HoREA kiến nghị Thủ tướng hỗ trợ doanh nghiệp địa ốc trong dịch corona
Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch nCoV, về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế…
Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM báo cáo tổng hợp các đề xuất của hiệp hội nhằm tháo gỡ các vướng mắc, hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi và phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân.
Trước diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, HoREA đã đề nghị xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch. Theo đó, HoREA cho rằng dịch cúm Corona nCoV đang tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nước ta, làm tăng thêm khó khăn cho thị trường bất động sản, trước hết là bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Hiệp hội đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của dịch nCoV, về việc cho phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế… để giúp cho một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật nhưng đang gặp khó khăn.
Video đang HOT
Được biết, trước đó nhiều chuyên gia cũng nhận định thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi dịch bệnh này. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương với kinh nghiệm tư vấn tại thị trường Bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam và Khu vực trong nhiều năm qua cho rằng đại dịch corona sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam. Hiện nay, các khách sạn đã và đang nhận được một lượng lớn yêu cầu hủy phòng trong vài tuần qua không chỉ từ các nhóm khách đoàn, khách công tác mà cả các đối tượng khách lẻ.
Cùng quan điểm với Mauro, các chuyên gia cũng cho rằng trong ngắn hạn bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhu cầu du lịch giảm mạnh. Bất động sản du lịch và condotel đặc biệt tại các tỉnh như Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận – Ninh Thuận, Hạ Long, Phú Quốc… sẽ bị ảnh hưởng.
Còn theo ông Vũ Cương Quyết – Tổng giám đốc Sàn BĐS Đất Xanh Miền Bắc cũng nhận định thị trường BĐS 2020 được đánh giá là một năm khó khăn thì nay càng khó khăn hơn khi bị tác động bởi dịch bệnh. Theo ông Quyết, về ngắn hạn nếu như dịch bệnh được kiểm soát tốt về cơ bản nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nếu như tình hình kéo dài thêm rất có thể tâm lý nhà đầu tư bất ổn và sẽ sẽ chuyển hướng.
“Trên thị trường, dòng tiền đầu tư vẫn phải chảy. Chính vì vậy, nếu bị ngưng ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng thì sẽ chảy về những phân khúc bất động sản khác đặc biệt là những sản phẩm phục vụ nhu cầu thực như nhà ở, đất nền, và đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp khi làn sóng dịch chuyển công xưởng từ Trung Quốc về Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ”.
Thanh Ngà
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán Âu-Mỹ diễn biến trái chiều trước dịch bệnh do nCoV
Các chỉ số quan trọng của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm mạnh trong ngày 10/2, bất chấp những quan ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV).
Vào lúc đóng cửa thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ), chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,6% lên 29.276,82 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,7% lên 3.352,09 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,4% lên 9.628,39 điểm.
Chứng khoán Âu-Mỹ diễn biến trái chiều. Ảnh minh họa: TTXVN
Trong khi đó, tại khu vực châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán London (Vương quốc Anh) chốt phiên giảm 0,3% xuống còn 7.446,88 điểm, còn chỉ số DAX 30 của thị trường Frankfurt (Đức) giảm 0,2% xuống 13.494,03 điểm khi đóng cửa. Cùng chung xu thế giảm điểm, chỉ số CAC 40 của thị trường Paris (Pháp) chốt phiên giảm 0,2% xuống 6.015.67 điểm. Chỉ số Euro Stoxx 50 hạ 0,1% xuống 3.793,18 điểm.
Nhà phân tích thị trường cao cấp Edward Moya của Oanda cho rằng một số doanh nghiệp chế tạo lớn hơn của Trung Quốc dự kiến sẽ hoạt động trở lại trong tuần này. Trong khi đó, trưởng chiến lược gia thị trường JJ Kinahan của TD Ameritrade cho rằng các nhà đầu tư ít nhất cũng nhận thấy sự nỗ lực và hiệu quả ban đầu của Chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh trên.
Ngày 10/2, cổng thông tin điện tử yicai.com dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết một loại vắcxin chống nCoV đã bắt đầu được thử nghiệm trên động vật. Theo giới chức CDC, rằng việc thử nghiệm trên động vật vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển vắcxin và vẫn còn nhiều công đoạn phải nghiên cứu và thử nghiệm trước khi có thể sẵn sàng sử dụng cho con người.
Các nhà đầu tư trên thế giới hiện đang dõi theo sát sao diễn biến của dịch bệnh nCoV tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những tác động của dịch bệnh này đối với kinh tế Trung Quốc đã được thể hiện qua số liệu về lạm phát mà nước này công bố trong ngày 10/2 với mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong 8 năm qua, trong đó giá thực phẩm tăng hơn 20%.
Ngoài ra, dịch bệnh nCoV cũng đã ảnh hưởng tiêu cực tới các chuỗi cung cấp của các công ty lớn trên thế giới như nhà cung cấp thiết bị cho doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh, máy tính và thiết bị di động Apple (Mỹ) là Foxconn và hãng sản xuất ô tô Toyota (Nhật Bản) khi các cơ sở sản xuất chủ chốt ở Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa để ngăn dịch bệnh lan rộng.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi thông tin về doanh số bán lẻ và giá tiêu dùng mà Mỹ sẽ công bố trong thời gian tới cũng như phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, dự kiến diễn ra trong hai ngày 11-12/2.
Trước đó, tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/2, chỉ số VN - Index giảm 10,02 điểm, xuống 930,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 153,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 2.752,469 tỷ đồng. Toàn sàn có 122 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 220 mã giảm giá. HNX - Index giảm 0,94 điểm, xuống 103,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 479,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 52 mã tăng giá, 71 mã đứng giá và 18 mã giảm giá./.
Anh Quân (Theo AFP)
Công khai, minh bạch các thông tin về giá trong giai đoạn dịch bệnh Công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2020 sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ngay đầu năm tình hình dịch bệnh do virus corona đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế. PGS,.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính Ông đánh giá như thế nào về tác động của dịch bệnh...