HoREA đề xuất tách hầm gửi xe khỏi chung cư để phòng cháy giống như Singapore, chuyên gia nói phi thực tế
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa kiến nghị khu vực để xe của dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy.
HoREA nhận thấy vụ cháy tại Chung cư Carina Plaza ngày 23/3/2018 bắt nguồn từ sự cố cháy xe gắn máy Attila trong hầm để xe của chung cư. Nếu phát hiện kịp thời và xử lý dập lửa ngay trong 9 phút đầu tiên thì đã không gây hậu quả nghiêm trọng như vừa qua.
Do đó, Hiệp hội này đã kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành “Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng” (mới) và sửa đổi, bổ sung “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình (QCVN 06:2010/BXD)” đối với khu vực để xe của nhà chung cư theo hướng nghiêm ngặt hơn.
Theo đó, kiến nghị đối với dự án nhà chung cư cao tầng xây dựng tại các khu đô thị mới, cần quy định khu vực để xe phải tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy, với hệ số sử dụng đất phù hợp.
Được miễn tiền sử dụng đất diện tích khu vực để xe để nhà đầu tư có thể thực hiện, thu hồi vốn, không làm tăng giá thành để không ảnh hưởng đến người mua nhà. Tầng hầm chung cư chỉ nên sử dụng để bố trí hệ thống kỹ thuật, hoặc làm các dịch vụ ít có nguy cơ xảy ra cháy nhằm phục vụ cư dân chung cư.
Đề xuất của HoREA tham khảo kinh nghiệm quy hoạch đô thị, nhà cao tầng của Singapore với 2 phương thức bố trí khu vực để xe là: Khu vực để xe của dự án nhà chung cư cao tầng tách biệt với khu ở để giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy và nếu có xảy ra cháy thì dễ chữa cháy, giảm thiểu thiệt hại; đối với dự án nhà chung cư, nhà liền kề không xây dựng tầng hầm thì dành 100% diện tích tầng trệt (tầng 1) của dự án làm khu vực để xe.
Khó khả thi ở trung tâm thành phố
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều nhà đầu tư, khó có thể tách rời hầm xe với khu chung cư được vì ở thành phố quỹ đất rất hạn chế. Nếu phải có thêm khu đất riêng để làm hầm đỗ xe thì chủ đầu tư sẽ rất khó khăn.
Chưa kể tâm lý người dân muốn đi làm về cho xe vào hầm cất xe rồi lên thẳng nhà. Các quy định hiện nay của Bộ Xây dựng đều yêu cầu chung cư phải có hầm gửi xe đảm bảo đáp ứng nhu cầu của cư dân. Tuy nhiên, thực tế không phải chủ đầu tư nào cũng thực hiện đúng quy định. Nhiều nơi xây hầm quá nhỏ, chỉ có 1 hầm, thiếu diện tích nên không đủ chỗ để xe, gây quá tải, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Đực – Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng kiến nghị tách bãi giữ xe ra khỏi tầng hầm chung cư hoặc ra khu ở là phi thực tế, gây tâm lý hoảng loạn cho cư dân.
Tầng hầm chung cư đã phát triển cả trăm năm ở các nước tiên tiến và đang là xu hướng phát triển đô thị trên thế giới. Thậm chí họ còn xây tầng hầm cho nhiều mục đích khác. Những tòa nhà chọc trời hiện nay ở Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc… có hàng triệu người sinh sống, làm việc ở khu vực tầng hầm.
“Đừng phòng cháy trong tâm lý hoảng loạn như vậy. Vấn đề cốt lõi gây cháy tại các chung cư ở nước ta là trong quá trình vận hành có vấn đề, phải tìm biện pháp khắc phục”, ông Đực nói.
Một lãnh đạo của Sở Xây dựng cũng cho rằng, đề xuất trên của Horea khó khả thi. Bởi quỹ đất phát triển đô thị ở TP.HCM ngày càng hạn hẹp và đây là xu hướng phát triển đô thị của các nước trên thế giới. Hiện ở Việt Nam, Nhà nước cũng khuyến khích các chủ đầu tư khai thác tầng hầm để tăng diện tích, hiệu quả sử dụng đất. Vấn đề quan trong là phải trang bị hệ thống PCCC đầy đủ và vận hành tốt.
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Nguồn vốn nào cho doanh nghiệp khi bị siết tín dụng bất động sản?
Lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp địa ốc tỏ ra khá lạc quan khi cho rằng 2018 sẽ là năm sôi động của thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở bình dân.
Khi trao đổi với báo DĐDN về tình hình thị trường bất động sản năm 2018, ông Lê Ngọc Quỳnh, GĐ Công ty CP Đầu tư hợp tác Thịnh Vượng cho rằng, đây sẽ là năm thị trường có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, thị trường sẽ tăng trưởng tốt và kế thừa những thuận lợi từ 2016 - 2017, đặc biệt là sẽ chuyên sâu vào các phân khúc nhà ở bình dân. Đây chính là phân khúc chiếm phần lớn nhu cầu của thị trường và là nhu cầu ở thật. Ngoài ra, bất động sản liền kề cũng là dòng sản phẩm rất hứa hẹn khi tạo được sức hút với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Đâu sẽ là phân khúc chủ đạo của thị trường?
Theo dự đoán của ông Nguyễn Văn Đực, PGĐ Công ty địa ốc Đất Lành thì phân khúc căn hộ giá từ 1 - 1,5 tỷ đồng/căn "lên ngôi" trong năm nay. Trong khi đó, phân khúc giá 5 - 7 tỷ đồng/căn sẽ chững lại do dư thừa nguồn cung khá nhiều. Bên cạnh đó, các công trình có chất lượng chưa tương xứng với giá tiền và động thái thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng khiến khách hàng hạn chế đầu tư cho bất động sản cao cấp.
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cũng đánh giá thị trường bất động sản năm 2018 vẫn tăng trưởng tích cực và ổn định. Phân khúc chủ đạo trong năm nay sẽ là loại căn hộ vừa túi tiền, có từ 1-2 phòng ngủ, giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Đây cũng sẽ là phân khúc có tính thanh khoản cao nhất của thị trường bất động sản. Phân khúc nhà ở xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Riêng phân khúc căn hộ cao cấp, để phù hợp với sức mua thị trường cần có sự tái cấu trúc rõ nét.
HoREA cũng nhận xét, "bong bóng" bất động sản gần như sẽ không xuất hiện trong năm 2018 bởi các cơ quan nhà nước đã có sự can thiệp, điều chỉnh ngày càng kịp thời. Về phía các doanh nghiệp, họ cũng nỗ lực tái cơ cấu đầu tư, định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các khách hàng gồm cả nhà đầu tư thứ cấp và người tiêu dùng ngày càng tỉnh táo và am hiểu thị trường hơn.
FDI, kiều hối "đổ bộ", doanh nghiệp sẽ giảm lãi hay tăng giá?
Dự kiến vốn FDI và kiều hối trong năm 2018 vẫn tiếp tục đổ mạnh vào thị trường bất động sản Việt Nam, trong đó tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21 - 22%, tức chỉ xếp thứ hai sau lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, lượng kiều hối đổ về Việt Nam luôn ở mức ổn định từ 11 - 12 tỷ USD, nghĩa là mỗi năm có khoảng 2,5 tỷ USD từ dòng tiền này đổ vào bất động sản.
Việc ngân hàng siết tín dụng bất động sản buộc các doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu và đảm bảo
chất lượng sản phẩm để được vay vốn hoặc phải chuyến hướng dòng vốn. Ảnh minh họa
Việc Nhà nước ban hành những chính sách cởi mở hơn với người nước ngoài trong việc sở hữu bất động sản tại Việt Nam cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản trong năm 2018.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, khi đầu tư vào Việt Nam, bất động sản chính là rào cản cuối cùng khiến doanh nghiệp nước ngoài chưa mặn mà, nên thời điểm này, khi chính sách cởi mở hơn, việc họ nhảy vào Việt Nam là đương nhiên. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về tài chính, buộc phải bán mình hoặc bán một phần dự án cho nhà đầu tư nước ngoài.
"Đối với những doanh nghiệp thuần Việt sẽ gặp nhiều khó khăn khi ít vốn, uy tín không có mà lại phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sừng sỏ", ông Đực nhận xét và cho biết thêm, xu thế thâu tóm của doanh nghiệp nước ngoài sẽ diễn ra nhiều hơn trong tương lai.
HoREA thì đánh giá, cũng như trước đây, dòng vốn FDI và nguồn kiều hối sẽ tiếp tục là nguồn lực quan trọng đầu tư vào nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nhờ sự sôi động của các hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A), việc thực hiện các dự án sẽ được đẩy mạnh hơn, góp phần sàng lọc thị trường bất động sản.
Tương tự, ông Lê Ngọc Quỳnh cũng công nhận rằng, thị trường bất động sản 2018 sẽ có nhiều tín hiệu tích cực nhờ FDI và kiều hối. Người nước ngoài sẽ dễ dàng hơn trong việc mua nhà ở Việt Nam nhưng họ chủ yếu hướng tới sản phẩm ở phân khúc cao cấp, vị trí trung tâm, nơi tập trung ở các đô thị lớn với chất lượng cao cấp. Tuy nhiên, ông Quỳnh đánh giá: "Tôi vẫn thiên về dòng bình dân, trung bình, lượng đó là lượng cho người Việt sử dụng lớn mà chưa thể đáp ứng được".
Thị trường năm 2018 cũng hứa hẹn sôi động hơn khi có sự tham gia của các nhà đầu tư FDI, đồng thời sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ được thúc đẩy. Điều này còn giúp các doanh nghiệp bất động sản giảm bớt áp lực lệ thuộc vào ngân hàng.
"Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh ở cả lĩnh vực phân phối và phát triển bất động sản và yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực của mình", ông Quỳnh nói.
Ở một khía cạnh khác, ông Quỳnh cũng nhận xét rằng, khi tính cạnh tranh tăng lên nhờ dòng vốn FDI thì các doanh nghiệp sẽ phải giảm lãi. Trong khi đó, các nhà đầu tư xây dựng cũng phải tìm kiếm, áp dụng công nghệ mới để giảm giá thành, công nhân cũng phải chuyên nghiệp hơn. Do đó, ông Quỳnh dự đoán rằng, mặc dù trong năm 2018 giá bất động sản sẽ tăng nhưng không đáng kể, chỉ khoảng 3-4%. Vì nếu giá tăng nhanh quá thì sẽ không bền vững.
Nguồn vốn nào cho các doanh nghiệp địa ốc?
Cũng như nhiều chủ doanh nghiệp khác, ông Quỳnh tỏ ra khá lạc quan về thị trường bất động sản năm nay, nhất là ở mặt bán hàng hay đầu tư. Tuy nhiên, dòng vốn vẫn là vấn đề khiến doanh nhân này khá lo ngại trước động thái "siết" tín dụng từ 60% xuống còn 45% năm 2018 và 40% năm 2019 của ngân hàng.
Theo ông Quỳnh, so với năm 2016 thì tín dụng lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm 2017 chỉ tăng 8,56%, chiếm khoảng 6,53% dư nợ nền kinh tế (năm 2016 tăng tới 12,86% và chiếm tỷ trọng 7,71% dư nợ nền kinh tế) nên vẫn ở ngưỡng an toàn, chưa đáng lo ngại.
Ngoài ra, hạn mức cho vay của ngân hàng dành cho bất động sản vẫn được kiểm soát chặt, cân đối và thẩm định hồ sơ cho vay bất động sản khá an toàn. Chẳng hạn như một căn hộ giá 3-4 tỷ đồng chỉ được vay tối đa 70%, trong khi giá bất động sản hiện nay không phải là giá ảo. Mức cho vay này khá an toàn vì tăng GDP là 6,81% còn tăng bất động sản chỉ ở mức 4,5%.
Ông Đực bày tỏ, cũng vì lý do trên mà các doanh nghiệp hiện nay rất khó tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng nếu chưa đủ thủ tục pháp lý. Các nhà băng cũng đang tiến hành rà soát lại những gói vay của cá nhân, doanh nghiệp trên giấy tờ là vay tiêu dùng nhưng thực chất là đổ vào bất động sản. Động thái này nhằm hạn chế việc đầu tư bất động sản quá nhiều, có thể gây ra bong bóng bất động sản như các đây 10 năm. Do đó, để có tiền đầu tư, các doanh nghiệp cần tiếp cận vốn từ người dân, từ M&A, phát hành cổ phiếu, trái phiếu...
Trong bối cảnh thị trường khó khăn hơn về dòng vốn, HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp bất động sản cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, có sẵn quỹ đất, chú trọng chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích khách hàng...Đây sẽ là những điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay.
Theo Enternew.vn
Bất động sản 2018: Căn hộ tầm trung áp đảo, đất nền tăng trưởng nóng 2018 được nhận định là một năm sôi động của thị trường bất động sản Việt Nam. Theo các chuyên gia, trong năm nay, căn hộ vừa túi tiền sẽ chiếm lĩnh thị trường chung cư, phân khúc đất nền tiếp tục tăng trưởng nóng. Nguồn cung căn hộ tầm trung dồi dào Nếu năm 2016, căn hộ cao cấp áp đảo thị...