HoREA kiến nghị chưa cần thiết giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% từ năm 2019
Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) vừa gửi văn bản kiến nghị đến Thủ tướng chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019.
Cụ thể, theo HoREA chưa nên áp dụng quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn.
“Căn cứ diễn biến thực tế của thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm 2018, và dự báo tình hình thị trường năm 2019, Hiệp hội nhận thấy quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ còn được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; kể từ ngày 01/01/2019, là chưa cần thiết và chưa phù hợp với thực tiễn và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản”, văn bản của HoREA khẳng định.
HoREA đưa ra 4 lý do vì sao chưa nên áp dụng quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn.
Thứ nhất, hiện nay doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Ở các nước phát triển thì các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản; Nguồn vốn tín dụng chủ yếu phục vụ người mua nhà, trong lúc phần lớn người tiêu dùng ở các nước này lựa chọn phương thức thuê nhà.
Ở nước ta, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng, và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng, mà phần lớn khách hàng cũng vay ngân hàng để mua nhà. Nhưng do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nên các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.
Cũng theo HoREA, theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Trong 08 tháng đầu năm 2018, dư nợ bất động sản cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản. Nếu thống kê cả phần tín dụng tiêu dùng có liên quan bất động sản thì tỷ trọng tín dụng bất động sản lên đến khoảng 14,43%.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, dư nợ bất động sản là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay bất động sản trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ. Điều này có tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và cả doanh nghiệp bất động sản.
Riêng việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan, vì cho đến nay, bên cạnh vài quỹ đầu tư tài chính nước ngoài như Vinacapital, Dragoncapital, HomeCredit…, cả nước mới chỉ có 01 Quỹ đầu tư bất động sản là TCREITthuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ chỉ có 50 tỷ đồng, nên chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản; Thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường bất động sản do mới chỉ có rất ít doanh nghiệp bất động sản niêm yết;
Thứ hai, thị trường bất động sản bị sụt giảm mạnh trong 09 tháng đầu năm 2018 cả về nguồn cung dự án, sản phẩm và cả về giao dịch trên tất cả các phân khúc thị trường. Bên cạnh đó, đã xuất hiện những cơn sốt ảo cục bộ giá đất nền, đất nông nghiệp, đất phân lô trái phép tại một số khu vực trong cả nước đã hút một nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn xã hội không nhỏ, đã tác động tiêu cực đến thị trường. Đến nay, tình hình sốt ảo giá đất đã được kiểm soát nhưng vẫn còn phải tiếp tục khắc phục những hệ quả tiêu cực.
Video đang HOT
Thứ ba, tăng trưởng tín dụng 08 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 9% chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm 2018; Tăng trưởng tín dụng bất động sản rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 03 năm gần đây;
Thứ tư, ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 02/08/2018 chủ trương: “Không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản “, nên trên thực tế, các ngân hàng khó còn “room” tín dụng để cho vay bất động sản.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/9
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/9 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu VJC
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Thị trường hàng không nội địa tăng trưởng chậm hơn so với các năm trước; nhưng toàn thị trường vẫn có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới cho đến năm 2035 với sự hỗ trợ chính từ du lịch và chiến lược tiến ra quốc tế của các hãng hàng không.
Nhanh chóng mở rộng để chiếm lĩnh thị phần quốc tế, Công ty cổ phần Hàng không VietJet (mã VJC) tập trung vào các tuyến đường ngắn, nối tuyến, liên danh và các chuyến bay thuê để tiếp cận các thị trường Bắc Á.
Giá vé sẽ vẫn ở mức thấp, nhưng lợi nhuận từ dịch vụ hàng không sẽ được tăng thêm nhờ tăng doanh thu dịch vụ phụ trợ và cho thuê chuyến bay khi mở rộng ra quốc tế. Nhìn chung, điều này có thể làm giảm đáng kể tác động của việc giá nhiên liệu tăng lên VJC.
Chiến lược bán và thuê lại sẽ tiếp tục được sử dụng để mở rộng đội tàu của VJC trong thời gian tới, do đó mang lại thu nhập đáng kể (4.702 tỷ đồng và 845 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận gộp trong 6 tháng năm 2018) và bổ sung lượng vốn ngắn hạn.
Kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2018 của VJC với số lượng hành khách đạt 11,1% (tăng 33% so với cùng kỳ năm trước); doanh thu thuần đạt 21.222 tỷ đồng (tăng trưởng 29%), trong đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt 16.520 tỷ đồng (tăng 53%). Lợi nhuận sau thuế đạt 1.999 tỷ đồng (tăng 11%).
Chúng tôi giữ quan điểm về tác động tiêu cực của xu hướng tăng giá nhiên liệu đến kết quả kinh doanh của VJC, nhưng tác động này sẽ bị giảm thiểu nhờ doanh thu phụ trợ và cho thuê chuyến bay trong việc mở rộng sang thị trường quốc tế của VJC.
Chúng tôi đánh giá lại cổ phiếu VJC ở mức 176.800 đồng vào cuối năm 2019. Tổng mức sinh lời kỳ vọng đạt 20% (gồm cổ tức bằng tiền mặt 2.000 đồng/cp) với mức giá hiện tại là 149.600 đồng (20/09/2018). Do đó, chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu VJC trong 1 năm.
Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu CTD
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (mã CTD) dự kiến sẽ sát nhập 5 công ty trong đó có 2 công ty về xây dựng với quy mô vừa và nhỏ, 1 công ty sản xuất nhôm kính, 1 công ty thiết kế nội thất và 1 công ty kinh doanh vật tư.
CTD dự kiến sẽ sát nhập với Ricons vào cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019. Nếu như việc sát nhập được hoàn thành, nguồn lực tập trung và doanh thu của CTD có thể đạt 3 tỷ USD vào năm 2020.
Trong nửa đầu năm 2018, CTD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 12.613 tỷ (tăng 20% so với cùng kỳ năm trước) và 718 tỷ (tăng 1%). Như vậy, CTD đã hoàn thành được 45% kế hoạch doanh thu và 48% kế hoạch lợi nhuận đã đặt ra tại AGM 2018.
Năm 2018, kế hoạch chững lại với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đặt ra lần lượt là 28.000 tỷ (tăng 3,1% so với năm trước) và 1.500 tỷ (giảm 9,2%).
Chúng tôi định giá CTD ở mức 192.000 đồng/cp tại cuối 2019. Tổng mức lợi nhuận kỳ vọng đạt 17% (bao gồm suất sinh lợi cổ tức 3%) so với giá thị trường là 169.800 đồng/cổ phiếu. Khuyến nghị tăng tỷ trọng.
Khuyến nghị khả quan cổ phiếu HT1
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã công bố ngày giao dịch không hưởng quyền cho cổ tức tiền mặt 1.500 đồng của năm 2017 là ngày 10/10/2018, tương ứng với lợi suất cổ tức 11% dựa theo giá đóng cửa hôm nay. Ngày thanh toán sẽ là ngày 25/10/2018. Việc thanh toán cổ tức này phù hợp với kế hoạch đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên 2018 của HT1.
Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan cho HT1 với tổng mức sinh lời 19% dựa theo giá đóng cửa hôm nay, chưa tính lợi suất cổ tức tiền mặt được đề cập ở trên.
Cổ phiếu HBC có thể tiến tới kiểm tra ngưỡng kháng cự 29.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu HBC của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (mã HBC) đang trong giai đoạn hồi phục từ vùng giá đáy 21.5. Hiện tại, thanh khoản đang ở mức cao sau một giai đoạn tích lũy từ phiên 17/09.
Chỉ số RSI ở quá mua, có thể sẽ điều chỉnh nhẹ trong những phiên tới. Xu hướng các đường MACD cho thấy cổ phiếu đang trong giai đoạn hồi phục. Các đường MA cũng xác nhận xu hướng hồi phục ngắn hạn với độ dốc đường MA 20 không cao.
Như vậy, cổ phiếu HBC có thể sẽ tiếp tục tăng giá và tích lũy quanh ngưỡng 26.5 để tiến tới kiểm tra ngưỡng kháng cự lớn 29.000 đồng/CP.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Đề xuất về chế độ tài chính đối với AMC Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC). Ảnh minh họa Về sử dụng vốn, tài sản, dự thảo nêu rõ: AMC có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện...