhiên, cá nhân tôi đánh giá tín hiệu này không quá tiêu cực.
Nếu nhìn về mặt số liệu thì khối ngoại hiện chỉ bán ròng trong 2 năm là 2016 và 2020 (nếu khối này không đảo ngược xu hướng) còn lại khối này luôn duy trì việc mua ròng. Năm 2016 khối này bán mạnh hơn 6 ngàn tỷ đồng nhưng sau đó họ mua ròng mạnh trở lại với giá trị cao kỷ lục 29 ngàn tỷ đồng (2017), và 44 ngàn tỷ đồng (2018). Do đó, giai đoạn bán ròng năm 2016 có thể xem như giai đoạn cơ cấu lại danh mục để bắt đầu một chu kỳ giải ngân tiếp theo.
Ở thời điểm hiện tại, tôi đánh giá xu hướng cũng giống như năm 2016, khối ngoại đang bán ròng mạnh, nhưng đây chỉ là giai đoạn cơ cấu của khối để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Có thể cuối năm nay hoặc đầu năm sau khối này sẽ mua ròng trở lại vì một số lý do sau:
Thứ nhất, sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài là khá lớn, khối này chỉ bán ròng trong 2 năm, những năm còn lại đều mua ròng và giá trị mua ròng có xu hướng gia tăng theo thời gian.
Thứ hai, so với năm 2018, thị trường đã điều chỉnh khá nhiều, các cổ phiếu cơ bản đã về mức giá hấp dẫn hơn giúp khối này có nhiều lựa chọn hơn.
Thứ ba, giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài làm cơ hội tiếp cận thị trường của nhà đầu tư ngoại bị giới hạn. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của các quỹ ETF nội, đầu tư theo chỉ số trong thời gian gần đây (từ đầu năm đến nay đã có 5 quỹ ETF nội được ra đời), phần nào giới hạn này được nới ra, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài mới gia nhập thị trường do không có giới hạn tỷ lệ sở hữu của khối ngoại với các quỹ ETF.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Vốn hóa sàn HOSE giảm gần 4,5% trong tháng 6 Dù thanh khoản của thị trường tăng mạnh trong tháng 6, nhưng vốn hóa của sàn HOSE giảm 4,49% xuống còn hơn 2,87 triệu tỷ đồng, đạt khoảng 39,81% GDP năm 2019. Theo thống kê của HOSE, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6, các chỉ số CK chính đều ghi nhận giảm điểm: VN Index đóng cửa ở mức...